Phân tích hiệu quả sử dụng nợ phải trả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần dược trang thiết bị y tế bình định (Trang 69 - 71)

7. Kết cấu của đề tài

2.2.5 Phân tích hiệu quả sử dụng nợ phải trả

2.2.5 Phân tích hiệu quả sử dụng nợ phải trả

Bảng 2.7: Phân tích hiệu quả sử dụng nợ phải trả tại Công ty giai đoạn năm 2015 - 2016

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán Công ty Cổ phần Dược – TTBYT Bình Định)

CHỈ TIÊU ĐVT NĂM 2015 NĂM 2016 Năm 2016 so với năm 2015 (+/-) %

1. Nợ phải trả bình quân Đồng 500.343.267.345 587.509.613.419 87.166.346.075 17,421 1.1. Nợ ngắn hạn bình quân Đồng 479.995.617.619 547.122.415.706 67.126.798.087 13,985

1.2. Nợ dài hạn bình quân Đồng 20347649726 40387197714 20.039.547.988 98,486

2. Doanh thu thuần Đồng 1.386.924.511.988 1.401.338.867.355 14.414.355.367 1,039

3. HNPT (3) = (2)/(1) Vòng/kỳ 2,772 2,385 -0,387 -13,951

Qua bảng 2.7 nhóm phân tích đã chỉ ra hiệu quả sử dụng nợ phải trả của Công ty giảm đi hai qua năm. Năm 2015, hiệu quả sử dụng nợ phải trả của Công ty là 2,772 (vòng/kỳ), đến năm 2016 giảm còn 2,385 (vòng/kỳ), có nghĩa là HNPT của Công ty năm 2016 giảm 0,387 (vòng/kỳ). Tương ứng với nó là sự tăng lên của số ngày một vòng quay nợ phải trả, NNPT năm 2015 là 129,873 (ngày/vòng) và của năm 2016 là 150,930 (ngày/vòng), tức tăng 21,057 (ngày/vòng) so với năm 2015. Sự biến động của HNPT phụ thuộc vào sự biến động của hai chỉ tiêu là nợ phải trả và DTT. Cụ thể:

Theo nhóm phân tích đánh giá, năm 2015 Bidiphar sát nhập Bidiphar 1 làm vốn chủ sở hữu gia tăng đáng kể, trước năm 2015 Bidiphar là nhà phân phối độc quyền của Bidiphar 1 nên khi hợp nhất về mặt kế toán sau khi sát nhập, khoản phải trả người bán đã giảm đáng kể so với các năm trước đó. Trong năm 2016, DTT của Công ty tiếp tục tăng lên nhờ việc sử dụng chính sách tín dụng ưu đãi hơn cho khách hàng, đồng thời chính việc sử dụng chính sách này cũng làm cho phải trả người bán cũng tăng lên đã làm cho Công ty bị khách hàng chiếm dụng một khoản vốn khá lớn. Theo số liệu nhóm phân tích thu thập được, thời gian trả tiền bình quân của Bidiphar cao hơn nhiều so với Imexpharm và Dược Hậu Giang nhờ mối quan hệ với Fresenius Kabi Bidiphar – công ty chiếm 30% khoản phải trả người bán của Bidiphar cuối năm 2016. Trong kỳ, Công ty tiếp tục huy động vốn từ nhiều nguồn nên đã làm cho nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều tăng kéo theo nợ phải trả tăng song tốc độ tăng của Nợ phải trả cao hơn tốc độ tăng của DTT đã làm cho HNPT giảm xuống kéo theo NNPT tăng lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần dược trang thiết bị y tế bình định (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)