Hạn chế và khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần dược trang thiết bị y tế bình định (Trang 82 - 86)

7. Kết cấu của đề tài

2.3.2. Hạn chế và khó khăn

Bên cạnh sự thuận lợi và các ưu điểm, nhóm phân tích cho rằng Công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế nên vấp phải không ít khó khăn trong quá trình phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty:

- Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 900 Công ty Dược phẩm lớn nhỏ khác nhau, thị trường nhỏ lại bị xé lẻ nhiều nên xuất hiện hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh là điều tất yếu. Đặc biệt là sự cạnh tranh khốc liệt từ Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương I (Pharbaco) là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Bidiphar trên phân khúc điều trị ung thư: Cả hai Công ty đều có cùng loại sản phẩm điều trị ưng thư và dạng bào chế. Ngoài ra, do tâm lý người Việt Nam luôn thích và tin tưởng dùng sản phẩm ngoại, chính vì vậy các Công ty Dược phẩm ở nước ngoài cũng là những đối thủ cạnh tranh lớn mà Công ty cần lưu ý đến.

- Các nhà quản lý chưa thực sự quan tâm và đầu tư đúng mức đến việc phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty, một phần nguyên nhân là do hạn chế về sự tiếp cận công nghệ do nhiều cán bộ đã lớn tuổi, đại đa số đều có chuyên môn dược sĩ, rất ít người có chuyên môn về công nghệ thông tin, tài chính, kinh tế nên chưa thích ứng kịp với các phần mềm mới.

- Xuất phát từ sự thiếu những chính sách hỗ trợ, tác động từ các chính sách kinh tế tài chính vĩ mô của Nhà nước, của các tổ chức nghề nghiệp để tiếp sức cho Công ty xây dựng, phát triển và hoàn thiện hoạt động kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Hơn nữa, ở Việt Nam việc công bố

các chỉ tiêu kinh tế chung ở từng ngành, từng khu vực chưa được phổ biến cũng như các thông tin kinh tế chung, thông tin về thị trường còn chung chung, mang tính định tính nhiều chứ không có tính định lượng nên việc thu thập, xử lý thông tin để so sánh còn mang tính lý thuyết, chưa thực sự đánh giá được xu thế biến động của các chỉ tiêu có phù với định hướng phát triển của Công ty nói và xu thế chung hiện nay của ngành hay không.

- Các quy định, hướng dẫn thường xuyên thay đổi và không đồng bộ nên ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

- Kết quả kinh doanh trong năm 2016-2018 sẽ tăng trưởng chậm do nhà máy mới đang trong quá trình xây dựng, nếu không cẩn thận nhà máy có thể không đạt tiêu chuẩn GMP-PICs.

- Công tác dự toán tình hình sử dụng hàng tồn kho cũng có nhiều hạn chế trong giai đoạn này, hàng tồn kho của giai đoạn liên tục tăng. Mặc dù nguyên nhân chính của sự tăng này là do Công ty mở rộng quy mô tiêu thụ song Công ty không nên chủ quan khi mà HTK cứ tiếp tục tăng cao hơn tốc độ tăng của DTT.

- Các thiết bị máy tính còn chậm, không ổn định và chưa có sự gắn kết giữa các bộ phận liên quan khiến cho bộ phận thống kê còn gặp nhiều khó khăn.

- Dược phẩm là một mặt hàng đặc biệt yêu cầu phải được sản xuất và lưu trữ theo một quy trình nghiêm ngặt và chặt chẽ, trong khi đó nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất lại không ổn định, ngành công nghiệp dược lệ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu nên việc tìm kiếm nguyên liệu đầu vào phù hợp, có chất lượng cao luôn là thách thức đối với Công ty khi giá nguyên liệu của thế giới biến động liên tục do lạm phát cao, tỷ giá ngoại tệ dao động là một yếu tố hết sức bất lợi... Bên cạnh đó kho lưu trữ của Công ty thời gian sử dụng đã lâu gây khó khăn không ít cho công tác thu mua, bảo quản và sản xuất liên tục, tránh tổn thất do nguyên liệu không đạt yêu cầu gây ra.

- Do đặc thù sản xuất kinh doanh tại Công ty, sản xuất dược phẩm với trên 300 mặt hàng tạo nên sự phức tạp, khó khăn trong quá trình hạch toán tại đơn vị.

- Khả năng sinh lời từ doanh thu của Công ty trong giai đoạn này bị giảm xuống . Mặc dù doanh thu thuần tăng, tuy nhiên do chi phí cũng tăng lên làm tốc độ

tăng lợi nhuận sau thuế thấp hơn tốc độ tăng của DTT, chính điều này đã làm cho ROS giảm xuống.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, dựa trên cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Công ty Cổ phần Dược – TTBYT Bình Định bao gồm những nội dung về lịch sử hình thành và phát triển, đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh cùng với vai trò và xu thế phát triển của Công ty. Công ty có quy mô lớn, phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh lớn trong ngành dược phẩm và trang thiết bị y tế, các sản phẩm mang thương hiệu của Công ty đã khẳng định được uy tín với người tiêu dùng trong cả nước. Tuy nhiên, có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện môi trường kinh doanh thay đổi và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, Công ty vẫn cần đổi mới phương thức quản lý của mình. Trọng tâm chương này đã phân tích thực trạng của Công ty thông qua các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi và năng lực hoạt động tại Công ty. Thông qua thực trạng phân tích, đánh giá những ưu điểm, hạn chế của Công ty, tìm ra nguyên nhân làm tiền đề để xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty trong chương 3.

Việc phân tích hiệu quả kinh doanh giúp Công ty nhìn nhận được một cách tổng thể tình hình hoạt động kinh doanh, những mặt đã làm được và chưa làm được. Đồng thời, việc phân tích sẽ giúp Công ty tìm ra được nguyên nhân của các ưu và nhược điểm trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, làm căn cứ để cải thiện hoạt động kinh doanh tại Công ty.

Chương 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần dược trang thiết bị y tế bình định (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)