Thực trạng hoạt động sử dụngPTDH của giáo viên ở các trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động sử dụng phương tiện dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện vạn ninh, tỉnh khánh hòa (Trang 63)

8. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng hoạt động sử dụngPTDH của giáo viên ở các trƣờng

Tiểu học huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

2.3.1. Thực trạng về hệ thống PTDH ở các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa

Bảng 2.2. Mức độ đáp ứng PTDH với chƣơng trình, nội dung SGK Đối tƣợng (số lƣợng) Mức độ đáp ứng (%) Rất đầy đủ, đáp ứng tốt Khá đầy đủ, đáp ứng tƣơng đối tốt Bình thƣờng, tạm ổn Thiếu nhiều chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu SL % SL % SL % SL % CBQL (12) 0 0,0 0 0,0 9 75,0 3 25,0 GV (132) 0 0,0 16 12,1 75 56,8 41 31,1

Qua bảng số liệu 2.2 cho thấy, có 9/12 CBQL (chiếm tỷ lệ 75%) và 75/132 GV (chiếm tỷ lệ 56,8%) cho rằng mức độ đáp ứng PTDH hiện nay trong các nhà trƣờng là bình thƣờng, tạm ổn; 16/132 GV (chiếm tỷ lệ 12,1%) cho rằng mức độ đáp ứng PTDH là khá đầy đủ, tƣơng đối tốt; có 3/12 CBQL (chiếm tỷ lệ 25%) và 41/132 GV (chiếm tỷ lệ 31,1%) cho rằng mức độ đáp ứng PTDH là thiếu nhiều, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu.

Từ kết quả trên chúng tôi nhận thấy, nhìn chung PTDH trong các trƣờng Tiểu học trên địa bàn huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa chỉ đáp ứng đƣợc một phần nhu cầu dạy học của GV; qua trao đổi với một số GV và CBQL, chúng tôi đƣợc biết rằng nguồn kinh phí để trang bị PTDH chủ yếu là ngân sách nhà nƣớc trên cơ sở danh mục thiết bị dạy học của Bộ GD&ĐT nên số lƣợng PTDH cũng còn hạn chế.

2.3.1.2. Đánh giá về chất lượng PTDH được trang bị

Qua khảo sát và trao đổi trực tiếp với CBQL và GV tại các trƣờng Tiểu học trên địa bàn huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, thực trạng về chất lƣợng PTDH đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.3. Chất lƣợng PTDH ở các trƣờng Tiểu học Đối tƣợng (số lƣợng) Mức độ thực hiện (%) Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % CBQL (12) 3 25,0 7 58,3 2 16,7 0 0,0 GV (132) 5 3,8 33 25 46 34,8 48 36,4

Qua bảng số liệu 2.3 trên, có 3/12 CBQL (chiếm tỷ lệ 25%) và 5/132 GV (chiếm tỷ lệ 3,8%) cho rằng PTDH có chất lƣợng tốt; có 7/12 CBQL (chiếm tỷ lệ 58,3%) và 33/132 GV (chiếm tỷ lệ 25%) đánh giá PTDH có chất lƣợng khá; số còn lại đánh giá chất lƣợng trung bình và có 48 GV (chiếm tỷ lệ 36/4%) đánh giá chất lƣợng kém.

Đa số CBQL và GV đều cho rằng chất lƣợng PTDH hiện nay không đảm bảo, một bộ phận không nhỏ GV cho rằng PTDH có chất lƣợng kém, gây khó khăn cho GV trong quá trình lên lớp; nguyên nhân của tình trạng trên là do khi triển khai thực hiện quy định của Bộ GD&ĐT về trang bị PTDH tối thiểu để thực hiện chƣơng trình sách giáo khoa mới từ năm 2000, trong một khoảng thời gian từ đó đến nay về chất lƣợng PTDH ở các trƣờng không còn đảm bảo các thông số nhƣ: tính chính xác, tính khoa học, chất liệu và số lƣợng cũng giảm (do hao mòn, hƣ hỏng, thanh lý,….)

