Điều kiện thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần dược trang thiết bị y tế bình định (Trang 89 - 100)

7. Kết cấu của đề tài

3.2. Điều kiện thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công

Công ty Cổ phần Dược – TTBYT Bình Định

Hiệu quả kinh doanh của mỗi Công ty trước hết là do bản thân Công ty quyết định. Để có hiệu quả kinh doanh cao, Công ty cần lựa chọn các phương án đầu tư, phương án SXKD phù hợp với nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, hiệu quả kinh doanh của Công ty còn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Nhà nước và các cơ quan ban ngành có liên quan.

3.2.1. Những giải pháp hỗ trợ từ Nhà nước

Công ty Bidiphar tiền thân là một doanh nghiệp Nhà nước, mặc dù những năm gần đây Công ty đã từng bước cổ phần hóa theo chủ trương của Nhà nước. Tuy nhiên, Công ty vẫn chịu sự quản lý, kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước mà trực tiếp là Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định. Do vậy, để hoàn thiện giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cần thiết nhận được sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan chức năng Nhà nước. Nội dung cụ thể của các giải pháp như sau:

- Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống quản lý, chính sách, luật kinh doanh, đồng thời tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung những văn bản không còn phù hợp, cập nhật luật kinh doanh quốc tế. Điều này giúp cho các Công ty sản xuất kinh doanh

nói chung và Công ty Bidiphar nói riêng không những có cơ hội phát triển mà còn vươn rộng ra tầm quốc tế.

- Khuyến khích Ban lãnh đạo đổi mới phương thức quản lý và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, mô hình quản lý tiên tiến vào thực tiễn quản lý tại Công ty. Ngoài ra, cần có chính sách đãi ngộ đối với những Công ty nếu mạnh dạn trong việc đổi mới trong phương thức quản lý Công ty theo hướng tiên tiến phù hợp với nền kinh tế thị trường.

- Hiện nay nguồn nguyên liệu trong nước cho ngành công nghiệp Dược còn yếu. Việt Nam phải nhập khẩu hơn 80% nguyên liệu để sản xuất dược phẩm và chủ yếu là nhập từ Trung Quốc có giá thành rẻ, điều này gắn liền với nguy cơ chất lượng thấp. Vì vậy Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng và phát triển một ngành cung cấp nguyên vật liệu cho ngành Dược.

3.2.2. Những giải pháp hỗ trợ từ ngành

Về phía ngành y tế và hiệp hội doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh dược phẩm có thể hỗ trợ việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Bidiphar thông qua các nội dung thiết thực dưới đây:

- Tăng cường tổ chức các buổi hội thảo về đổi mới về phương thức quản lý trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay với sự tham gia của các chuyên gia, các nhà quản trị doanh nghiệp... để học tập, thảo luận các biện pháp quản lý và sử dụng hiệu quả các loại tài sản và chi phí trong sản xuất kinh doanh.

- Thường xuyên mở các khóa học, tập huấn cho các cán bộ và nhân viên của Công ty cũng như các Công ty khác trong ngành cập nhật những kiến thức, hiểu và nắm bắt được những nội dung, ích lợi của luật doanh nghiệp nói chung và luật kế toán nói riêng để vận dụng vào thực tiễn của Công ty.

- Gia nhập thêm hội viên trong hiệp hội, bên cạnh đó việc nâng cao chất lượng hoạt động của các thành viên trong hội góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty sản xuất kinh doanh dược phẩm nói chung và Công ty Bidiphar nói riêng.

3.2.3. Những giải pháp từ chính Công ty

Bên cạnh những giải pháp khách quan từ sự hỗ trợ của Nhà nước và ngành, đòi hỏi Công ty phải chủ động thực hiện một số giải pháp bổ trợ khác. Cụ thể, một số giải pháp Công ty nên chú trọng xem xét như sau:

- Đổi mới nhận thức quản lý của Ban giám đốc, các cấp quản lý và toàn thể nhân viên của Công ty đối với công tác kế toán tài chính để họ hiểu và thực hiện nhằm phát huy tối đa hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Nhân viên là thành phần chủ yếu quyết định thành công của doanh nghiệp. Vì vậy, Công ty cần có những chính sách động viên nhân viên để họ thấu rằng công sức họ bỏ ra đóng góp cho hoạt động của Công ty không phải là vô ích. Công ty cần khen thưởng những nhân viên có biểu hiện tốt trong việc thực hiện công việc của từng tháng, từng quý,... Bên cạnh đó, Công ty cũng phải có những biện pháp nhắc nhở hay khiển trách đối với những nhân viên không hoàn thành tốt công việc. Nâng bậc lương hàng năm mặc dù phải tùy thuộc tình hình lỗ lãi của Công ty.

