Bảng cân đối kế toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần dược trang thiết bị y tế bình định (Trang 36 - 37)

7. Kết cấu của đề tài

1.4.1. Bảng cân đối kế toán

Theo quan điểm của PGS.TS. Trần Thị Cẩm Thanh – Khoa Kinh tế Kế toán Đại học Quy Nhơn cho rằng: “Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là báo cáo tình hình tài chính tổng hợp phản ánh một cách tổng quát tình hình toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo (cuối tháng, cuối quý, cuối năm)” [19].

BCĐKT có vai trò rất quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào bởi nó không những phản ánh khái quát và chi tiết tình trạng tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp mà còn là văn bản thuyết phục cho một dự án vay vốn khi doanh nghiệp trình lên ngân hàng và cũng là căn cứ đáng tin cậy để các đối tác xem xét khi muốn hợp tác với doanh nghiệp. BCĐKT được chia làm hai phần: “Tài sản” và “Nguồn vốn”.

Tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời

điểm báo cáo. Các chỉ tiêu phản ánh trong phần tài sản được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần. Các loại tài sản được trình bày trên Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện sau:

 Phải thuộc quyền sở hữu (hoặc quyền tự chủ, kiểm soát của doanh nghiệp.

 Phải có tính hữu ích, nói cách khác việc sử dụng tài sản phải mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

 Phải có giá trị, cụ thể hơn là tài sản đó phải được thể hiện bằng tiền.

Nguồn vốn: Phản ánh toàn bộ nguồn hình thành tài sản hiện có ở doanh

nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Các loại nguồn vốn được sắp xếp theo trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc sử dụng nguồn vốn đối với chủ nợ và chủ sở hữu.

Hạn chế của Bảng cân đối kế toán:

 Số liệu BCĐKT phản ánh mang tính thời điểm nên không phản ánh đầy đủ sự biến động của các đối tượng phân tích.

 Số liệu BCĐKT phản ánh là số liệu tổng hợp nên không chỉ ra được bức tranh cụ thể về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

 Số liệu trên BCĐKT được phản ánh theo giá phí, do đó trong trường hợp có biến động về giá (lạm phát, giá trị doanh nghiêp giảm) các số liệu sẽ không còn đánh giá được chính xác thực trạng tài chính.

 Số liệu của Bảng cân đối kế toán chịu ảnh hưởng của các phương pháp kế toán nên sẽ ảnh hưởng đến kết quả phân tích nếu như có sự thay đổi phương pháp kế toán.

 Số liệu bên Nguồn vốn của BCĐKT có tính chất chi phí của vốn do đó cơ cấu nguồn vốn sẽ ảnh hưởng đến rủi ro của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần dược trang thiết bị y tế bình định (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)