7. Kết cấu của đề tài
1.2.3. Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu
Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) là chỉ tiêu khái quát nhất hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận của vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho vốn chủ sở hữu bình quân. Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu cho ta thấy một đồng vốn chủ sở hữu bình quân đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trị số chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả vốn chủ sở hữu và do vậy, càng hấp dẫn nhà đầu tư. Hơn nữa, chỉ tiêu này càng lớn còn cho thấy năng lực của bộ phận quản lý trong việc cân đối một cách hài hòa, hợp lý giữa vốn chủ sở hữu với nợ phải trả để vừa đảm bảo an ninh tài chính, vừa khai thác được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô kinh doanh.
Thực tế cho thấy khả năng sinh lợi của VCSH sẽ thay đổi theo ngành nghề kinh doanh. Nó có giá trị thấp trong ngành công nghiệp nặng vì chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, phải khấu hao lớn do đó giảm lợi nhuận. Tuy vậy, khả năng sinh lợi của nguồn VCSH cao không phải lúc nào cũng hứa hẹn thuận lợi cho doanh nghiệp.
Bởi vì, khi tỷ trọng của nguồn VCSH càng nhỏ, nguồn nợ phải trả càng lớn trong tổng nguốn vốn mà doanh nghiệp quản lý và sử dụng thì mức độ mạo hiểm sẽ càng cao, càng dễ gặp rủi ro.
ROE =
- Hiệu quả sử dụng vốn vay: Đánh giá qua khả năng thanh toán lãi vay = = = + 1
Chỉ tiêu này < 1: Doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, lợi nhuận thu được không đủ thanh toán lãi vay.
Chỉ tiêu này = 1: Doanh nghiệp kinh doanh có lãi nhưng số lãi này chỉ vừa
đủ để thanh toán lãi vay.
Chỉ tiêu này > 1: Doanh nghiệp kinh doanh có lãi, sau khi thanh toán lãi vay còn có thể nộp thuế cho ngân sách Nhà nước, trích lập các quỹ doanh nghiệp, tích lũy, phân chia cho chủ sở hữu.