- Ứng dụng và nâng cao trình độ công nghệ thông tin. Hiện nay, Công ty đã sử dụng phần mềm kế toán SAP ERP trong công tác kế toán nhưng việc ứng dụng trong công tác kế toán tài chính vẫn chưa thực sự hiệu quả. Do vậy, để phát huy được hiệu quả trong công tác kế toán, Ban giám đốc Công ty cần chú trọng đầu tư cải tiến phần mềm liên tục, thực hiện hạch toán kế toán theo đúng chế độ Nhà nước quy định, cập nhật những thông tư, quyết định mới và thực hiện, tuân thủ theo đúng pháp luật. Điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty và sẽ cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản trị để điều hành và kiểm soát các hoạt động, các bộ phận tại Công ty ngày càng hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh ở chương 2, trong chương 3, luận văn đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược – TTBYT Bình Định. Đồng thời, luận văn cũng đề xuất một số điều kiện cần thiết để hỗ trợ thực hiện các giải pháp này. Trong quá trình triển khai các giải pháp, đòi hỏi ban lãnh đạo Công ty luôn nắm bắt được thực trạng hoạt động của Công ty và tình hình chung của các Công ty sản xuất kinh doanh dược phẩm khác để vận dụng các giải pháp một cách tối ưu nhất, nhằm đưa Công ty phát triển lên một tầm cao mới, từng bước đứng vững trên thương trường.

KẾT LUẬN CHUNG

Năm 2016 vừa qua, trước bối cảnh nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục, tuy nhiên vẫn còn đó nhiều khó khăn, chính sách vĩ mô thường xuyên thay đổi, đặc biệt là các quy định trong ngành sản xuất dược phẩm, thị trường cạnh tranh gay gắt, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Trong xu thế hội nhập kinh tế này đòi hỏi các Công ty Việt Nam phải có những chiến lược và phương thức quản lý khoa học, hợp lý mới có thể tồn tại và phát triển. Cũng như bất kỳ một công ty nào hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dược – Trang thiết bị Y tế Bình Định (BIDIPHAR) là vấn đề đáng quan tâm của hoạt động quản trị, Ban lãnh đạo Công ty cũng như các đối tượng khác có liên quan. Tình hình tài chính, quy mô tài sản nguồn vốn, hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh và khả năng sinh lợi cũng như tình hình công nợ của Công ty có sự tăng trưởng song bên cạnh đó cũng còn có vấn đề tồn đọng cần khắc phục để từng bước đứng vững trên thương trường. Do đó, việc phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dược – TTBYT Bình Định là một nhu cầu vô cùng cấp thiết. Về nội dung, luận văn đã giải quyết các vấn đề sau:

- Luận văn xây dựng hệ thống các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh phù hợp.

- Luận văn đánh giá thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định.

- Dựa vào kết quả phân tích, luận văn sẽ chỉ ra những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại trong hoạt động kinh doanh của công ty. Từ đó, đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định.

Vì thời gian và trình độ còn hạn chế nên việc phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dược – TTBYT Bình Định không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và những người quan tâm để luận văn có thể được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Tài chính (2006), Chế độ kế toán doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

[2]. Bộ Tài chính (2017), Tài liệu ôn thi Kiểm toán viên Nhà nước, Hà Nội.

[3]. Nguyễn Thị Ngọc Bích (2014), Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Hùng Đức.

[4]. Nguyễn Thị Thanh Bình (2013), Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần vận tải & thuê tàu biển Việt Nam (VITRANSCHART).

[5]. Nguyễn Đỗ Hoàng Duyên (2013), Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần khoáng sản Bình Định.

