Khả năng sinh lời từ tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần dược trang thiết bị y tế bình định (Trang 62 - 67)

7. Kết cấu của đề tài

2.2.3 Khả năng sinh lời từ tài sản

Việc phân tích khả năng sinh lời của tài sản sẽ cung cấp cho Công ty các thông tin về khoản lợi nhuận được tạo ra từ tài sản sẵn có. Theo nhóm phân tích, khả năng sinh lời từ tài sản của Công ty Cổ phần Dược – TTBYT Bình Định được phản ánh rõ thông qua chỉ tiêu sức sinh lợi của tài sản (ROA), chỉ tiêu này phản ánh khả năng tạo ra LNST của tài sản mà Công ty sử dụng cho hoạt động kinh doanh của mình.

Bảng 2.4: Phân tích khả năng sinh lời từ tài sản tại Công ty giai đoạn năm 2015 - 2016

CHỈ TIÊU ĐVT NĂM 2015 NĂM 2016 Năm 2016 so với năm 2015

(+/-) %

1. Doanh thu thuần Đồng 1.386.924.511.988 1.401.338.867.355 +14.414.355.367 +1,039 2. Lợi nhuận sau thuế Đồng 214.765.503.877 141.491.537.934 -73.273.965.943 -34,118 3. Tổng tài sản bình quân Đồng 932.149.977.866 1.251.096.575.866 +318.946.598.000 +34,216 4. Hiệu suất sử dụng tài sản

Lần 1,488 1,120 -0,368 -24,719

HTS (4)=(1)/(3)

5. Khả năng sinh lời từ DT

% 15,485 10,097 -5,388 -34,796 ROS (5)=(2)/(1)

6. Khả năng sinh lời từ TS

% 23,040 11,309 -11,730 -50,914

ROA (6 =(2)/(3)

Căn cứ vào số liệu phân tích trên, nhóm phân tích đã có đánh giá như sau: Khả năng sinh lời từ TS của Công ty ROA năm 2016 là 11,309% có nghĩa là cứ 100 đồng TS sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 11,309 đồng LNST, trong khi đó ở năm 2015, cứ 100 đồng TS sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 23,040 đồng LNST. Điều này cho thấy ROA2016 giảm 11,730% so với ROA2015, ứng với tốc độ giảm là 50,914%. Hai nhân tố ảnh hưởng đến tình hình biến động của ROA là HTS và ROS. Vậy trong hai nhân tố này, đâu là nhân tố chủ yếu gây nên sự biến động giảm trong giai đoạn này của ROA. Để làm rõ hơn vấn đề này, nhóm phân tích sử dụng phương pháp loại trừ để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ROA:

Ta có phương trình Dupont: ROA =

=

= HTS ROS

Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ROA: Nhân tố hiệu suất sử dụng tài sản (HTS):

= = ( ) ROS2015

= (1,120-1,488) x 15,485% = -5,695%

Nhân tố sức sinh lời doanh thu (ROS)

