Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần dược trang thiết bị y tế bình định (Trang 52 - 56)

7. Kết cấu của đề tài

2.1.7. Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty

 Mô hình tổ chức kế toán:

Trong quá trình kinh doanh, để thuận lợi cho việc thu thập thông tin và điều hành quản lý, công ty đã tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung. Toàn bộ công tác kế toán là thu thập, phân loại chứng từ, định khoản, ghi chép theo dõi chi

tiết, tổng hợp cho đến việc lập báo cáo tài chính… đều thực hiện tại phòng kế toán của công ty.

Chú thích:

: Quan hệ trực tuyến

: Quan hệ chức năng

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Công ty Cổ phần Dược-TTBYT Bình Định)

 Bộ máy kế toán của Công ty

- Kế toán trưởng: Trực tiếp phân công chỉ đạo công việc cho các kế toán

viên, kiểm tra giám sát hoạt động bộ máy kế toán của công ty; tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc kinh doanh, đề xuất các biện pháp ngăn ngừa lãng phí, giám sát mọi hoạt động tài chính của công ty.

- Kế toán tổng hợp: Định kỳ cuối tháng, tập họp số liêu kế toán tại công ty

và các chi nhánh gửi lên, đồng thời theo dõi tình hình biến động TSCĐ và trích lập các khoản dự phòng và cuối niên độ chịu trách nhiệm lập các BCTC của công ty.

- Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm quản lý, nhập xuất quỹ tiền mặt, đối chiếu sổ

sách kế toán liên quan và định kỳ lập báo cáo tồn quỹ tiền.

- Kế toán tiền mặt: Theo dõi tình hình thu, chi tiền mặt trong kỳ của Công ty,

đối chiếu sổ kế toán tiền mặt với sổ của thủ quỹ nếu có chênh lệch cần tìm nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời.

Kế toán trưởng KT tổng hợp KT thanh toán tiền mặt KT kho KT công nợ KT giá thành KT tiền lương KT theo dõi CCDC và TSCĐ KT TGNH Thủ quỹ

- Kế toán tiền gửi ngân hàng: Theo dõi các khoản tiền gửi ngân hàng, khoản vay ngân hàng và các khoản thu chi thông qua ngân hàng trong kỳ của Công ty; đối chiếu sổ kế toán tiền gửi ngân hàng với sổ phụ ngân hàng nếu có chênh lệch cần tìm ra nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời.

- Kế toán kho: Theo dõi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ có liên quan

đến nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa, thành phẩm nhập kho – xuất kho trong kỳ.

- Kế toán công nợ: Theo dõi tình hình thanh toán của các khách hàng trong

và ngoài tỉnh, kể cả đối tác nước ngoài có quan hệ giao dịch, mua sản phẩm của công ty.

- Kế toán giá thành: Chịu trách nhiệm tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh

trong kỳ và xác định giá thành cho từng loại sản phẩm.

- Kế toán tiền lương: Theo dõi tình hình thanh toán lương và các khoản trích

theo lương cho cán bộ công nhân viên công ty.

- Kế toán theo dõi Công cụ dụng cụ & Tài sản cố định: Quản lý, theo dõi

và lập biên bản kiểm kê tài sản cố định, công cụ dụng cụ để kiểm soát số lượng tài sản cố định, công cụ dụng cụ của Công ty. Trích khấu hao đầy đủ chi phí vào những bộ phận có liên quan của những tài sản tham gia vào sản xuất kinh doanh. Lập các biên bản bàn giao tài sản cố định, công cụ dụng cụ cho bộ phận sử dụng để quản lý tính hiện hữu của tài sản.

 Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty

Công ty áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Hình thức này đảm bảo sự tập trung thống nhất và chặt chẽ trong việc chỉ đạo công tác kế toán, đảm bảo cho lãnh đạo Công ty có thể kiểm tra, chỉ đạo sát sao mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở thông tin do phòng kế toán cung cấp kịp thời và chính xác. Hình thức này tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyên môn hóa, phân công lao động, nâng cao trình độ của nhân viên kế toán.

Với quy mô, đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty như trên, Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung.

Chú thích:

: Ghi hằng ngày

: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ : Quan hệ đối chiếu

Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty theo hình thức Nhật ký chung

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Công ty Cổ phần Dược –TTBYT Bình Định)

Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán kiểm tra tính hợp lý hợp lệ của chứng từ tiến hành phân loại, nhập số liệu vào các phiếu xuất vật tư, phiếu thu, chi..; đối chiếu số liệu theo thời gian rồi ghi nhận trên nhật ký chung, đồng thời bảo quản lưu trữ chứng từ. Sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản phù hợp.

Chứng từ gốc

Sổ nhật ký

đặc biệt Nhật ký chung Sổ chi tiết

Sổ cái Bảng tổng hợp chi

tiết

Bảng cân đối số phát sinh

Đến cuối tháng sẽ tổng hợp lại sổ cái chi tiết, lên bảng tổng hợp để đối chiếu với sổ tài khoản tương ứng. Từ sổ cái so sánh với bảng tổng hợp chi tiết, kế toán tổng hợp sẽ tiến hành lên bảng cân đối số phát sinh làm căn cứ để lập báo cáo tài chính.

Để thuận tiện cho việc cập nhật và lưu trữ dữ liệu, đồng thời cung cấp thông tin cần thiết một cách nhanh chóng đến người quản lý và các bộ phận có liên quan, công ty sử dụng phần mềm kế toán IAS, do đại học Khoa học tự nhiên viết và sử dụng mạng nội bộ để chuyển thông tin giữa các bộ phận, mỗi nhân viên sử dụng máy tính với mật mã riêng để làm việc hằng ngày.

Chính sách kế toán:

Chế độ kế toán Công ty sử dụng là chế độ kế toán Việt Nam (VAS) hoặc chế độ kế toán khác được Bộ tài chính chấp nhận.

Niên độ kế toán: Năm tài chính kế toán của công ty bắt đầu từ ngày đầu tiên của tháng 1 hàng năm và kết thúc vào ngày thứ 31 của tháng 12 cùng năm. Năm tài chính đầu tiên bắt đầu từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và kết thúc vào ngày thứ 31 của tháng 12 sau ngày cấp Giấy giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đó.

Đơn vị tiền tệ sử dụng: VNĐ

Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ.

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. Phương pháp tính giá xuất vật liệu: Thực tế đích danh

Phương pháp tính giá xuất CCDC: Thực tế đích danh Phương pháp tính khấu hao: Phương pháp đường thẳng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần dược trang thiết bị y tế bình định (Trang 52 - 56)