2.3.1.3. Đánh giá tính đồng bộ của PTDH

Bảng 2.4. Đánh giá về tính đồng bộ của PTDH ở các trƣờng Tiểu học

Đối tƣợng (số lƣợng)

Mức độ thực hiện (%)

Đồng bộ Tƣơng đối đồng bộ Không đồng bộ

SL % SL % SL %

CBQL (12) 4 33,3 8 66,7 0 0,0 GV (132) 27 20,5 23 17,4 82 62,1

Qua bảng số liệu 2.4, có 4/12 CBQL (chiếm tỷ lệ 33,3%) và 27/132 GV (chiếm tỷ lệ 20,5%) cho rằng PTDH là đồng bộ; có 8/12 CBQL (chiếm tỷ lệ

66,7%) và 34/200 GV (chiếm tỷ lệ 17%) cho rằng PTDH là tƣơng đối đồng bộ; có 82/132 GV(chiếm tỷ lệ 62,1%) đánh giá PTDH hiện nay chƣa đồng bộ. Những lý do PTDH không đồng bộ là:

Do nhà sản xuất cung cấp chƣa đồng bộ.

Do đơn vị không chủ động trong việc mua sắm mà chủ yếu tiếp nhận từ phòng GD&ĐT.

Do trong quá trình sử dụng các PTDH bị hƣ hỏng nhƣng không có nguồn kinh phí sửa chữa, thay thế, bổ sung kịp thời.

Tất cả các nguyên nhân trên tạo ra sự không đồng bộ của PTDH, gây khó khăn trong công tác chỉ đạo quản lý của hiệu trƣởng và quá trình sử dụng của GV.

2.3.1.4. Đánh giá về tính hiện đại của PTDH

Bảng 2.5 Đánh giá về tính hiện đại của PTDH ở các trƣờng Tiểu học

Đối tƣợng (số lƣợng)

Mức độ thực hiện (%)

Hiện đại Tƣơng đối hiện đại Chƣa hiện đại Lạc hậu

SL % SL % SL % SL %

CBQL (12) 0 0,0 3 25,0 9 75 0 0,0 GV (132) 0 0,0 41 31,1 75 56,8 16 12,1

Bảng số liệu 2.5 cho thấy, có 3/12 CBQL (chiếm tỷ lệ 25,0%) và 41/132 GV (chiếm tỷ lệ 31%) cho rằng PTDH là tƣơng đối hiện đại; có 9/12 CBQL (chiếm tỷ lệ 75%) và 75/132 GV (chiếm tỷ lệ 56,8%) đánh giá PTDH chƣa hiện đại; có 16/132 GV(chiếm tỷ lệ 12,1%) cho rằng PTDH còn lạc hậu.

Qua kết quả thống kế phiếu trƣng cầu ý kiến của CBQL và GV; kết hợp quan sát các phòng bộ môn, các phòng chức năng ở các trƣờng Tiểu học trên địa bàn huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết hệ thống PTDH cho các trƣờng trong thời gian qua chủ yếu theo danh mục dạy học tối thiểu của Bộ GD&ĐT.

2.3.2. Thực trạng về việc vận dụng nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học của giáo viên

Khi PTDH đƣợc sử dụng đúng chúng sẽ có tác dụng làm tăng hiệu quả chất lƣợng dạy học lên rất nhiều. PTDH không chỉ có chức năng minh họa cho bài giảng mà còn có tác dụng thúc đẩy quá trình thu nhận kiến thức và hiểu nội dung của thông điệp cần truyền. Vậy khi sử dụng PTDH ngƣời GV cần đảm bảo những nguyên tắc nào?

Bảng 2.6. Ý kiến của GV về mức độ thực hiện nguyên tắc sử dụng PTDH

Số TT Nội dung Mức độ thực hiện – Tỷ lệ (%) Rất tốt Tốt Bình thƣờng Không tốt SL % SL % SL % SL % 1 Sử dụng PTDH đảm bảo tính khoa học 15 11,4 42 31,8 75 56,8 0 0,0 2 Sử dụng PTDH đúng với mục đích sƣ phạm 10 7,6 32 24,2 90 68,2 0 0,0 3 Sử dụng PTDH phù hợp

với nội dung bài học 32 24,2 83 62,9 17 12,9 0 0,0 4 Sử dụng PTDH đúng

thời điểm 22 16,7 90 68,2 20 15,1 0 0,0 5 Sử dụng PTDH đúng

cƣờng độ 17 12,9 81 61,4 34 25,7 0 0,0

Ý kiến của GV qua bảng 2.6 cho thấy mức độ thực hiện nguyên tắc sử dụng PTDH ở các nội dung không đồng đều. Trong quá trình sử dụng PTDH đa số GV thực hiện mức độ tốt nguyên tắc sử dụng PTDH phù hợp với nội dung bài học (62,9%) đúng thời điểm chiếm (68,2%) và đúng cƣờng độ (61,4%), còn mức độ sử dụng PTDH đảm bảo tính khoa học chiếm (56,8%) và đúng với mục đích sƣ phạm (68,2%) ở mức độ bình thƣờng chiếm tỉ lệ cao.

