Hoạt động sử dụngPTDH của giáo viên ở trƣờng Tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động sử dụng phương tiện dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện vạn ninh, tỉnh khánh hòa (Trang 39)

8. Cấu trúc luận văn

1.4. Hoạt động sử dụngPTDH của giáo viên ở trƣờng Tiểu học

1.4.1. Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học

PTDH đƣợc sử dụng đúng, có tác dụng làm tăng hiệu quả sƣ phạm của nội dung và phƣơng pháp dạy học lên rất nhiều. PTDH không chỉ có chức năng minh họa cho bài giảng mà còn có tác dụng thúc đẩy quá trình thu nhận kiến thức và hiểu nội dung của thông điệp cần truyền.

Bởi vậy, các nhà sƣ phạm đã tổng kết các nguyên tắc sử dụng PTDH nhƣ sau:

a. Sử dụng PTDH đảm bảo tính khoa học

Nếu không biết sử dụng PTDH một cách khoa học, hợp lí theo một cách tiếp cận hệ thống, thậm chí lại lạm dụng quá nhiều phƣơng tiện trong giờ giảng, thì hiệu quả của nó không những không tăng lên mà còn làm cho HS khó hiểu, rối loạn, căng thẳng.

b. Sử dụng PTDH đúng với mục đích sư phạm

Việc sử dụng các PTDH trƣớc hết phải đạt đƣợc mục đích của việc dạy học trong nhà trƣờng là:

Giúp HS lĩnh hội, phát triển và rèn luyện một hệ thống kiến thức kĩ năng thói quen cần thiết cho cuộc sống hàng ngày; tiếp tục học tập, tìm hiểu toán học và học tập, tìm hiểu các môn khoa học hoặc các lĩnh vực khác.

Hình thành và phát triển các phẩm chất tƣ duy cần thiết của con ngƣời có học vốn trong xã hội hiện đại, cùng những phẩm chốt thói quen khác nhƣ tính chính xác, tính khoa học...;

Góp phần quan trọng trong việc hiện thực hóa khả năng hình thành thế giới quan khoa học qua học toán, hiểu đƣợc bức tranh toàn cảnh của khoa học cũng nhƣ khà năng hình thành một số phẩm chất khác;

Hiểu rõ nguồn gốc thực tiễn của toán học và vai trò của nó trong quá trình phát triển vãn hoá, văn minh nhân loại cùng với những tiến bộ khoa học kĩ thuật.

Nguyên tắc này cũng dựa trên cơ sở HS phải nắm vững các kiến thức và một số kĩ năng cơ bản mới có thể vận dụng đƣợc các PTDH vào quá trình học tập. Trong dạy học, PTDH thƣờng dùng để thực hiện ý tƣởng và mục đích sƣ phạm:

Kích thích sự hƣng phấn và nhu cầu nhận thức của HS (khi giới thiệu vốn đề; khi chuyển tiếp sang tình huống dạy học mới; khi ôn luyện, mở rộng, khắc sâu kiến thức;...);

Thu thập tƣ liệu (qua quan sát, đo đạc các thông số đƣợc xuất hiện trên PTDH) nhằm xây dựng nên kiến thức mới về sự kiện, hiện tƣợng, quá trình đang đƣợc học (qua xử lí đặc thù môn học và tƣ duy trí tuệ);

Thu thập tƣ liệu nhằm minh họa về sự đúng đắn, về mức độ chính xác và điều kiện áp dụng kiến thức đã có đƣợc. Qua đó làm tăng lòng tin của HS đối với kiến thức đã đƣợc học và tạo điều kiện để HS biết cách áp dụng kiến thức đó.

