Hướng nghiên cứu của luận án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xúc tác lưỡng kim loại trên cơ sở pd cho quá trình hydrodeclo hóa tetracloetylen (Trang 41 - 43)

Từ tổng quan lý thuyết cho thấy, vấn đề ơ nhiễm COC trong mơi trường khơng khí lớn hơn mơi trường đất và nước gây tác hại rất lớn tới mơi trường và con người [12, 138]. Trên thế giới đã cơng bố nhiều cơng trình nghiên cứu xử lý COC trong pha lỏng tỏ ra rất hiệu quả như: Xử lý clobenzen, tricloetylen, dicloetan, ... và đã được ứng dụng trong thực tế. Riêng vấn đề xử lý COC trong pha khí trên thế giới và cả Việt Nam vẫn cịn nhiều vấn đề bỏ ngỏ hoặc gây tranh cãi chưa được giải quyết triệt để.

Chính vì vậy, luận án sẽ tập trung nghiên cứu xử lý các hợp chất COC trong pha khí bằng phản ứng hydrodeclo hĩa (HDC), đối tượng lựa chọn xử lý là hợp chất tetracloetylen (TTCE) một loại COC cĩ rất nhiều ứng dụng trong cơng nghiệp và đời sống. Quá trình HDC TTCE được thực hiện trong điều kiện cĩ xúc tác và nhiệt độ. Xúc tác thơng thường sử dụng cho quá trình này là kim loại quý Pd mang trên các chất mang khác nhau. Tuy

nhiên, vì Pd rất linh động nên khi tham gia phản ứng HDC nhanh bị mất hoạt tính bởi HCl và quá trình cốc hĩa bề mặt. Mặt khác, xét về hiệu quả kinh tế, Pd rất đắt tiền nên tính ứng dụng thực tế cho quá trình HDC xử lý COC khơng cao.

Do đĩ việc nghiên cứu chế tạo xúc tác cĩ hoạt tính cao, ổn định và giá thành hợp lý cho quá trình HDC TTCE là rất cần thiết. Để giải quyết được vấn đề cấp thiết đĩ, mục tiêu chính của luận án là nghiên cứu bổ sung kim loại thứ hai (Ag, Cu, Fe, Ni) vào hợp phần của xúc tác Pd mang trên các chất mang khác nhau nhằm nâng cao khả năng làm việc cũng như giảm giá thành xúc tác, tăng hiệu quả kinh tế của quá trình HDC trong xử lý các hợp chất COC. Để đạt được mục tiêu này, những nội dung nghiên cứu sau sẽ được thực hiện:

 Nghiên cứu chế tạo xúc tác một cấu tử.

 Nghiên cứu chế tạo xúc tác hai cấu tử trên cơ sở Pd.

 Nghiên cứu ảnh hưởng của chất mang đến hoạt tính xúc tác hai cấu tử.

 Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình xử lý chất mang bằng axit HNO3 đến hoạt tính xúc tác cho quá trình HDC TTCE.

 Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ mol Pd:Me, tổng hàm lượng kim loại và hàm lượng kim loại thứ hai đến hoạt tính xúc tác cho quá trình HDC TTCE.

 Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện hoạt hĩa xúc tác, điều kiện phản ứng của quá trình HDC TTCE đến hoạt tính xúc tác và thời gian làm việc của xúc tác.

Chương 2. THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xúc tác lưỡng kim loại trên cơ sở pd cho quá trình hydrodeclo hóa tetracloetylen (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)