Nhƣ vậy, có thể thấy việc GV sử dụng PTDH đảm bảo các nguyên tắc (5 nguyên tắc) chƣa chú trọng đến đúng tính khoa học và với mục đích sƣ phạm.

2.4. Thực trạng về việc thực hiện qui trình sử dụng phƣơng tiện dạy học của giáo viên của giáo viên

2.4.1. Thực trạng chuẩn bị phương tiện dạy của giáo viên

Giai đoạn chuẩn bị PTDH có vai trò rất quan trọng trong việc sử dụng PTDH khi GV lên lớp. Việc chuẩn bị sử dụng PTDH nó không những giúp cho GV chủ động trong việc lựa chọn và sử dụng PTDH mà còn giúp cho nhân viên phụ trách phƣơng tiện kiểm tra và sắp xếp bố trí PTDH một cách hợp lí cho GV sử dụng. Nếu quá trình GV chuẩn bị càng chu đáo bao nhiêu thì việc sử dụng PTDH càng thuận lợi và dễ dàng bấy nhiêu. Vậy việc chuẩn bị PTDH vào thời điểm nào để việc sử dụng PTDH đạt hiệu quả qua bảng đánh giá của GV sau:

Bảng 2.7. Đánh giá về việc chuẩn bị sử dụng PTDH của GV

TT Thời điểm Tỷ lệ (%)

SL %

1 Đầu năm học 32 24,3 2 Lúc soạn giáo án 92 69,7 3 Trƣớc khi vào tiết dạy 4 3,0

4 Chƣa làm 4 3,0

Qua bảng 2.7 cho thấy 69,7% GV đánh giá việc chuẩn bị PTDH lúc soạn giáo án. Có 24,3% GV đồng ý cho rằng việc chuẩn bị PTDH từ đầu năm học.

Việc chuẩn bị PTDH vào thời điểm soạn giáo án là không hợp lí. Bởi vì, theo qui định của trƣờng thì GV soạn giáo án vào mỗi tuần, nhƣ vậy lúc soạn giáo án đến lúc dạy thời gian rất ít cho nên GV lập kế hoạch sử dụng PTDH lúc soạn giáo án là mang tính khả thi không cao, mà mỗi GV cần phải chuẩn bị cho việc sử dụng PTDH vào đầu năm học.

Trong sử dụng PTDH thì việc chuẩn bị sử dụng PTDH đóng vai trò rất quan trọng nó giúp cho GV chủ động trong việc sử dụng PTDH ngoài ra còn giúp cho cán bộ phụ trách PTDH và nhà quản lý chủ động trong việc chuẩn bị và tạo các điều kiện cho việc sử dụng PTDH của GV.

Qua kết quả ở bảng 2.7 cho thấy việc chuẩn bị sử dụng PTDH của GV chƣa hợp lí về thời gian, chƣa khoa học và đồng bộ giữa các bộ phận. Từ đó dẫn đến làm cho GV có tâm lí coi vấn đề chuẩn bị sử dụng PTDH là không cần thiết thích thì đƣa vào sử dụng còn không thích thì thôi và cũng không có gì ràng buộc GV sử dụng PTDH khi mà GV chƣa đƣa ra việc chuẩn bị sử dụng PTDH từ trƣớc. Ngoài ra còn làm cho công tác quản lý gặp khó khăn vì không có cơ sở để kiểm tra.

Bên cạnh đó giai đoạn chuẩn bị GV chỉ chọn thời điểm soạn giáo án thì sẽ ảnh hƣởng đến các vấn đề sau:

Lựa chọn PTDH: lúc này việc tìm và lựa chọn những PTDH phù hợp nhất với nội dung bài giảng mà trong danh mục PTDH của nhà trƣờng là rất khó, bởi vì sẽ có những GV khác họ đã mƣợn trƣớc đó nên việc lựa chọn PTDH sẽ bị động, chắc chắn sẽ ảnh hƣởng đến tiết dạy.