Từ đó, có thể thấy rằng ngay từ khi thiết kế bài học (soạn giáo án) GV đã phải lên ý tƣởng, mục đích sƣ phạm mà PTDH sẽ phục vụ. Có nhƣ vậy mới xác định đúng quy trình sử dụngPTDH.

c. Sử dụng PTDH phù hợp với nội dung bài học

Thông thƣờng một PTDH có thể đƣợc sử dụng khi DH một số nội dung kiến thức khác nhau. Ngƣợc lại, với một nội dung kiến thức cụ thể, có thể sử dụng nhiều PTDH khác nhau. Do đó, GV có thể căn cứ vào điều kiện cụ thể

(ý thức, sở trƣờng của cá nhân; trang thiết bị và cơ sở vột chất của nhà trƣờng; điều kiện địa lí, kinh tế, lịch sử, xã hội của địa phƣơng;...) để lựa chọn PTDH cho phù hợp với nội dung và nhờ đó khi sử dụng nó sẽ đem lại tác dụng và hiệu quà cao nhất.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì quá trình nhận thức phải đi từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng sau đó trở lại thực tiễn kiểm chứng, chính vì vậy, trong tiến trình DH cần phải tăng cƣờng các yếu tố thực tiễn. Nói cách khác, phải có sự tƣơng quan hợp lí giữa các tác động bằng lời nói của GV với các PTDH. Chính các PTDH sẽ giúp hình thành những biểu tƣợng cụ thể trong kí ức của HS.

d. Sử dụng PTDH đúng thời điểm

PTDH thƣờng kích thích vào các giác quan của HS, giúp HS nhận ra những dấu hiệu bề ngoài của hiện tƣợng, những quan hệ giữa các bộ phận của một quá trình nào đó. Do vậy, nếu đƣa PTDH không đúng thời điểm cần thiết thì sẽ làm cho HS phân tán sự chú ý, thậm chí gây nên tình trạng mốt tập trung cao độ vào bài giảng. GV chỉ nên sử dụng PTDH khi HS đang có sự chờ đợi, sự mong muốn nhất (sau khi GV đã gợi vấn đề, HS đã thấy rõ cần có PTDH mới hi vọng giải quyết đƣợc vấn đề). Lúc đó HS tập trung vào việc quan sát, theo dõi với một trạng thái tâm lí hƣng phấn cao độ.

Trƣờng hợp cần sử dụng nhiều PTDH trong tiết học, tốt nhốt là GV chỉ cho PTDH xuất hiện theo tiến trình DH. Sử dụng PTDH nào thì đƣa PTDH đó ra, những PTDH chƣa đƣợc dùng đến thì nên để ở hậu trƣờng sao cho HS không nhìn thấy.

Nếu không có điều kiện về không gian để thực hiện điều đó thì GV cần có vật liệu để che khuất các PTDH đƣợc sử dụng và yêu cầu HS chỉ tập trung chú ý vào PTDH đang đƣợc nghiên cứu, đang đƣợc trình diễn. PTDH phải đƣợc xắp xếp, bố trí đúng tầm quan sát của HS trong cà lớp.

Ngoài các PTDH đƣợc sử dụng trên lớp trong tiết học, còn có các PTDH dƣợc sử dụng trong các hoạt động ngoại khóa, trong giờ nghỉ, trong triển lãm... Đối với các PTDH này cũng cần có sự sắp xếp theo một trật tự hợp lí nhất để HS quan sát (hoặc đƣợc phép sử dụng) đạt hiệu quả cao nhất.

Việc sử dụng PTDH phải dựa trên định hƣớng đổi mới PPDH hiện nay, trong đó đáng chú ý là phải tạo cho HS một môi trƣờng hoạt động tích cực, tự giác.

Để rèn luyện cho HS khả năng sử dụng PTDH, trƣớc hết phải đổi mới nhận thức về vai trò, chức năng của GV trong quá trình dạy học. GV phải là ngƣời hƣớng dẫn, tổ chức cho HS tự mình khám phá kiến thức mới.

