Ảnh hưởng của chất mang đến hoạt tính xúc tác hai cấu tử Pd-Cu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xúc tác lưỡng kim loại trên cơ sở pd cho quá trình hydrodeclo hóa tetracloetylen (Trang 87 - 89)

Trước tiên, ba chất mang γ-Al2O3, C* và SiO2 ban đầu được thử nghiệm hoạt tính cho quá trình HDC TTCE. Kết quả được trình bày trên hình 3.22.

Hình 3.22. Độ chuyển hĩa TTCE trên các chất mang khác nhau

Hình 3.22 cho thấy, ba loại chất mang (γ-Al2O3, C* và SiO2) khơng cĩ khả năng xúc tác cho quá trình HDC TTCE, thể hiện ở độ chuyển hĩa TTCE rất thấp (< 10%).

Khi đưa Pd và Cu lên các chất mang này, các mẫu xúc tác thể hiện hoạt tính rõ rệt. Kết quả thử hoạt tính của PC-50/S, PC-50/A và PC-50/C với phản ứng HDC TTCE được minh họa trên hình 3.23.

Quan sát hình 3.23 cĩ thể thấy, hoạt tính xúc tác trung bình giảm dần theo thứ tự PC- 50/C (75%)> PC-50/S (60%)> PC-50/A (33%). Mẫu PC-50/C cĩ hoạt tính cao nhất và khơng cĩ hiện tượng mất hoạt tính sau 3 giờ thử nghiệm. Hiện tượng khơng bị mất hoạt tính cũng được quan sát thấy ở PC-50/S nhưng ở mức độ chuyển hĩa TTCE thấp hơn (60%). Trong khi đĩ PC-50/A giảm dần hoạt tính, chỉ cịn 33% sau 3 giờ phản ứng. Nguyên nhân của hiện tượng này cĩ thể bắt nguồn từ bản chất chất mang. C* cĩ diện tích bề mặt riêng lớn dẫn tới tăng khả năng phân tán tốt các tâm xúc tác Pd. Ngồi ra, C* là chất phân cực tốt nên tăng khả năng hấp phụ các hợp chất hữu cơ clo. Cịn SiO2 và γ-Al2O3 là hai loại chất mang trơ với hợp chất hữu cơ nên giảm khả năng hấp phụ TTCE, dẫn tới độ chuyển hĩa TTCE thấp.

Như vậy, trong 3 chất mang đã nghiên cứu, C* thể hiện khả năng phân tán Pd tốt hơn, lại cĩ ái lực hấp phụ hợp chất hữu cơ cao hơn, dẫn tới tăng hiệu quả quá trình HDC TTCE, nên sẽ được chọn làm chất mang xúc tác Pd-Cu trong các nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xúc tác lưỡng kim loại trên cơ sở pd cho quá trình hydrodeclo hóa tetracloetylen (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)