Kiểm tra PTDH: GV sẽ không có thời gian để kiểm tra PTDH có đảm bảo các yêu cầu về tính khoa học sƣ phạm, tính thẫm mỹ, tính khoa học kỹ thuật, tính an toàn hay không. Lúc này sẽ khó tìm đƣợc PTDH khác thay thế kịp thời.

Sử dụng thử: Việc sử dụng thử PTDH ở giai đoạn chuẩn bị vào thời điểm soạn giáo án chắc chắn không thể xảy ra, vì không có thời gian.

2.4.2. Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học của giáo viên

Để tìm hiểu thực trạng vấn đề này tôi sử dụng câu hỏi sau:

Trong quá trình dạy học thầy cô có thƣờng xuyên sử dụng PTDH ( tranh, ảnh, mô hình...) hay không? Tại sao?

Kết quả thu đƣợc:

Bảng 2.8. Đánh giá của GV về việc sử dụng PTDH trong dạy học

TT Nội dung Tỷ lệ (%)

SL %

1 Sử dụng thƣờng xuyên 0 0,0 2 Không sử dụng thƣờng xuyên 77 58,3 3 Không sử dụng 0 0,0 4 Không đủ thời gian 47 35,6 5 Chỉ sử dụng ở hoạt động nhỏ 8 6,1 6 Không biết sử dụng 0 0,0

Từ bảng số liệu trên cho thấy số lƣợng GV sử dụng PTDH thƣờng xuyên là không có mà chỉ có số GV sử dụng PTDH không thƣờng xuyên chiếm 58,3% giải thích lí do không thƣờng xuyên sử dụng PTDH trong dạy học là vì không đủ thời gian chuẩn bị chiếm 35,6% hoặc nhà trƣờng không có đủ PTDH. Nếu tự làm PTDH trực quan thì tốn kém và không có thời gian (cả ngày GV lên lớp, buổi tối phải soạn bài thì không còn thời gian làm PTDH nữa). Cũng có ý kiến cho rằng chỉ sử dụng ở một hoạt động nhỏ trong bài dạy chiếm tỉ lệ 6,1% vì lí do lớp học quá đông; vì vậy khi đƣa phƣơng tiện trực quan vào bài học đặc biệt là mô hình vật thật thì thƣờng gây mất trật tự, khó quản lí lớp. Số GV khác lại cho rằng nếu tiết học nào cũng sử dụng PTDH thì thời gian cho một tiết học là không đủ. Vì thế chỉ tùy tiết học mới sử dụng PTDH.

Qua quan sát thì tôi nhận thấy các GV chỉ chú trọng tới môn Toán và Tiếng việt (chỉ ở phân môn Tập đọc) còn các môn khác hầu nhƣ không có. Hai môn này khi sử dụng PTDH là dùng cho cả lớp quan sát điều này rất thuận lợi cho GV trong quá trình dạy còn nếu tổ chức quan sát nhóm thì không đủ PTDH cũng nhƣ việc bao quát lớp rất khó khăn (vì ở một số trƣờng bán trú có lớp số lƣợng HS lên tới 37 đến 40 HS).

Nhƣ vậy có thể thấy thực trạng sử dụng PTDH còn nhiều hạn chế, điều này đặt ra yêu cầu lớn là cần đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng hiện đại hóa.

Tuy nhiên trong số 132 phiếu phát ra thì không có ý kiến nào cho rằng trong tiết học không cần sử dụng và không biết sử dụng PTDH, điều đó chứng tỏ GV đều nhận thức đƣợc sự cần thiết của việc sử dụng PTDH.

Nhận thức đƣợc vấn đề này là do trình độ đào tạo của GV đều đạt mức chuẩn, hiểu rõ để việc dạy và học đạt hiệu quả thì mỗi GV phải tìm cho mình một phƣơng pháp dạy học tối ƣu kèm theo đó là những PTDH phù hợp đặc biệt đối với trẻ từ 6 đến 11 tuổi (nhận thức còn mang tính cụ thể gắn với hình ảnh) sử dụng PTDH là rất cần thiết.