Nguyên tắc này chỉ đạo ngƣời GV khi sử dụng PTDH phải huy động một hệ thống PP tác động liên tục nhằm gợi mở tƣ duy HS, tổ chức hoạt động nhận thức của HS theo quy trình, từ đó HS có ý thức tự giác chủ động học tập, có tinh thần ham hiểu biết, tìm tòi khám phá.

e.Sử dụng PTDH đúng cường độ:

Việc sử dụng PTDH sao cho đúng cƣờng độ, trƣờng độ,... xuất phát từ nguyên tắc đàm bảo sự vừa sức, phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lí và năng lực lĩnh hội của HS. Cụ thể cần lƣu ý những điểm sau:

Không sử dụng một PTDH trong một thời gian quá dài, vì nhƣ vậy sẽ gây ức chế cho hoạt động thần kinh của HS, lớp HS càng nhỏ tuổi thì thời gian tập trung chú ý trên một loại PTDH càng ngắn. Do đó nên thay đổi PTDH để lôi cuốn sự chú ý của HS. Trong dạy học ta có thể kết hợp tranh vẽ, tranh in, mô hình, phần mềm,... một cách xen kẽ;

Việc thay đổi hình thức sử dụng PTDH trong một tiết học cũng rất cần thiết: GV có thể biểu diễn PTDH hoặc cho HS biểu diễn hoặc sử dụng PTDH (đã có sự chuẩn bị trƣớc đối với PTDH phức tạp, dễ hỏng hóc, dễ gây tác dụng phụ); có thể sử dụng PTDH dƣới dạng thiết bị nghiên cứu khảo sát để xây dựng kiến thức mới và có thể sử dụng PTDH để minh họa cho sự đúng đắn của kiến thức đã biết...);

Khi sử dụng PTDH nào đó, GV cũng cần phải vừa nắm vững cấu tạo, nguyên tắc vận hành của nó vừa luôn xem xét khả năng sử dụng nó với các PTDH khác một cách đồng bộ theo những hình thức khác nhau, trong những thời điểm thích hợp để lôi cuốn sự tập trung chú ý của HS.

Việc sử dụng các PTDH phải chú trọng đến việc HS tự lực khám phá, độc lộp tìm tòi phát hiện vân đề và độc lập giải quyết vốn đề. Đây là hình thức kích thích các em tiếp tục quá trình nghiên cứu, củng cố và phát hiện những kiến thức mới sau giờ học.

1.4.2. Qui trình sử dụng phương tiện dạy học của giáo viên trường Tiểu học

1.4.2.1. Giai đoạn chuẩn bị

Đây là giai đoạn quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của quá trình sử dụng PTDH. Nếu quá trình chuẩn bị càng chu đáo, bài bản bao nhiêu thì quá trình sử dụng càng thuận lợi và dễ dàng bấy nhiêu. Quá trình chuẩn bị cho việc sử dụng PTDH (cho cả chƣơng trình, thí nghiệm, thực hành) bao gồm các bƣớc sau:

Bƣớc 1: Lựa chọn PTDH là tìm những PTDH phù hợp nhất với nội dung bài giảng mà trong danh mục PTDH của nhà trƣờng có. Khi lựa chọn PTDH cần căn cứ vào các yêu cầu sau:

- Căn cứ vào nội dung chƣơng trình cho một năm học. - Căn cứ vào danh mục PTDH hiện có của trƣờng. - Căn cứ vào kế hoạch sử dụng PTDH của môn học. - Kĩ năng sử dụng PTDH của ngƣời sử dụng.

- Điều kiện thực tế của nhà trƣờng - Khả năng sáng chế PTDH của GV.

Sau khi lựa chọn tiến hành viết phiếu mƣợn và mƣợn PTDH.

Bƣớc 2: Kiểm tra PTDH là xem xét thiết bị có đảm bảo các yêu cầu về tính khoa học sƣ phạm, tính thẩm mỹ, tính khoa học kỹ thuật, tính an

toàn.(PTDH khi đƣa vào sử dụng thì đều bảo đảm các yêu cầu trên, nhƣng do trong quá trình sử dụng có những thiết bị hƣ, hỏng và quá hạn sử dụng nên trƣớc khi sử dụng thì cần phải kiểm tra trƣớc để xem PTDH có đảm bảo không). Sau khi kiểm tra thiết bị không bảo đảm thì lựa chọn lại, và tìm PTDH khác thay thế nó.

