Đặc điểm hoạt động dạy học ở Tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động sử dụng phương tiện dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện vạn ninh, tỉnh khánh hòa (Trang 34)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.1. Đặc điểm hoạt động dạy học ở Tiểu học

Lứa tuổi HS tiểu học có nhu cầu nhận thức phát triển khá rõ nét, từ nhu cầu tìm hiểu những sự vật, hiện tƣợng riêng lẻ đến nhu cầu phát hiện những nguyên nhân và quy luật các mối liên hệ, mối quan hệ.

Tƣ duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ƣu thế ở tƣ duy trực quan hành động. Các phẩm chất tƣ duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tƣ duy trừu tƣợng khái quát

Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi, lớp 4, 5 bắt đầu biết khái quát hóa lý luận. Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức còn sơ đẳng ở phần đông học sinh tiểu học.

Loại trí nhớ trực quan hình tƣợng chiếm ƣu thế hơn trí nhớ từ ngữ. Giai đoạn lớp 1, 2 ghi nhớ máy móc phát triển tƣơng đối tốt và chiếm ƣu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa. Nhiều học sinh chƣa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, chƣa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chƣa biết cách khái quát hóa hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ tài liệu. Giai đoạn lớp 4, 5 ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ đƣợc tăng cƣờng. Ghi nhớ có chủ định đã phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ mức độ tích cực tập trung trí tuệ của các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình cảm hay hứng thú của các em... Vì những đặc điểm tâm sinh lý của HS tiểu học mà ngƣời GV cần phải có kỹ năng điều khiển hoạt động học, tổ chức, biết căn cứ vào nội dung bài học để lựa chọn hình ảnh trực quan, phƣơng tiện trực quan, vật thực, vật tƣợng trƣng... Các PTDH hƣớng dẫn HS phân tích hình ảnh trực quan để làm bộc lộ nội dung khái niệm; GV hƣớng dẫn HS thay thế bằng ký hiệu, vật trực quan để thay thế

khái niệm, chuyển dần khái niệm vào trong đầu.

HS tiểu học cảm thấy chán học và mệt mỏi khi chỉ nhìn thấy mãi một hình ảnh GV. Có nhà giáo dục cho rằng: trẻ em không sợ học mà chỉ sợ những tiết học nhàm chán, đơn điệu. Lúc đó, HS mong muốn đƣợc nhìn một cái gì khác ngoài GV, để tạo ra cảm giác thoải mái khi thấy cái mới đó là PTDH để thu nhận kiến thức.

Khi dạy ở bậc tiểu học, để có một bộ môn chất lƣợng đáp ứng đƣợc yêu cầu thì việc sử dụng PTDH cần đƣợc kết hợp hài hoà với các PPDH một cách logic. Để có hiệu quả cao thực sự, mọi GV trong nhà trƣờng đều có thể sử dụng PTDH giảng dạy ở tất cả các khối lớp (1, 2, 3, 4, 5)

Xác định và sử dụng tốt PTDH tức là đã xác định đƣợc cái đích cần đạt của mỗi bài và của môn học, là sự thiết kế các hoạt động cơ bản của HS tiểu học trong việc tìm tòi, chiếm lĩnh tri thức mới. Có thể nói, việc sử dụng PTDH trong dạy học sẽ mang lại những kết quả khả quan, làm thay đổi nhận thức của GV về đổi mới PPDH, kích thích học sinh hứng thú học tập. Tạo ra một môi trƣờng giáo dục mang tính tƣơng tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc trò chép” mà HS đƣợc khuyến khích và tạo điều kiện chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình học tập, tự rèn luyện của bản thân.

Các PPDH mới nhằm giải quyết tốt ba vấn đề: cá biệt hóa quá trình dạy học; tăng cƣờng khả năng tự lập, tích cực hóa quá trình nhận thức của HS. Để phù hợp với các PPDH mới, việc sử dụng PTDH phải thay đổi về loại hình, cấu trúc và phƣơng pháp sử dụng.

Để phù hợp với nội dung dạy học, việc sử dụng PTDH phải thỏa mãn những yêu cầu về tính khoa học và giúp HS lĩnh hội tốt hơn các khái niệm, lý thuyết khoa học, đảm bảo sự thống nhất giữa dạy học và giáo dục; phải đảm bảo cho việc tổ chức các giờ, tự chọn, nội khóa, ngoại khóa...Nội dung chứa đựng trong mỗi PTDH phải thực sự quan trọng đối với việc học tập và hoạt

động tƣơng lai của học sinh, phải giúp HS nắm vững khoa học hiện đại, hƣớng tới những lý thuyết, sự kiện cơ bản, góp phần vận dụng sớm và có hệ thống những kiến thức đã học để nghiên cứu các hiện tƣợng thực tiễn.