Qua dự giờ 5 tiết của 5 trƣờng (nhờ BGH các trƣờng báo trƣớc GV) tôi thấy đa phần GV đã có sự chuẩn bị, đầu tƣ cho bài giảng của mình. Kết quả thu đƣợc từ những bài chuẩn bị kĩ là rất tốt: HS nắm đƣợc kỹ năng thực hành, nội dung kiến thức và giải quyết tốt các nhiệm vụ dạy học. Trong 5 tiết đó (trƣờng Vạn Giã 1, Vạn Giã 3 và Vạn Phú 2) thì có 3 tiết đạt hiệu quả cao (chiếm 60%) sử dụng tốt các PTDH, HS học tập rất sôi nổi, tâm lý thoải mái. HS tiếp thu bài học trên cơ sở quan sát PTDH và thực hành, ứng dụng. Nhƣng với tiết học thứ hai, thứ ba (cá nhân tôi xin dự) tôi nhận thấy hầu hết GV chƣa có sự đầu tƣ nhiều về tiết dạy (nhất là PTDH) nên giờ dạy không hiệu quả lắm, chính vì thế giờ học diễn ra một cách đơn điệu, HS không hăng hái phát biểu.

Từ 5 tiết dự giờ đó có thể thấy GV cần thiết phải sử dụng PTDH trong dạy học. Khi giảng dạy GV cũng phải sử dụng sao cho linh hoạt, sáng tạo nhằm phù hợp với nội dung bài học. Để làm đƣợc điều này đội ngũ GV cần có năng lực, chuyên môn vững vàng và có trách nhiệm với nghề, với sự nghiệp trồng ngƣời.

Bảng 2.9. Ý kiến của GV về mức độ thực hiện sử dụng PTDH Số TT Nội dung Mức độ thực hiện (%) Rất tốt Tƣơng đối Tốt Bình thƣờng Gặp khó khăn khi sử dụng SL % SL % SL % SL %

1 Triển khai phƣơng tiện 15 11,4 32 24,2 75 56,8 10 7,6

2 Khai thác các tính năng

của phƣơng tiện 13 9,8 42 31,8 70 53,0 7 5,4 3 Kết thúc sử dụng

PTDH 51 38,6 64 48,5 17 12,9 0 0,0

Qua bảng 2.9 cho thấy trong quá trình sử dụng PTDH việc đảm bảo các nội dung phần lớn GV sử dụng ở mức độ bình thƣờng chiếm trên 50% ở nội dung 1 và 2 còn ở nội dung 3 GV thực hiện mức độ rất tốt và tƣơng đối tốt chiếm (86,1%).

Nhƣ vậy, thực trạng cho thấy khi GV sử dụng PTDH việc triển khai và khai thác các tính năng của PTDH ở mức độ rất tốt và tƣơng đối tốt còn thấp dƣới 50% so với mức độ bình thƣờng thì chiếm trên 50%.

2.4.3. Thực trạng đánh giá hiệu quả sử dụng PTDH của giáo viên

Hiệu quả sử dụng PTDH sẽ phụ thuộc vào tần suất sử dụng, mức độ và thái độ sử dụng, tính thông thạo sử dụng PTDH, tính kinh tế và việc phục vụ đổi mới phƣơng pháp dạy học.

Tần suất sử dụng PTDH là số lần sử dụng phƣơng tiện trong một khoảng thời gian (tuần, tháng, học kì hay năm học) xét theo từng loại so với yêu cầu giảng dạy môn học đã qui định trong chƣơng trình và kế hoạch dạy học. Đánh giá tần suất sử dụng PTDH là xem xét trong một khoảng thời gian loại PTDH nào đó đƣợc sử dụng bao nhiêu lần, mỗi lần bao lâu có hiệu quả không. Qua đó biết đƣợc thiết bị nào thừa, thiết bị nào thiếu, GV bộ môn nào

có ý thức, có trách nhiệm phối hợp giữa bài giảng lý thuyết với các thí nghiệm, thực hành.

Trong đề tài tôi căn cứ vào sự đánh giá của CBQL, GV về các mức độ sử dụng PTDH của GV để đánh giá tần suất sử dụng PTDH của GV. Căn cứ này tuy chƣa thật sự khoa học và chính xác trong việc tính tần suất nhƣng ở góc độ nào đó nó cũng phản ảnh đƣợc tần suất sử dụng PTDH của GV. Bởi vì nếu GV thƣờng xuyên sử dụng PTDH thì tần suất sử dụng PTDH càng cao.

Bảng 2.10. Đánh giá về tần suất sử dụng PTDH

TT Các mức độ SL %

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động sử dụng phương tiện dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện vạn ninh, tỉnh khánh hòa (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)