Bƣớc 3: Dự kiến phƣơng án sử dụng và phƣơng án dự phòng: Đây cũng chính là kế hoạch bài giảng (giáo án). Bƣớc này cho biết PTDH đƣợc sử dụng ở khâu nào, bƣớc nào, hoạt động nào, bố trí phƣơng tiện nhƣ thế nào, sử dụng vào lúc nào và thời gian sử dụng bao lâu. Ở bƣớc này ta cũng phải tính đến phƣơng án dự phòng khi sự cố xảy ra ( thiết bị hỏng giữa chừng, mất điện...)

Bƣớc 4: Sử dụng thử: Đây là bƣớc kiểm tra lại các khâu trong kế hoạch, nếu có khâu nào không phù hợp thì tiến hành điều chỉnh kế hoạch.

1.4.2.2. Giai đoạn sử dụng

Bƣớc 1: Triển khai phƣơng tiện: là bố trí và lắp đặt thiết bị sao cho đúng lúc, đúng chỗ. Nói cách khác là PTDH đƣa vào sử dụng lúc nào trong các khâu của quá trình dạy học. Bố trí ở đâu cho phù hợp mà cả lớp có thể quan sát một cách chính xác và khoa học.

Bƣớc 2: Khai thác các tính năng của phƣơng tiện: theo kế hoạch bảo đảm các nguyên tắc. GV và HS có thể khai thác đƣợc những gì ở PTDH để phục vụ cho việc dạy và học của mình, qua việc sử dụng PTDH GV đã giáo dục cho HS đƣợc điều gì.

Muốn sử dụng PTDH phục vụ tốt cho bài giảng thì yêu cầu ngƣời sử dụng phải có trình độ chuyên môn và kỹ năng sử dụng PTDH, nắm vững các phƣơng pháp dạy học, các yêu cầu, mục tiêu và nguyên tắc sử dụng PTDH. Trong quá trình sử dụng phải phối hợp nhuần nhuyễn các phƣơng pháp dạy học sao cho phù hợp.

mà hƣớng dẫn HS cùng phụ giúp) thu dọn PTDH để không ảnh hƣởng đến sự tập trung chú ý của HS, để HS tập trung đến các hoạt động của môn học khác. Việc thu dọn phải đảm bảo an toàn PTDH để còn sử dụng lần sau cũng nhƣ các môn học khác.

1.4.2.3. Giai đoạn đánh giá hiệu quả sử dụng

Việc đánh giá hiệu quả sử dụng cần đƣợc thực hiện ngay sau khi sử dụng và đánh giá theo từng giai đoạn trong năm học. Nội dung đánh giá gồm các nội dung sau:

Là số lần sử dụng PTDH trong một khoảng thời gian (học kỳ, năm học) xét theo từng loại so với yêu cầu giảng dạy môn học đã qui định trong chƣơng trình và kế hoạch dạy học. Đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất khi đánh giá hiệu quả sử dụng PTDH. Tần suất sử dụng PTDH càng cao thì ngƣời sử dụng (GV, HS, phụ tá thí nghiệm) càng có cơ hội thuần thục hơn và hiệu quả sử dụng PTDH có cơ hội đƣợc nâng cao. Tuy nhiên, không phải cứ sử dụng nhiều lần PTDH là đƣơng nhiên nâng cao hiệu quả sử dụng.

Mức độ và thái độ sử dụng: Tiêu chuẩn này xét theo khả năng khai thác thực tế của GV và HS so với tính năng kỹ thuật và tính năng sƣ phạm của PTDH. Về thái độ là xem xét GV có tự giác sử dụng PTDH không hay là bị bắt buộc, hay vì một động cơ nào đó? HS có hào hứng với các bài có sử dụng PTDH không ? ...

