Kết thúc phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần dược trang thiết bị y tế bình định (Trang 41)

7. Kết cấu của đề tài

1.5.3. Kết thúc phân tích

Kết thúc phân tích là khâu cuối cùng của tổ chức phân tích hiệu quả kinh doanh. Dựa trên cơ sở kết quả phân tích được, nhà quản lý phải tổng hợp và đánh giá được bản chất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ rõ những ưu nhược điểm trong quá trình quản lý doanh nghiệp. Từ đó đề ra biện pháp khắc phục các nhược điểm, phát huy các ưu điểm, khai thác khả năng tiềm tàng để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Ngày nay, với sự chuyển biến nhanh chóng của môi trường kinh doanh và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các Công ty phải nghiên cứu và đưa vào ứng dụng nhiều phương thức quản lý mới trong Công ty. Trong đó, việc phân tích hiệu quả kinh doanh là hoạt động quan trọng để phát hiện khả năng tiềm tàng trong kinh doanh. Thông qua phân tích hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp chúng ta mới thấy rõ được các nguyên nhân, nhân tố cũng như nguồn gốc phát sinh của các nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng, từ đó để có các giải pháp cụ thể và kịp thời trong công tác tổ chức và quản lý sản xuất.

Qua chương 1, tác giả đã hệ thống hóa được các vấn đề lý luận về hiệu quả kinh doanh, trình bày nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh, các phương pháp phân tích cùng với nội dung tổ chức phân tích hiệu quả kinh doanh trong các Công ty. Nội dung được trình bày trong chương 1 làm cơ sở lý luận để phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dược – TTBYT Bình Định ở chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – TTBYT BÌNH ĐỊNH 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

Công ty Dược – TTBYT Bình Định nguyên trước đây là Xí nhiệp Dược phẩm II Bình Định, được thành lập tháng 9/1980. Trong thời gian đầu mới thành lập, cơ sở vật chất và mặt bằng sản xuất còn nhiều hạn chế, máy móc thiết bị cũ kỹ và lạc hậu.

Tháng 3/1983, UBND tỉnh quyết định xác nhập Xí nghiệp dược phẩm II Bình Định vào xí nghiệp liên hiệp dược Nghĩa Bình.

Đến tháng 9/1989, UBND tỉnh quyết định tách xí nghiệp xa khỏi xí nghiệp liên hiệp dược Nghĩa Bình. Xí nghiệp hoạt động độc lập trực thuộc Sở y tế và là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập có đầy đủ tư các pháp nhân.

Ngày 05/5/1995, UBND tỉnh Bình Định quyết định hợp nhất xí nghiệp dược phẩm Bình Định và công ty vật tư y tế Bình Định thành một đơn vị mới, lấy tên là công ty Dược – TTBYT Bình Định và đặt tại 498 Nguyễn Thái Học – Thành phố Quy Nhơn. Công ty thành lập theo quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước số 922/QĐ-UB ngày 05/5/1995. Công ty được cấp giấy phép kinh doanh số 109600 ngày 02/1/1996 của Ủy ban kế hoạch nay là Sở kế hoạch đầu tư và xuất khẩu trực tiếp theo giấy phép xuất khẩu trực tiếp số 3011014/GP ngày 18/4/1994 của Bộ thương mại.

Công ty có tên giao dịch đối ngoại: BINH DINH PHARMACEUTICAL AND MEDECAL EQUIMENT JOINT STOCK COMPANY và được viết tắt là BIDIPHAR.

Năm 1996, công ty đã đầu tư và phân xưởng in và sản xuất bao bì carton trị giá 3 tỷ đồng, đồng thời cũng trong năm này công ty đã tiếp nhận xí nghiệp nước ngọt Quy Nhơn cũ và thành lập xí nghiệp nước khoáng đặt tại 298 Bạch Đằng – Thành phố Quy Nhơn.

Năm 1997 công ty được Sở y tế giao thêm nhiệm vụ sản xuất và cung cấp muối tốt phục vụ nhân dân trong tỉnh nên công ty đã thành lập thêm xí nghiệp muối Mỹ Quang đặt tại huyện Phù Mỹ. Tuy cơ sở vật chất ban đầu còn nhiều khó khăn nhưng xí nghiệp đã tổ chức sản xuất, cung cấp đủ muối Iốt cho nhu cầu nhân dân trong tỉnh.

Năm 1998, Ban lãnh đạo công ty quyết định đầu tư xây dựng nhà máy Dược phẩm GMP (thực hành sản xuất thuốc tốt) và quản lý chất lượng theo hệ thống ISO 9001:2000, thành lập mới phòng đảm bảo chất lượng QA.

Tháng 01/1999, công ty tiến hành cổ phần hóa phân xưởng in và bao bì carton.