Ở bậc tiểu học, để thành công trong dạy học “lấy người học làm trung tâm” và HS học theo hƣớng tiếp cận năng lực thì PTDH là một yếu tố không thể thiếu đƣợc. PTDH có quan hệ mật thiết với các yếu tố ngƣời dạy và ngƣời học. Việc dạy học “lấy người học làm trung tâm” có quan hệ mật thiết với PTDH: nâng cao tính tích cực, chủ động hơn khi tham gia vào quá trình học tập và ngƣời học đƣợc tổ chức hoạt động, đƣợc hoạt động nhiều hơn, tự chiếm lĩnh kiến thức.

Phƣơng tiện dạy học làm cho tiết học trở nên sinh động, dễ hiểu, là công cụ hỗ trợ hiệu quả nhất trong tiết dạy. Lý thuyết đƣợc kết hợp với thực hành giúp cho học sinh nhớ kiến thức lâu và sâu hơn, giúp việc học trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả. Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới PPDH. Chính vì vậy việc sử dụng PTDH kết hợp hài hoà với PPDH mang lại hiệu quả góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học ở bậc Tiểu học.

1.3.2. Vai trò phương tiện dạy học ở trường Tiểu học

Phƣơng tiện dạy học là cầu nối để ngƣời học, ngƣời dạy cùng hành động tƣơng hợp với nhau, nó góp phần quyết định chất lƣợng đào tạo, hỗ trợ đắc lực cho thực hiện đổi mới phƣơng pháp dạy học. Khi GV và HS sử dụng PTDH sẽ làm gia tăng cƣờng độ lao động học tập của HS, giúp GV và HS mất ít thời gian và công sức vào tổ chức hoạt động phụ trong lớp, đặc biệt giúp học sinh dễ hiểu bài, hiểu bài sâu sắc hơn và nhớ bài lâu hơn.

Phƣơng tiện dạy học giúp cho học sinh phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là khả năng quan sát, tƣ duy (phân tích, tổng hợp các hiện tƣợng, rút

ra những kết luận có độ tin cậy...). Giúp GV tiết kiệm đƣợc thời gian trên lớp trong mỗi tiết học và điều khiển đƣợc hoạt động nhận thức của HS, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của các em đƣợc thuận lợi và có hiệu suất cao.

Sử dụng PTDH đúng lúc và đúng chỗ, với những phƣơng pháp và lời dẫn thích hợp của GV giúp HS phát triển óc quan sát, khả năng phân tích, tổng hợp và so sánh, hình thành đƣợc nhân cách tốt khi sử dụng PTDH, bồi dƣỡng cho HS khả năng quan sát, tính cần cù, trung thực, tác phong làm việc nghiêm túc, ngăn nắp, khoa học.

Tóm lại: PTDH đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lƣợng quá trình dạy- học. Bởi vì nó là một thành tố của quá trình dạy - học và có quan hệ tƣơng hỗ với tất cả các thành tố khác của quá trình dạy học. Do đó quản lý để nâng cao hiệu quả sử dụng PTDH là một trong những yếu tố để góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục.

1.3.3. Hệ thống phương tiện dạy học ở Tiểu học

Sơ đồ1.1: Hệ thống phƣơng tiện dạy học

Hệ thống phƣơng tiện dạy học gồm:

Nhóm sách và tài liệu học tập: là tài liệu mà Bộ GD&ĐT ban hành theo chƣơng trình bậc Tiểu học.

Nhóm các tài liệu và phƣơng tiện trực quan: Phƣơng tiện nghe nhìn và phƣơng tiện trực quan trong đó:

Phƣơng tiện nghe nhìn: có tính năng tái hiện hiện thực thông qua âm thanh, hình ảnh và có tác động mạnh đến xúc cảm và nhận thức của học sinh.

Phƣơng tiện dạy học

Sách và tài liệu học tập

Các tài liệu và phƣơng tiện trực quan Các phƣơng tiện thí nghiệm và lao động sản xuất PT nghe nhìn học tập Dụng cụ Máy móc Hóa chất Các PT trực quan học tập Vật liệu nghe nhìn Máy móc nghe nhìn Mô hình Mẫu vật Tranh ảnh Băng - Phim các loại - Bản trong - Băng ghi hình

- Băng ghi âm - Đĩa CD

- Ti vi - Máy photocoppy - Đầu VCD, DVD - Máy vi tính

- Máy in - Amply, micro, loa - Máy chiếu - Máy ảnh kỹ thuật số - Scannner - Máy quay kỹ thuật số - Overhead - Máy chiếu phim dƣơng bản - Projector - Hệ thống mạng máy tính

Phƣơng tiện trực quan: là loại hình đƣợc sử dụng nhiều nhất dùng để minh họa một sự vật, một hiện tƣợng ở nhiều môn học.