= (ROS2016 ROS2015) = 1,120 x (10,097% – 15,485%) = 6,035%

Tổng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ROA

Với những con số tính toán trên, nhóm phân tích cho rằng cả hai nhân tố đều khiến cho ROA giảm 11,730%, tương ứng tốc độ giảm là 50,914%. Trong đó, chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi của doanh thu thuần ROS tác động làm giảm ROA nhiều nhất. Số liệu nhóm phân tích cho thấy, ROS2015 là 15,485%, có nghĩa cứ 100 đồng DTT thì Công ty thu được 15,485 đồng LNST. Chỉ tiêu này năm 2016 giảm còn 10,097%. ROS giảm là do LNST của Công ty năm 2016 giảm so với năm 2015, cụ thể LNST năm 2015 là 214.765.503.877 đồng nhưng sang năm 2016 chỉ còn 141.491.537.934 đồng, giảm 34,118%. Khoản mục này, giảm đi trong năm 2016 là do tác động của khoản thu nhập khác giảm 99.84% do năm 2015 Công ty có thêm một khoản thu nhập lớn do sát nhập Công ty Cổ phần dược phẩm Bidiphar 1. Tuy nhiên, nhờ chính sách mở rộng hoạt động kinh doanh của Công ty mà các đa phần các khoản mục DT đều tăng (trừ thu nhập khác), chứng tỏ chính sách mở rộng quy mô này vẫn có hiệu quả tốt. Bằng chứng là DTT năm 2016 tăng 14.414.355.367 đồng, tương ứng tăng 1,039%, tuy khoản mục giảm trừ DT có tăng nhưng không đáng kể là do Công ty chủ trương giảm giá hàng bán để khuyến khích khách hàng mua nhiều hơn. DT hoạt động tài chính có giảm nhưng không nhiều do trong kỳ Công ty đã tiến hành huy động vốn từ nhiều nguồn, bao gồm cả nguồn VCSH và vốn vay, song vẫn đảm bảo chính sách tài trợ được phát triển theo hướng ổn định và bền vững, cộng với việc lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại liên tục giảm theo quy định của Ngân hàng nhà nước, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn nên mặc dù vay ngắn hạn trong năm có tăng lên song chi phí lãi vay lại giảm xuống so với năm 2015. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí và tăng nhiều nhất GVHB (tăng 102.625.516.362 đồng, tương ứng tốc độ tăng 13.275% so với năm 2015) và chi phí bán hàng (tăng 38.707.558.911 đồng, tương ứng tốc độ tăng 17,43% so với năm 2015), nhóm phân tích cho rằng nguyên nhân là do Công ty đã chủ động đầu tư nâng cao chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, bảo đảm đúng tiêu chuẩn, cũng như giám sát chặt hơn quá trình vận động của nguyên vật liệu trong chu trình sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, bao bì, tạo niềm tin ở khách hàng. Và chính sách này đã đem lại kết quả tốt, sản phẩm của Công ty được tiêu thụ nhiều hơn, giá vốn thành phẩm tăng lên, tình trạng hao hụt,

mất mát hàng tồn kho cũng giảm mạnh, DT của Công ty tăng cao. Dù Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2016 có giảm so với năm 2015 song mức tăng của tổng các loại doanh thu cao hơn mức tăng tổng các loại chi phí và sau khi trừ đi các khoản đóng góp nhà nước, Công ty vẫn còn thừa để tích lũy vốn, trích lập các quỹ và chia cổ đông chứng tỏ Công ty vẫn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên, Công ty cần kiểm soát sát sao quá trình sản xuất xem các loại chi phí trong năm đã chi hợp lý chưa bởi trong khi DTT tăng mạnh thì LNST lại giảm đi nên làm cho tỷ suất sinh lợi của doanh thu thuần ROS giảm.

Bên cạnh chỉ tiêu ROS giảm, thì HTS cũng là nhân tố tác động đến sự giảm của ROA của Công ty năm 2016. Số liệu tính toán nhóm phân tích cho thấy HTS năm 2015 là 1,488 lần, tức 1 đồng TS bình quân được đầu tư vào kinh doanh mang về 1,488 đồng DTT. Trong khi đó HTS năm 2016 là 1,120 lần, tức 1 đồng TS bình quân được đầu tư vào kinh doanh chỉ còn mang lại 1,120 đồng DTT. Việc giảm đi của HTS đã khiến cho ROA giảm 5,695%. Đây chưa hẳn là dấu hiệu không tốt nhưng nó cũng cho thấy trong năm 2016 Công ty đang có dấu hiệu quản lý và sử dụng không hiệu quả TS. Bằng chứng là Công ty đã mở rộng quy mô tài sản, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh nhưng chính sách Công ty đang quản lý và sử dụng TS có phần hạn chế. TSNH chiếm tỷ trọng cao hơn TSDH do khoản phải thu và HTK tăng lên. Mặc dù khoản phải thu và HTK tăng lên đã điều dĩ nhiên do tình hình tiêu thụ tăng song để vốn không bị chiếm dụng nhiều Công ty cần cẩn trọng xét duyệt chính sách tín dụng thương mại với các khách hàng không có khả năng thanh toán, lập hạn mức tín dụng rõ ràng, cũng như cần có công tác quản lý HTK tốt hơn để tránh làm hao hụt, hư hỏng, tăng chi phí dự phòng HTK.

Nhóm phân tích cho rằng dù ROA năm 2016 có giảm so với năm 2015, nhưng đây cũng là điều tất yếu do việc sát nhập Bidiphar 1 năm 2015 đã làm gia tăng cả tiền và hàng tồn kho làm tăng tỷ trọng các khoản mục này. Nhìn chung, Công ty vẫn quản lý TS một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần dược trang thiết bị y tế bình định (Trang 62 - 67)