Giải pháp nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động sử dụng phương tiện dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện vạn ninh, tỉnh khánh hòa (Trang 98 - 102)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Giải pháp nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên,

3.2.1.1. Mục tiêu

Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy một số CBQL chƣa thực sự quan tâm đến công tác PTDH cho rằng công tác này không quan trọng, coi việc GV có sử dụng PTDH hay không là việc của GV. Do đó chúng tôi dề xuất giải pháp này nhằm nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và nhân viên phụ trách PTDH về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng, hiệu quả sử dụng PTDH. Trên cơ sở đã nhận thức đúng đắn, sâu sắc,CBQL, GV và nhân viên tìm đƣợc những biện pháp phù hợp cho công tác quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng PTDH.

3.2.1.2. Nội dung

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và nhân viên nhận thức đúng, đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng PTDH trong quá trình dạy học.

Khẳng định việc sử dụng PTDH là rất quan trọng thiết thực cho việc nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo cũng nhƣ sự cần thiết phải sử dụng PTDH trong quá trình dạy học.

Khắc phục những tƣ tƣởng tiêu cực, những biểu hiện sử dụng PTDH hình thức, đối phó.

Khuyến khích động viên giáo viên chủ động sử dụng PTDH.

CBQL cần tìm hiểu, nhận thức đúng đắn về các chủ chƣơng, chính sách của Đảng và nhà nƣớc, của Bộ GD&ĐT, của tỉnh và của Sở GD&ĐT về các biện pháp quản lý sử dụng PTDH.

3.2.1.3. Tổ chức thực hiện

Để việc nâng cao nhận thức đạt yêu cầu, trƣớc hết CBQL phải nhận thức một cách đầy đủ các quan điểm của Đảng. Nhà nƣớc và của ngành về công tác quản lý sử dụng PTDH trong nhà trƣờng, đặc biệt quan tâm đến qui chế việc quản lý sử dụng PTDH của Bộ GD&&DT ban hành, các quy định về cơ sở vật chất thiết bị trƣờng học trong trƣờng Tiểu học. Các nghị quyết của tỉnh về lĩnh vực giáo dục đào tạo và các đề án phát triển giáo dục của ngành giai đoạn 2010-2020 tầm nhìn đến năm 2030.

Cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo về quản lý sử dụng PTDH của các cấp, các ngành; nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và nhân viên phụ trách về ý nghĩa tầm quan trọng của việc quản lý sử dụng PTDH trong quá trình dạy học là cực kỳ quan trọng; là yếu tố cơ bản, định hƣớng trong các biện pháp quản lý sử dụng PTDH. Nhận thức đúng thì hành động mới đúng, nhận thức đúng sẽ ý thức đƣợc trách nhiệm và nghĩa vụ của mình để hoàn thành nhiệm vụ, công tác giảng dạy mà cụ thể là việc sử dụng có hiệu quả PTDH. Thực tế hiện nay rất nhiều GV chƣa ý thức tốt trong sử dụng, quản lý sử dụng PTDH làm ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng dạy học.

Tổ chức các hoạt động bồi dƣỡng nâng cao nhận thức GV và nhân viên phụ trách PTDH. Quán triệt các văn bản, chỉ thị, Nghị quyết về tăng cƣờng CSVC, quản lý và cách thức sử dụng sao cho có hiệu quả.

Thƣờng xuyên phổ biến các yêu cầu sử dụng PTDH có các giải pháp hành chính riêng của trƣờng về việc quản lý sử dụng PTDH đối với GV.

Để nâng cao nhận thức về vai trò, tác dụng của PTDH và quản lý sử dụng PTDH cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trƣờng đòi hỏi hiệu trƣởng phải thực hiện tốt các nội dung sau.

Chỉ đạo sƣu tập các giáo trình, tài liệu, sách báo, bài viết trong các tạp chí khoa học giáo dục nói về PTDH và quản lý sử dụng PTDH tập trung ở thƣ viện để giới thiệu cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trƣờng nghiên cứu và tham khảo.

Tập trung và hệ thông hoá tất cả các văn kiện của Đảng, các văn bản chế định của Nhà nƣớc, của ngành về công tác quản lý sử dụng PTDH trong trƣờng phổ thông và tổ chức cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên cùng nghiên cứu, quán triệt để xác định rõ vai trò, trách nhiệm của từng bộ phận, từng cá nhân trong bộ máy quản lý sử dụng PTDH. Từ đó đề ra qui định thống nhất để cùng phối hợp thực hiện. Phải thay đổi một cách một cách căn

bản nhận thức của các thành viên từ hiệu trƣởng, các phó hiệu trƣởng, giáo viên, nhân viên.

Để phù hợp với việc đổi mới nội dung, chƣơng trình, sách giáo khoa mới (Chƣơng trình GDPT 2018) sẽ đƣợc thực hiện đại trà ở bậc Tiểu học, hiệu trƣởng cần thống nhất chỉ đạo thay đổi cách trao đổi, rút kinh nghiệm và đánh giá giờ dạy của GV từ chỗ quan tâm đến việc truyền đạt và chuyển tải nội dung dạy học đến HS sang việc chú trọng nhận xét, đánh giá các phƣơng pháp, kỹ năng sử dụng và khai thác các PTDH để giúp HS biết cách tiếp cận và tìm ra nội dung kiến thức cần chiếm lĩnh.

Nhà trƣờng cần tổ chức báo cáo chuyên đề, hoặc hội thi nghiệp vụ sƣ phạm cấp trƣờng định kỳ hàng năm. Trong đó cần quan tâm đến việc nghiên cứu lý luận PTDH; các kinh nghiệm hay về làm PTDH và sử dụng PTDH hiệu quả trong dạy học ở nhà trƣờng. Đồng thời phải đƣa các phong trào nghiên cứu, làm và sử dụng PTDH trong giảng dạy thành các tiêu chí thi đua trong việc xem xét công nhận danh hiệu lao tiên tiến, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, tập thể lao động xuất sắc các cấp.

Tổ chức tham quan, học tập, dự giờ những trƣờng có phong trào làm, sử dụng, bảo quản, quản lý PTDH đạt hiệu quả. Tham gia các lớp bồi dƣỡng thƣờng xuyên do ngành tổ chức về đổi mới nội dung, chƣơng trình, đổi mới phƣơng pháp dạy học. Nhà trƣờng phải theo dõi quá trình học tập của GV, kịp thời phê bình những cá nhân thờ ơ, kết quả học tập, bồi dƣỡng không cao đồng thời biểu dƣơng những cá nhân, tập thể có tinh thần học tập cao, đạt thành tích xuất sắc trong quá trình học tập, bồi dƣỡng, sau mỗi lần học tập, bồi dƣỡng nhà trƣờng cần đánh giá rút kinh nghiệm.

Đƣa việc quản lý sử dụng PTDH qua các giờ dạy để đánh giá chất lƣợng giờ dạy và chuyên môn GV. Thƣờng xuyên cập nhập thông tin từ HS, đồng nghiệp về tinh thần, thái độ của GV về sử dụng và bảo quản PTDH. Nhà

trƣờng phải tạo điều kiện cho GV đƣợc tiếp cận với các PTDH hiện đại, kích thích sự đam mê tìm tòi của họ để họ thoải mái, năng động, sáng tạo sử dụng PTDH. Từ đó hình thành cho thói quen sử dụng PTDH từ trong suy nghĩ cũng nhƣ trong hành động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động sử dụng phương tiện dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện vạn ninh, tỉnh khánh hòa (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)