Nhóm các phƣơng tiện thí nghiệm và lao động sản xuất: Máy móc, dụng cụ, hóa chất và dụng cụ thí nghiệm: là phƣơng tiện đặc trƣng cho các môn khoa học thực nghiệm nhƣ vật lý, hóa học, sinh học, công nghệ,.…

1.4. Hoạt động sử dụng PTDH của giáo viên trƣờng Tiểu học

1.4.1. Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học

PTDH đƣợc sử dụng đúng, có tác dụng làm tăng hiệu quả sƣ phạm của nội dung và phƣơng pháp dạy học lên rất nhiều. PTDH không chỉ có chức năng minh họa cho bài giảng mà còn có tác dụng thúc đẩy quá trình thu nhận kiến thức và hiểu nội dung của thông điệp cần truyền.

Bởi vậy, các nhà sƣ phạm đã tổng kết các nguyên tắc sử dụng PTDH nhƣ sau:

a. Sử dụng PTDH đảm bảo tính khoa học

Nếu không biết sử dụng PTDH một cách khoa học, hợp lí theo một cách tiếp cận hệ thống, thậm chí lại lạm dụng quá nhiều phƣơng tiện trong giờ giảng, thì hiệu quả của nó không những không tăng lên mà còn làm cho HS khó hiểu, rối loạn, căng thẳng.

b. Sử dụng PTDH đúng với mục đích sư phạm

Việc sử dụng các PTDH trƣớc hết phải đạt đƣợc mục đích của việc dạy học trong nhà trƣờng là:

Giúp HS lĩnh hội, phát triển và rèn luyện một hệ thống kiến thức kĩ năng thói quen cần thiết cho cuộc sống hàng ngày; tiếp tục học tập, tìm hiểu toán học và học tập, tìm hiểu các môn khoa học hoặc các lĩnh vực khác.

Hình thành và phát triển các phẩm chất tƣ duy cần thiết của con ngƣời có học vốn trong xã hội hiện đại, cùng những phẩm chốt thói quen khác nhƣ tính chính xác, tính khoa học...;

Góp phần quan trọng trong việc hiện thực hóa khả năng hình thành thế giới quan khoa học qua học toán, hiểu đƣợc bức tranh toàn cảnh của khoa học cũng nhƣ khà năng hình thành một số phẩm chất khác;

Hiểu rõ nguồn gốc thực tiễn của toán học và vai trò của nó trong quá trình phát triển vãn hoá, văn minh nhân loại cùng với những tiến bộ khoa học kĩ thuật.

Nguyên tắc này cũng dựa trên cơ sở HS phải nắm vững các kiến thức và một số kĩ năng cơ bản mới có thể vận dụng đƣợc các PTDH vào quá trình học tập. Trong dạy học, PTDH thƣờng dùng để thực hiện ý tƣởng và mục đích sƣ phạm:

Kích thích sự hƣng phấn và nhu cầu nhận thức của HS (khi giới thiệu vốn đề; khi chuyển tiếp sang tình huống dạy học mới; khi ôn luyện, mở rộng, khắc sâu kiến thức;...);

Thu thập tƣ liệu (qua quan sát, đo đạc các thông số đƣợc xuất hiện trên PTDH) nhằm xây dựng nên kiến thức mới về sự kiện, hiện tƣợng, quá trình đang đƣợc học (qua xử lí đặc thù môn học và tƣ duy trí tuệ);

Thu thập tƣ liệu nhằm minh họa về sự đúng đắn, về mức độ chính xác và điều kiện áp dụng kiến thức đã có đƣợc. Qua đó làm tăng lòng tin của HS đối với kiến thức đã đƣợc học và tạo điều kiện để HS biết cách áp dụng kiến thức đó.

Từ đó, có thể thấy rằng ngay từ khi thiết kế bài học (soạn giáo án) GV đã phải lên ý tƣởng, mục đích sƣ phạm mà PTDH sẽ phục vụ. Có nhƣ vậy mới xác định đúng quy trình sử dụngPTDH.

c. Sử dụng PTDH phù hợp với nội dung bài học

Thông thƣờng một PTDH có thể đƣợc sử dụng khi DH một số nội dung kiến thức khác nhau. Ngƣợc lại, với một nội dung kiến thức cụ thể, có thể sử dụng nhiều PTDH khác nhau. Do đó, GV có thể căn cứ vào điều kiện cụ thể