Năm 2000, công ty đã đầu tư hoàn chỉnh nhà máy mới chuyên sản xuất thuốc Tiêm – Dịch truyền với diện tích mặt bằng gần 2.000m2, công suất gấp 4 lần nhà xưởng cũ. Hiện nay, phân xưởng thuốc Tiêm của công ty là một trong những nơi sản xuất thuốc Tiêm hàng đầu Việt Nam.

Năm 2005: Thành lập mới 02 đơn vị trực thuộc là Công ty TNHH MTV do Bidiphar làm chủ sở hữu 100% vốn: Tách Xí nghiệp Nước khoáng Chánh Thắng (đơn vị hạch toán trực thuộc Bidiphar) thành lập Công ty TNHH MTV Nước Khoáng Quy Nhơn theo Quyết định 1275/QĐ-CTD ngày 28/12/2005 của Giám đốc Công ty, hoạt động SXKD trong lĩnh vực thực phẩm. Thành lập mới Công ty TNHH MTV Muối Bình Định từ Xí nghiệp Muối I-ốt trực thuộc, hoạt động SXKD muối I-ốt và thực phẩm khác, theo Quyết định số 1166/QĐ-CTD ngày 25/11/2005 của Giám đốc Công ty Dược-TTBYT Bình Định.

Năm 2006: Bidiphar chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, theo Quyết định thành lập số 102/2006/QĐ-UBND ngày 27/6/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định. Góp vốn thành lập Công ty Cổ phần khoáng sản Biotan, hoạt động trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản. Bidiphar chiếm 10% vốn điều lệ. Ngoài ra công ty còn đầu tư nâng cấp Nhà máy dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP-WHO.

Năm 2007: Góp vốn thành lập Công ty Cổ phần Cao su Bidiphar, quản lý vốn đầu tư sang Lào: Trồng và chăm sóc 5.000 ha cao su tại tỉnh Sê-kông (CHDCND Lào), trong đó Bidiphar chiếm 30% vốn điều lệ.

Năm 2008: Tách bộ phận sản xuất dược phẩm thuộc Bidiphar thực hiện cổ phần hóa thành lập Công ty Cổ phần Dược phẩm Bidiphar 1. Bidiphar 1 góp vốn với một số cổ đông khác thành lập Công ty cổ phần dược phẩm Bidiphar 2, sau đó Bidiphar 2 liên doanh với Tập đoàn Fresenius Kabi (Đức) thành lập Công ty cổ phần Fresenius Kabi Bidiphar (viết tắt FKB).

Năm 2009: Thực hiện tái cơ cấu vốn đầu tư tại Công ty CBF Pharma, Bidiphar thực hiện chủ trương của Tỉnh bán hết phần vốn Nhà nước tại Công ty CBF Pharma và hoàn tất việc thu hồi vốn vào tháng 12/2011, để chuyển sang các dự án đầu tư khác.

Ngày 01/7/2010: Chuyển Công ty mẹ từ DN Nhà nước sang hình thức Công ty TNHH MTV do UBND Tỉnh làm chủ sở hữu (100% vốn Nhà nước) theo Quyết định số 264/QĐ-UBND ngày 23/06/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định.

Ngày 01/3/2014: Chuyển đổi từ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành Công ty cổ phần theo Quyết định số 3439/QĐ-CTUBND ngày 20/11/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định và Nghị quyết Đại hội cổ đông thành lập Công ty cổ phần Dược –TTBYT Bình Định (Bidiphar) ngày 26/2/2013. Bidiphar bắt đầu hoạt động theo Luật DN cho đến nay.

Năm 2015: Hoàn tất sát nhập Bidiphar 1 vào Bidiphar và chính thức hoạt động vào 01/01/2015. Hoàn tất thoái 100% vốn Bidiphar đầu tư tại Công ty Cổ phần Muối và Thực phẩm Bình Định.

Hiện tại, Bidiphar sản xuất nhiều loại sản phẩm thuốc tân dược, vật tư y tế đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước. Bên cạnh đó còn có các đơn vị trực thuộc SXKD nhiều lĩnh vực khác nhau. Những sản phẩm do công ty làm ra đã được thị trường chấp nhận, từng bước khẳng định được vị trí của mình trên thị trường trong nước và mở rộng xuất khẩu.

2.1.2. Vốn điều lệ hiện tại của Công ty

Vốn điều lệ: 523.790.000.000 VND (bằng chữ: Năm trăm hai mươi ba nghìn bảy trăm chín mươi triệu đồng chẵn).