[6]. Công ty Cổ phần Dược – TTBYT Bình Định (2015), Báo cáo tài chính.

[7]. Công ty Cổ phần Dược – TTBYT Bình Định (2015), Báo cáo thường niên.

[8]. Công ty Cổ phần Dược – TTBYT Bình Định (2016), Báo cáo tài chính.

[9]. Công ty Cổ phần Dược – TTBYT Bình Định (2016), Báo cáo thường niên.

[10].Nguyễn Văn Công (2009), Giáo trình phân tích kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

[11].Phạm Văn Dược (2011), Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

[12].Phạm Thị Gái (2001), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê.

[13].Ngô Đình Giao (1984), Những vấn đề cơ bản về hiệu quả kinh tế trong xí

nghiệp công nghiệp, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

[14].Nguyễn Năng Phúc (2011), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.

[15].Nguyễn Thọ Quang (2015), Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần du lịch Hoàng Anh Đất Xanh Quy Nhơn.

[16].Paul A. Samuelson và William D. Nordhaus (1989), Kinh tế học (bản dịch), Viện quan hệ quốc tế, Hà Nội

[17].Đỗ Hoàng Toàn (1994), Những vấn đề cơ bản của quản trị doanh nghiệp, Nhà Xuất Bản Thống kê.

[18].Trương Bá Thanh, Trần Đình Khôi Nguyên (2001), Phân tích hoạt động kinh

doanh, Nhà xuất bản Giáo dục.

[19].Trần Thị Cẩm Thanh (2012), Bài giảng môn Nguyên lý kế toán, Đại học Quy Nhơn.

[20].Lương Thị Quỳnh Trang (2014), Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần kim khí miền Trung.

[21].PHỤ LỤC

STT Tên phụ lục

1 Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định (BIDIPHAR) qua 2 năm 2015, 2016

2 Báo cáo thường niên tại Công ty Cổ phần Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định (BIDIPHAR) qua 2 năm 2015, 2016

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH QUA 2 NĂM

NĂM 2015 NĂM 2016

A- TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 772.566.356.477 1.023.140.020.557

I. Tiền và các khoản tương

đương tiền 110 210.691.770.915 135.548.882.234

1. Tiền 111 53.691.770.915 63.048.882.234

2. Các khoản tương đương tiền 112 157.000.000.000 72.500.000.000

II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 120 110.001.393.300 274.112.393.300

1. Chứng khoán kinh doanh 121 1.393.300 1.393.300

2. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo

hạn 123 110.000.000.000 274.111.000.000

III. Các khoản phải thu ngắn

hạn 130 272.480.717.129 372.127.916.079

1. Phải thu ngắn hạn của khách

hàng 131 255.394.156.873 319.406.083.735

2. Trả trước cho người bán ngắn

hạn 132 30.333.859.132 57.615.319.272

3. Phải thu về cho vay ngắn hạn 135 727.446.288 585.608.788 4. Phải thu ngắn hạn khác 136 4.868.639.231 8.214.722.898 5. Dự phòng các khoản phải thu

khó đòi 139 (18.843.384.395) (13.693.818.614)

IV. Hàng tồn kho 140 174.194.094.594 231.119.057.042

1. Hàng tồn kho 141 174.194.094.594 231.119.057.042

V. Tài sản ngắn hạn khác 150 5.198.380.539 10.231.771.902

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 4.074.484.027 6.417.269.413 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 787.361.125 3.814.502.489

3. Thuế và các khoản khác phải thu

Nhà nước 154 336.535.387 -

4. Tài sản ngắn hạn khác 158 -

B- TÀI SẢN DÀI HẠN 200 295.366.841.171 411.119.933.526

I. Các khoản phải thu dài hạn 210 - -

II. Tài sản cố định 220 168.267.550.754 235.764.715.145

1. Tài sản cố định hữu hình 221 125.594.233.461 182.482.309.032

- Nguyên giá 222 304.474.710.086 388.916.546.512

- Giá trị hao mòn lũy kế 223 (178.880.476.625) (206.434.237.480) 2. Tài sản vô hình 227 42.673.317.293 53.282.406.113