Tính thông thạo sử dụng PTDH: Tiêu chuẩn này xét theo kỹ năng sử dụng của GV và HS trong quá trình sử dụng PTDH gồm: Trình độ sử dụng PTDH có đƣợc nâng cao không. Năng lực thực hành, năng lực tƣ duy có đƣợc phát triển không. Tỉ lệ khắc phục thành công các sự cố xảy ra về kĩ thuật an toàn trong quá trình sử dụng PTDH. Tỉ lệ những sáng kiến, phát triển các ứng dụng sƣ phạm mới của phƣơng mà GV và HS thực hiện.

sự bền vững của PTDH trong sử dụng: Tính năng và chất lƣợng của PTDH có đúng nhƣ Cataloge không; có bảo đảm thời hạn sử dụng thực tế.

Phục vụ đổi mới phƣơng pháp dạy học: Trong quá trình sử dụng PTDH, HS có đƣợc hoạt động nhiều hơn không, có tích cực suy nghĩ và tham gia thảo luận nhiều hơn không. Căn cứ vào mức độ biểu hiện đó mà chúng ta đánh giá vai trò của PTDH với việc đổi mới phƣơng pháp dạy học.

1.4.3. Điều kiện hỗ trợ hoạt động sử dụng phương tiện dạy học

Đảm bảo các điều kiện về phòng trƣng bày, tủ bảo quản, các điều kiện về điện, nƣớc, môi trƣờng cho PTDH.

Phƣơng tiện dạy học phải đƣợc sắp đặt khoa học trong hệ thống tủ, giá, kệ chuyên dùng, thuận tiện cho việc sử dụng và bảo quản; vật che phủ; phƣơng tiện chống ẩm; chống mối, mọt; dụng cụ chữa cháy. Tuỳ theo tính chất, quy mô của phƣơng tiện mà bố trí diện tích phòng và địa điểm thích hợp, đảm bảo cho GV và HS thao tác, đi lại thuận tiện và an toàn khi sử dụng.

Thực hiện việc kiểm tra để duy tu, bảo dƣỡng và thanh lý; kinh phí duy tu, bảo dƣỡng, thay thế. Hàng năm phải tiến hành kiểm kê theo đúng quy định của Nhà nƣớc về quản lý tài sản. Việc kiểm kê bất thƣờng phải đƣợc tiến hành trong các trƣờng hợp sau:

Khi thay đổi hiệu trƣởng hoặc ngƣời phụ trách công tác PTDH. Khi thay đổi địa điểm, sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể trƣờng. Khi xảy ra thiệt hại do thiên tai, hoả hoạn, trộm cắp. Khi cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền yêu cầu.

Sự phối hợp, đồng bộ của các tập thể, cá nhân trong trƣờng trong việc nâng cao ý thức quản lý PTDH. Nâng cao ý thức bảo vệ tài sản, bảo vệ của công đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh trong quá trình mua sắm, sử dụng, tu bổ, bảo quản.

tiện giáo dục trong xã hội, từ các mạnh Thƣờng quân; phát huy phong trào cải tiến, tự làm PTDH. Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thƣởng, các chế độ đãi ngộ liên quan đến công tác quản lý mua sắm, bảo quản, khai thác PTDH.

1.5. Quản lý sử dụng phƣơng tiện dạy học ở trƣờng Tiểu học

1.5.1. Đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học

Lứa tuổi HS tiểu học có nhu cầu nhận thức phát triển khá rõ nét, từ nhu cầu tìm hiểu những sự vật, hiện tƣợng riêng lẻ đến nhu cầu phát hiện những nguyên nhân và quy luật các mối liên hệ, mối quan hệ.

Học sinh tiểu học có đối tƣợng gây xúc cảm thƣờng là hiện tƣợng, sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động sử dụng phương tiện dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện vạn ninh, tỉnh khánh hòa (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)