Ảnh hưởng của cấu tử thứ hai đến hoạt tính xúc tác cho quá trình HDC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xúc tác lưỡng kim loại trên cơ sở pd cho quá trình hydrodeclo hóa tetracloetylen (Trang 80 - 81)

Kết quả thử hoạt tính xúc tác một cấu tử P-100 và hai cấu tử Pd-Me/C* (PA-50, PC- 50, PF-50 và PN-50) cho phản ứng HDC TTCE được trình bày trên hình 3.17.

Hình 3.17. Độ chuyển hĩa TTCE trên xúc tác một và hai cấu tử

Quan sát hình 3.17 cĩ thể thấy, trong 50 phút đầu thử nghiệm, độ chuyển hĩa TTCE trên các mẫu xúc tác giảm dần theo thứ tự PC-50> P100> PA-50> PF-50> PN-50. Từ phút thứ 51 trở đi, hoạt tính giảm và dần ổn định đến hết thời gian thử 180 phút theo thứ tự PC- 50≈ PA-50 (75%)> P100 (53%)> PF-50 (27%)> PN-50 (16%).

Kết quả thử hoạt tính đã chỉ ra rằng, hiệu quả phản ứng HDC TTCE thay đổi tùy thuộc vào bản chất của cấu tử thứ hai (Ag, Cu, Fe và Ni). Những kim loại (như Cu và Ag) khi bổ sung vào hợp phần xúc tác Pd/C* làm tăng độ phân tán Pd, giảm kích thước hạt oxyt kim loại, hạ nhiệt độ khử oxyt kim loại nên làm tăng và duy trì ổn định hoạt tính xúc tác trong quá trình HDC TTCE.

Tĩm lại, nghiên cứu bổ sung bốn kim loại Ag, Cu, Fe và Ni vào hợp phần xúc tác Pd/C* cho thấy: Ag và Cu làm tăng độ phân tán Pd/C* (22,3% với PA-50 và 23,9% với PC-50), hạt oxyt kim loại phân bố đều với kích thước nhỏ (50 ÷ 70nm với PA-50 và 10 ÷ 45nm với PC-50), giảm nhiệt độ khử các oxyt kim loại về 267°C (từ 305°C với PdO và 404°C với Ag2O, 352°C với CuO), hoạt tính xúc tác cao (duy trì ở 75% sau 3 giờ phản ứng). Cịn với Ni và Fe làm giảm độ phân tán Pd/C* (4,5% với PN-50 và 5,4% với PF- 50), hạt oxyt kim loại phân bố khơng đều với kích thước lớn (100 ÷ 150nm với PN-50 và tạo màng oxyt kim loại với PF-50), tăng nhiệt độ khử các oxyt kim loại, giảm hoạt tính xúc tác (xuống 17% với PF-50 và 25% với PN-50 sau 3 giờ phản ứng). Giữa Cu và Ag, Cu là kim loại thể hiện vai trị xúc tiến tốt hơn, và giá thành rẻ hơn, nên Cu sẽ được lựa chọn làm cấu tử thứ hai bổ sung vào hợp phần xúc tác kim loại quý Pd trong các nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xúc tác lưỡng kim loại trên cơ sở pd cho quá trình hydrodeclo hóa tetracloetylen (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)