- Nguyên giá 228 44.077.530.900 56.427.377.200

- Giá trị hao mòn lũy kế 229 (1.404.213.607) (3.144.971.087) 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở

dang 230 21.415.993.585 31.104.990.452

III. Đầu tư tài chính dài hạn 250 102.066.301.514 132.061.539.733

1. Đầu tư vào công ty liên kết, liên

doanh 252 92.868.048.000 115.552.987.826

2. Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 253 16.508.551.907 16.508.551.907 3. Dự phòng đầu tư tài chính dài

hạn 254 (7.310.298.393) -

IV. Tài sản dài hạn khác 260 3.616.995.318 12.188.688.196

1. Chi phí trả trước dài hạn 261 3.616.995.318 12.188.688.196

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 1.067.933.197.648 1.434.259.954.083

C- NỢ PHẢI TRẢ 300 513.088.543.129 661.230.683.709

I. Nợ ngắn hạn 310 482.088.746.871 612.156.084.540

1. Phải trả người bán ngắn hạn 311 151.671.710.228 249.650.094.189 2. Người mua trả tiền trước ngắn

3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà

nước 313 28.588.905.096 23.567.266.012

4. Phải trả người lao động 314 53.490.474.804 70.359.021.189 5. Phải trả ngắn hạn khác 319 80.964.800.872 114.865.053.043

6. Vay ngắn hạn 320 86.689.211.008 74.721.502.117

7. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 322 65.615.211.388 72.441.805.699

II. Nợ dài hạn 330 31.699.796.258 49.074.599.169

1. Phải trả dài hạn khác 333 - -

2. Quỹ phát triển khoa học và công

nghệ 343 31.699.796.258 49.074.599.169

D- VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 554.144.654.519 773.029.270.374

I. Vốn chủ sở hữu 410 554.144.654.519 742.684.012.724

1. Vốn góp của chủ sở hữu 411 419.182.790.000 523.790.000.000 - Cổ phiếu phổ thông có quyền

biểu quyết

411

a 419.182.790.000 523.790.000.000

2. Thặng dư vốn cổ phần 412 - 20.921.442.000

3. Quỹ đầu tư phát triển 417 28.242.535.173 41.944.812.218

4. Quỹ dự phòng tài chính 418 - -

5. Lợi nhuận sau thuế chưa phân

phối 421 106.719.329.346 156.027.758.506

- LNST chưa phân phối lũy kế đến

cuối năm trước 421a 6.272.621.601 125.990.185.480

- LNST chưa phân phối năm nay 421b 100.446.707.745 30.037.573.026

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 - 30.345.257.650

1. Nguồn kinh phí 431 - 22.676.735.834

2. Nguồn kinh phí đã hình thành

TSCĐ 432 - 7.668.521.816

BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH QUA 2 NĂM

Chỉ tiêu số Năm 2015 (VNĐ) Năm 2016 (VNĐ) 1. DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 1.266.145.619.658 1.442.509.289.677 2. Các khoản giảm trừ 02 41.077.582.725 57.607.455.139 3. DTT về bán hàng và CC dịch vụ 10 1.225.068.036.933 1.384.901.834.538 4. Giá vốn hàng bán 11 733.076.920.489 875.702.436.851 5. LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 451.991.116.444 509.199.397.687

6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 17.714.871.417 16.213.594.465 7. Chi phí hoạt động tài chính 22 15.816.122.703 9.102.527.699

Trong đó: Chi phí lãi vay 23 5.447.775.250 4.498.013.037

8. Chi phí bán hang 24 222.095.896.085 260.803.454.996 9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 102.018.188.723 90.386.997.007 10. LN thuần từ hoạt động kinh

doanh 30 129.775.780.350 175.844.394.535

11. Thu nhập khác 31 144.141.603.638 223.438.352

12. Chi phí khác 32 61.872.556 186.788.596

13. Lợi nhuận khác 40 144.079.731.082 36.649.756

14. Tổng LN kế toán trước thuế 50 273.855.511.432 175.881.044.291 15. Chi phí thuế TNDN hiện

hành 51 59.090.007.555 34.389.506.357

16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 - -

17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 60 214.765.503.877 141.491.537.934

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần dược trang thiết bị y tế bình định (Trang 89 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)