Tổng số vốn điều lệ của Công ty được chia thành 52.379.000 cổ phần phổ thông với mệnh giá 10.000 đồng/ cổ phần. Trong đó:

- Cổ đông nhà nước: 17.460.755 cổ phần, chiếm tỷ lệ 33,34% vốn điều lệ. - Các cổ đông khác: 34.918.245 cổ phần, chiếm tỷ lệ 66,66% vốn điều lệ.

(Nguồn: BIDIPHAR)

2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty

 Chức năng:

- Sản xuất kinh doanh các mặt hàng dược phẩm được sự cho phép của Bộ y tế. - Kinh doanh và cung cấp các loại thuốc tân dược, hóa chất, dụng cụ y tế, vật tư và trang thiết bị y tế cho các bệnh viện, sợ y tế.

- Xuất nhập khẩu trực tiếp các loại dược phẩm, dược liệu, vật tư thiết bị, phương tiện phục vụ y tế.

- Mua bán hóa chất, vắc – xin, sinh phẩm miễn dịch, hóa chất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực y tế

- Dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, dịch vụ tư vấn quản lý bảo đảm chất lượng trong sản xuất thuốc. Cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm.

- Sản xuất mua bán vật tư nông, lâm nghiệp. Trồng và chế biến sản phẩm từ cây công nghiệp ngắn và dài ngày. Sản xuất chế biến gỗ. Mua bán hàng nông lâm sản, thủ công mỹ nghệ.

- Sản xuất các loại nước khoáng, nước giải khát. Sản xuất giấy nguyên liệu, bao bì carton, in ấn các loại ấn phẩm, sản xuất muối I-ốt.

- Sản xuất lọ, ống thủy tinh dùng cho công nghiệp dược phẩm, tiêu dùng. - Khai thác và chế biến khoáng sản. Vận chuyển hàng hóa bằng ô tô.

 Nhiệm vụ của công ty:

- Sản xuất và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.

- Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, quản lý xuất nhập khẩu của Nhà nước.

- Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng mua bán, hợp đồng đầu tư với các tổ chức kinh tế quốc doanh, các thành phần kinh tế khác và nước ngoài.

- Quản lý tốt cán bộ công nhân viên của công ty theo đúng chính sách, chế độ của Nhà nước, không ngừng cải thiện điều kiện lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả trong quản lý.

- Làm tốt công tác bảo hộ an toàn lao động, trật tự xã hội, bảo vệ môi trường.

2.1.4. Khái quát kết quả và hiệu quả kinh doanh tại Công ty từ năm 2015-2016 2015-2016

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty từ năm 2015-2016

T

T CHỈ TIÊU NĂM 2015 NĂM 2016

CHÊNH LỆCH

Năm 2016 so với năm 2015

(+/-) %

1 DDT về BH và

CCDV 1.266.145.619.658 1.442.509.289.677 +176.363.670.019 +13,929 2 DT hoạt động tài

chính 17.714.871.417 16.213.594.465 -1.501.276.952 -8,475 3 Lợi nhuận thuần

từ HĐKD 129.755.780.350 175.844.394.535 +46.088.614.185 +35,52 4 Lợi nhuận khác 144.141.603.638 36.649.756 -144.104.953.882 -99,975 5 Tổng LNKT

trước thuế 273.855.511.432 175.881.044.291 -97.974.467.141 -35,776 6

Lợi nhuận sau

thuế TNDN 214.765.503.877 141.491.537.934 -73.273.965.943 -34,118

Qua bảng khái quát KQKD của Công ty có thể thấy DTT về BH và CCDV có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2015 là 1.266.145.619.658 đồng và năm 2016 là 1.442.509.289.677 (tăng 176.363.670.019 đồng so với năm 2015). DT từ hoạt động tài chính giảm nhẹ, cụ thể năm 2015 là 17.714.871.417 đồng và năm 2016 là 16.213.594.465 đồng (giảm 1.501.276.952 đồng). Ngoài ra, chỉ tiêu lợi nhuận thuần từ HĐKD cũng tăng qua các năm. Dù lợi nhuận sau thuế TNDN năm 2016 có giảm 73.273.965.943 đồng so với năm 2015 nhưng vẫn cao nên nhìn chung trong 2 năm qua, Công ty làm ăn có hiệu quả.

2.1.5. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật tại Công ty

 Mặt hàng sản xuất kinh doanh:

- Sản phẩm của Công ty khá đa dạng bao gồm các loại dược phẩm chữa bệnh, dược liệu, vật tư TTBYT, muối I-ốt và các loại nước khoáng, nước ngọt có gas… Trong đó, dược phẩm là mặt hàng chủ yếu của Công ty. Hiện nay, công ty có khoảng trên 200 sản phẩm thuốc được cho phép lưu hành trên toàn quốc và một số mặt hàng xuất khẩu ra nước ngoài như: Hồng Kông, Mông Cổ và một số nước Châu Âu,…

- Mặt hàng thuốc tân dược của Công ty gồm nhiều chủng loại, mẫu mã và công dụng như: Thuốc tiêm (Gentamicin 80mg, Lincomycin 600mg, Natriclorua 0,9%,…), thuốc viên (viên nang Paracetamol, viên nén Glucovital C, viên bao Ciprofloxacin 500mg,…), thuốc nước và thuốc bột,… Riêng hai nhóm sản phẩm có tính chiến lược của công ty là sản phẩm thuốc tiêm và thuốc viên, hai nhóm sản phẩm này đã đạt tiêu chuẩn GMP do Vương quốc Anh công nhận.

