Phân tích khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần dược trang thiết bị y tế bình định (Trang 67 - 69)

7. Kết cấu của đề tài

2.2.4. Phân tích khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu

2.2.4.1. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là bộ phận nguồn vốn quan trọng để hình thành nên TS của Công ty. Hoạt động kinh doanh suy cho cùng là nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, đem lại lợi nhuận cao nhất trên một đồng VCSH. Do đó, phân tích hiệu quả sử dụng vốn sẽ đánh giá được sức sản xuất, khả năng sinh lợi và trình độ quản lý, sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty. Từ tầm quan trọng đó, nhóm phân tích sau khi thu thập và tính toán các số liệu đã lập ra bảng phân tích sau:

Bảng 2.5 Phân tích khả năng sinh lời từ VCSH tại Công ty giai đoạn năm 2015 - 2016

CHỈ TIÊU ĐVT NĂM 2015 NĂM 2016 Năm 2016 so với năm 2015

(+/-) %

1. VCSH bình quân Đồng 431.806.710.521 663.586.962.447 +231.780.251.926 +53,677 2. Lợi nhuận sau thuế Đồng 214.765.503.877 141.491.537.934 -73.273.965.943 -34,118 3. Khả năng sinh lời

từ VCSH % 49,736 21,322 -28,414 -57,130

ROE (3)=(2)/(1)

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán Công ty Cổ phần Dược – TTBYT Bình Định)

Để phân tích hiệu quả sử dụng nguồn VCSH, có rất nhiều chỉ tiêu phân tích, nhưng tổng quát và quan trọng nhất trong phân tích hiệu quả sử dụng nguồn VCSH của Công ty là chỉ tiêu ROE. Nhóm phân tích tiến hành phân tích chỉ tiêu ROE và cho rằng ROE của Công ty giảm trong giai đoạn này. Cụ thể là năm 2015, ROE bằng 49,736%, tức 100 đồng VCSH bình quân đầu tư vào sản xuất kinh doanh sẽ mang lại 49,736 đồng LNST. Sang năm 2016 chỉ tiêu này giảm còn 21,322%, ứng với tốc độ giảm là 57,130%. Nguyên nhân LNST năm 2016 giảm nhóm phân tích cho là do sự giảm của khoản mục thu nhập khác bởi năm 2015 Công ty có thêm một khoản thu nhập lớn do sát nhập Công ty Cổ phần dược phẩm Bidiphar 1. Trong khi đó, VCSH năm 2016 lại tăng 231.780.251.926 đồng so với năm 2015, ứng với tốc độ tăng 53,677%, điều này cho thấy trong năm qua Công ty đang muốn thay đổi

chính sách tài trợ theo hướng tăng cường tỷ trọng của nguồn vốn CSH, giảm tỷ trọng khoản phải trả ngắn hạn nhằm nâng cao tính ổn định và tính tự chủ của nguồn tài trợ.

Mặc dù ROE năm 2016 giảm do với năm 2015 nhưng vẫn cao nên đây không phải dấu hiệu xấu cho thấy Công ty đang kinh doanh không hiệu quả.

2.2.4.2. Hiệu quả sử dụng vốn vay

Nhằm mang lại những thông tin hữu ích giúp cho các nhà quản lý Công ty có thể xem xét khả năng trả nợ các khoản vay đến hạn trả hay không. Nhóm phân tích đã chọn sử dụng phương pháp so sánh ngang, so sánh dọc dưới dạng số tương đối và tuyệt đối để tiến hành phân tích khả năng thanh toán lãi vay dựa trên các số liệu trong Báo cáo KQHĐKD của Công ty qua hai năm 2015 và 2016 như sau:

Bảng 2.6 Phân tích khả năng thanh toán lãi vay tại Công ty giai đoạn 2015 – 2016

CHỈ TIÊU ĐVT NĂM 2015 NĂM 2016

Năm 2016 so với năm 2015

(+/-) %

1. LNTT Đồng 273.855.511.432 175.881.044.291 -97.974.467.141 -35,776 2. Chi phí lãi vay Đồng 5.447.775.250 4.498.013.037 -949.762.213 -17,434 3. Khả năng thanh

toán lãi vay KL 51,269 40,102 -11,167 -21,782

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán Công ty Cổ phần Dược – TTBYT Bình Định)

Hiệu quả sử dụng vốn vay được biểu hiện bằng chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay (KL), chỉ tiêu này thể hiện mức lợi nhuận bảo đảm cho khả năng thanh toán của Công ty. Từ kết quả phân tích trong bảng 2.6, nhóm phân tích cho rằng: Khả năng thanh toán của Công ty năm 2016 giảm 11,167 lần, ứng với tốc độ giảm 21,782% so với năm 2015. Khả năng thanh toán lãi vay phụ thuộc vào hai nhân tố là chi phí lãi vay và tổng lợi nhuận kế toán trước thuế, để hiểu rõ hơn về sự biến động của KL, nhóm phân tích đã tiến hành phân tích cụ thể như sau:

Trong năm 2016, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế giảm 97.974.467.141 đồng, ứng với tốc độ giảm 35,776% so với năm 2015, nguyên nhân chủ yếu là do

năm 2015 Công ty có thêm khoản thu nhập do việc sát nhập Công ty Cổ phần Dược phẩm Bidiphar 1 làm cho khoản mục thu nhập khác tăng lên dẫn đến LNKT trước thuế cao hơn so với năm 2016. Đồng thời Công ty cũng tiến hành huy động vốn từ nhiều nguồn song chủ yếu là tăng nguồn VCSH do đó năm 2016 vay ngắn hạn của Công ty có giảm và lãi suất cho vay của các ngân hàng cũng liên tục hạ trong giai đoạn này để tạo điều kiện cho các Công ty nên chi phí lãi vay của Công ty năm 2016 giảm 949.762.213 đồng, ứng với tốc độ giảm 17,434% so với năm 2015. Dù cả LNKT trước thuế và chi phí lãi vay đều giảm song tốc độ giảm của LNKT trước thuế nhiều hơn tốc độ giảm của chi phí lãi vay khiến cho chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay của Công ty năm 2016 giảm so với năm 2015 song Công ty vẫn làm ăn có lãi, đều còn thừa để nộp vào ngân sách nhà nước, tích lũy vốn, trích lập quỹ và phân chia cho các chủ sở hữu. Tuy nhiên trong tương lai, Công ty cũng cần cân nhắc lựa chọn giữa các vốn vay để có quyết định huy động và đầu tư đúng đắn. Vay và nợ ngắn hạn là sự lựa chọn nhanh chóng nhưng không đảm bảo tính lâu dài và chứa nhiều bất ổn tiềm tàng, làm ảnh hưởng đến các kế hoạch kinh tế dài hạn của Công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần dược trang thiết bị y tế bình định (Trang 67 - 69)