(ý thức, sở trƣờng của cá nhân; trang thiết bị và cơ sở vột chất của nhà trƣờng; điều kiện địa lí, kinh tế, lịch sử, xã hội của địa phƣơng;...) để lựa chọn PTDH cho phù hợp với nội dung và nhờ đó khi sử dụng nó sẽ đem lại tác dụng và hiệu quà cao nhất.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì quá trình nhận thức phải đi từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng sau đó trở lại thực tiễn kiểm chứng, chính vì vậy, trong tiến trình DH cần phải tăng cƣờng các yếu tố thực tiễn. Nói cách khác, phải có sự tƣơng quan hợp lí giữa các tác động bằng lời nói của GV với các PTDH. Chính các PTDH sẽ giúp hình thành những biểu tƣợng cụ thể trong kí ức của HS.

d. Sử dụng PTDH đúng thời điểm

PTDH thƣờng kích thích vào các giác quan của HS, giúp HS nhận ra những dấu hiệu bề ngoài của hiện tƣợng, những quan hệ giữa các bộ phận của một quá trình nào đó. Do vậy, nếu đƣa PTDH không đúng thời điểm cần thiết thì sẽ làm cho HS phân tán sự chú ý, thậm chí gây nên tình trạng mốt tập trung cao độ vào bài giảng. GV chỉ nên sử dụng PTDH khi HS đang có sự chờ đợi, sự mong muốn nhất (sau khi GV đã gợi vấn đề, HS đã thấy rõ cần có PTDH mới hi vọng giải quyết đƣợc vấn đề). Lúc đó HS tập trung vào việc quan sát, theo dõi với một trạng thái tâm lí hƣng phấn cao độ.

Trƣờng hợp cần sử dụng nhiều PTDH trong tiết học, tốt nhốt là GV chỉ cho PTDH xuất hiện theo tiến trình DH. Sử dụng PTDH nào thì đƣa PTDH đó ra, những PTDH chƣa đƣợc dùng đến thì nên để ở hậu trƣờng sao cho HS không nhìn thấy.

Nếu không có điều kiện về không gian để thực hiện điều đó thì GV cần có vật liệu để che khuất các PTDH đƣợc sử dụng và yêu cầu HS chỉ tập trung chú ý vào PTDH đang đƣợc nghiên cứu, đang đƣợc trình diễn. PTDH phải đƣợc xắp xếp, bố trí đúng tầm quan sát của HS trong cà lớp.

Ngoài các PTDH đƣợc sử dụng trên lớp trong tiết học, còn có các PTDH dƣợc sử dụng trong các hoạt động ngoại khóa, trong giờ nghỉ, trong triển lãm... Đối với các PTDH này cũng cần có sự sắp xếp theo một trật tự hợp lí nhất để HS quan sát (hoặc đƣợc phép sử dụng) đạt hiệu quả cao nhất.

Việc sử dụng PTDH phải dựa trên định hƣớng đổi mới PPDH hiện nay, trong đó đáng chú ý là phải tạo cho HS một môi trƣờng hoạt động tích cực, tự giác.

Để rèn luyện cho HS khả năng sử dụng PTDH, trƣớc hết phải đổi mới nhận thức về vai trò, chức năng của GV trong quá trình dạy học. GV phải là ngƣời hƣớng dẫn, tổ chức cho HS tự mình khám phá kiến thức mới.

Nguyên tắc này chỉ đạo ngƣời GV khi sử dụng PTDH phải huy động một hệ thống PP tác động liên tục nhằm gợi mở tƣ duy HS, tổ chức hoạt động nhận thức của HS theo quy trình, từ đó HS có ý thức tự giác chủ động học tập, có tinh thần ham hiểu biết, tìm tòi khám phá.

e.Sử dụng PTDH đúng cường độ:

Việc sử dụng PTDH sao cho đúng cƣờng độ, trƣờng độ,... xuất phát từ nguyên tắc đàm bảo sự vừa sức, phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lí và năng lực lĩnh hội của HS. Cụ thể cần lƣu ý những điểm sau:

Không sử dụng một PTDH trong một thời gian quá dài, vì nhƣ vậy sẽ gây ức chế cho hoạt động thần kinh của HS, lớp HS càng nhỏ tuổi thì thời gian tập trung chú ý trên một loại PTDH càng ngắn. Do đó nên thay đổi PTDH để lôi cuốn sự chú ý của HS. Trong dạy học ta có thể kết hợp tranh vẽ, tranh in, mô hình, phần mềm,... một cách xen kẽ;

Việc thay đổi hình thức sử dụng PTDH trong một tiết học cũng rất cần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động sử dụng phương tiện dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện vạn ninh, tỉnh khánh hòa (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)