- Dược phẩm là một mặt hàng đặc biệt có ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc của mọi người vì vậy nó được sản xuất theo một quy trình nghiêm ngặt và chặt chẽ. Trong quá trình sản xuất nếu có sản phẩm hỏng, không đạt tiêu chuẩn thì không được nhập kho và cần xử lý lại đến khi đạt yêu cầu mới được phép nhập kho.

 Đặc điểm nguyên vật liệu:

- Nguyên vật liệu dùng trong hoạt động sản xuất của công ty là các loại hóa chất, dược liệu, bao bì,… yêu cầu phải đạt chuẩn theo quy định, bảo quản theo chế độ riêng.

- Nguồn nguyên liệu của công ty chủ yếu mua từ hai nguồn chính: Các loại hóa chất dùng vào sản xuất chính của công ty chủ yếu được nhập từ nước ngoài, một số ít được mua từ đại lý trong nước. Các nguyên liệu phụ và nguyên liệu khác được thu mua chủ yếu từ các nguồn trong và ngoài tỉnh nhưng nguồn cung cấp thường không ổn định. Nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản của sản xuất quyết định đến chất lượng sản phẩm và sự tồn tại của công ty, nó chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành (từ 70% - 80% giá trị sản phẩm). Vì vậy công ty rất chú trọng công tác thu mua, bảo quản và sản xuất liên tục nhằm hạn chế các tổn thất do nguyên liệu không đạt yêu cầu gây ra.

 Công nghệ sản xuất:

- Dược phẩm của công ty được sản xuất trên các dây chuyền thiết bị hiện đại, đa dạng về hình thức, phong phú về chủng loại; nhiều năm liền nhận các giải thưởng chất lượng trong các kỳ hội chợ hàng công nghiệp Việt Nam và thật sự đã được khách hàng trong và ngoài nước tin dùng.

 Hệ thống cung cấp khí sạch cho nhà máy: Khí lạnh từ hệ thống trung tâm cung cấp cho phân xưởng, được lọc qua ba cấp: Lọc thô, lọc sơ cấp và lọc thứ cấp. Tùy theo yêu cầu và chức năng từng phòng, cấp độ của lọc thứ cấp đạt hiệu năng khác nhau. Phòng đen: 85%, phòng xám: 95%, phòng trắng: 99,99%. Nhiệt độ trong khu vực sản xuất được kiểm soát và điều chỉnh từ 18-250C; áp suất giữa các vùng sạch chênh lệch 5 pascal, ngăn ngừa sự nhiễm bẩn từ môi trường.

 Dây chuyền sản xuất thuốc tiêm liên hoàn tự động: Với hệ thống súc rửa, xử lý ống bằng sóng siêu âm, sấy tiệt trùng bằng luồn không khí nóng 3000C được thổi qua Laminar với kích thước lỗ lọc 0,22m; hiệu năng lọc 99,99%. Đóng ống dưới luồng không khí song song có Laminar lọc khuẩn gồm 18 kim vừa đóng thuốc, vừa thổi khí trơ và hàn kín ống.

 Dây chuyền sản xuất thuốc tiêm truyền: Được thiết kế tự động hoàn toàn với dây chuyền này thì nguyên liệu nhựa nhập ngoại được kiểm tra kỹ với các yêu cầu nghiêm ngặt về lý hóa và độ sạch theo tiêu chuẩn vỏ đựng thuốc tiêm. Dung dịch thuốc được pha chế trong điều kiện vô khuẩn, chuyển đến bộ phận chứa của máy. Sau đó, máy vừa thổi chai định hình vừa đóng dịch, vừa hàn kín miệng. Nhờ

hệ thống băng tairm chai được đưa đến bộ phận đánh sạch Pavia đậy nắp ngoài và hàn siêu âm tự động.

2.1.6. Đặc điểm tổ chức quản lý tại Công ty

Bộ máy quản trị tại Bidiphar được tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến – chức năng. Mô hình quản lý của Công ty được thể hiện như sau:

(Nguồn: http://www.bidiphar.com)

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty

Công ty đã xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến – chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần dược trang thiết bị y tế bình định (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)