Phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần dược trang thiết bị y tế bình định (Trang 28 - 30)

7. Kết cấu của đề tài

1.3. Phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh

Theo Giáo trình “Phân tích hoạt động kinh doanh” của PGS. TS. Phạm Văn Dược – Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (2011), tác giả cho rằng có nhiều phương pháp được sử dụng để phân tích hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp, cụ thể là:

1.3.1. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng nhiều trong quá trình phân tích hiệu quả kinh doanh. Phương pháp này được sử dụng để đánh giá kết quả, chỉ ra sự khác biệt, xác định nhịp điệu, tốc độ và xu hướng biến động khái quát của từng chỉ tiêu trong khoảng thời gian ngắn nhất về tình hình hoạt động của doanh

nghiệp giữa các kỳ kinh doanh khác nhau, phục vụ việc ra quyết định kinh doanh. Để áp dụng phương pháp so sánh, các nhà phân tích cần phải chú trọng đến các nội dung cơ bản của phương pháp như: Điều kiện so sánh được của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu; gốc so sánh, các dạng so sánh chủ yếu. Tùy theo yêu cầu, mục đích, tùy theo nguồn số liệu và tài liệu phân tích mà sử dụng số liệu chỉ tiêu phân tích khác nhau.

- Điều kiện so sánh: Để kết quả so sánh có ý nghĩa thì các chỉ tiêu sử dụng so sánh phải thống nhất về các mặt sau:

 Phải cùng phản ánh nội dung kinh tế.

 Phải cùng phương pháp tính toán.

 Phải cùng một đơn vị đo lường.

 Phải cùng một khoảng thời gian hạch toán.

- Kỹ thuật so sánh: Để đáp ứng các mục tiêu so sánh người ta thường sử dụng các kỹ thuật so sánh bằng số tuyệt đối và so sánh bằng số tương đối. So sánh bằng số tuyệt đối là so sánh mức độ đạt được của chỉ tiêu kinh tế ở những khoảng thời gian và không gian khác nhau nhằm đánh giá sự biến động về qui mô, khối lượng của chỉ tiêu kinh tế đó. So sánh bằng số tương đối là thương số giữa kỳ báo cáo và kỳ gốc so sánh của chỉ tiêu kinh tế. Cách so sánh này cho thấy kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các chỉ tiêu phân tích. Ngoài ra, nhà phân tích còn sử dụng phương pháp so sánh có liên hệ giữa chỉ tiêu phân tích với một chỉ tiêu kinh tế tổng quát khác để thấy rõ khả năng tận dụng nguồn lực của doanh nghiệp.

- Phương thức so sánh:

 So sánh ngang (so sánh giữa các kỳ);

 So sánh dọc (so sánh kết cấu);

 So sánh số bình quân (so sánh với số trung bình ngành hoặc bình quân của một thời kỳ).

- Ưu nhược điểm của phương pháp:

 Nhược điểm: Chỉ mới dừng lại ở việc đánh giá trạng thái biến đổi tăng lên hay giảm xuống của các chỉ tiêu mà không thấy được bản chất dẫn đến sự biến đổi đó, hay nói cách khác, phương pháp so sánh chưa thể giúp xác định nguyên nhân để đề xuất giải pháp.

1.3.2. Phương pháp liên hệ cân đối

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hình thành nhiều mối liên hệ cân đối về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh như: Quan hệ cân đối giữa tổng tài sản và tổng nguồn vốn hình thành tài sản, giữa nguồn thu, chi và kết quả, giữa nhu cầu sử sụng vốn và khả năng thanh toán, giữa nguồn huy động và sử dụng vật tư trong sản xuất kinh doanh... Các mối liên hệ cân đối này nếu được đảm bảo sẽ phản ánh một phần hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang diễn ra đều đặn và bền vững.

Phương pháp liên hệ cân đối là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế khi mà giữa chúng tồn tại mối quan hệ cân bằng, có thể nói rằng mối liên hệ cân đối dựa trên cơ sở là cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình sản xuất kinh doanh. Dựa vào các mối quan hệ cân đối này, nhà phân tích sẽ xác định được ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng phân tích. Phương pháp liên hệ cân đối được sử dụng nhiều trong công tác lập và xây dựng kế hoạch và ngay cả trong công tác hạch toán để nghiên cứu các mối liên hệ về lượng của các yếu tố và quá trình kinh doanh. Trên cơ sở đó có thể xác định ảnh hưởng của các nhân tố.

Để áp dụng phương pháp liên hệ cân đối, các nhà phân tích thường lập bảng số liệu theo tính cân đối của hiện tượng kinh tế cần phân tích, có thể kết hợp thêm các phương pháp phân tích khác như phương pháp chi tiết, phương pháp so sánh,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần dược trang thiết bị y tế bình định (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)