8. Cấu trúc luận văn
2.5.4. Thực trạng quản lý qui trình sử dụngPTDH
2.5.4.1. Thực trạng quản lý giai đoạn chuẩn bị
Chuẩn bị sử dụng PTDH đóng vai trò rất quan trọng nó giúp cho GV chủ động trong việc sử dụng PTDH ngoài ra còn giúp cho cán bộ phụ trách PTDH và nhà quản lý chủ động trong việc chuẩn bị và tạo các điều kiện cho việc sử dụng PTDH của GV.
Tuy nhiên, qua kết quả ở bảng 2.7 (mục 2.4.1.) cho thấy việc chuẩn bị sử dụng PTDH của GV chƣa hợp lí về thời gian, chƣa khoa học và đồng bộ giữa các bộ phận. Từ đó dẫn đến làm cho GV có tâm lí coi vấn đề chuẩn bị sử dụng PTDH là không cần thiết thích thì đƣa vào sử dụng còn không thích thì thôi và cũng không có gì ràng buộc GV sử dụng PTDH khi mà GV chƣa đƣa ra việc chuẩn bị sử dụng PTDH từ trƣớc. Ngoài ra còn làm cho công tác quản lý gặp khó khăn vì không có cơ sở để kiểm tra.
Từ thực trạng chuẩn bị PTDH của GV cho thấy việc quản lý giai đoạn chuẩn bị sử dụng PTDH của CBQL ở các trƣờng Tiểu học trên địa bàn huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa chƣa thực sự hiệu quả qua bảng 2.7 (mục 2.4. 1) cho thấy 69,7% GV đánh giá việc chuẩn bị PTDH chỉ thực hiện vào lúc soạn giáo án điều này cho thấy chắc chắn chất lƣợng khi sử dụng PTDH trong giờ
dạy và chất lƣợng tiết dạy sẽ không đem lại hiệu quả cao, đôi lúc lại phản tác dụng từ việc sử dụng PTDH.
Bởi vì, theo qui định tất cả các hoạt động dạy và học của nhà trƣờng đều xây dựng kế hoạch từ đầu năm, trong quá trình thực hiện chỉ bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với thời điểm mà thôi.
Bảng 2.20. Đánh giá của CBQL việc quản lý giai đoạn chuẩn bị
ST
T Nội dung
Thống kê số liệu (Tỷ lệ %)
SL %
1 Rà soát tình hình hiện tại của đơn vị làm cơ sở cho việc
chuẩn bị. 7/12 58,3
2 Mục đích, mục tiêu kế hoạch rõ ràng, có tính khả thi. 5/12 41,7 3 Qui định thời gian, xác định nguồn lực cụ thể cho từng
hoạt động. 4/12 33,3
4 Lập kế hoạch thƣờng xuyên, cụ thể, phù hợp với thực
trạng. 4/12 33,3
Qua kết quả bảng 2.20 cho thấy thực trạng quản lý cho giai đoạn chuẩn bị sử dụng PTDH cho thấy rằng, các nhiệm vụ cần phải thực hiện trong quá trình lập chuẩn bị đều đƣợc thực hiện, giai đoạn chuẩn bị xây dựng dựa trên tình hình thực tế của trƣờng, có mục đích, phƣơng hƣớng rõ ràng, khả thi, xác định đƣợc nguồn lực thực hiện. Tuy nhiên, các nhiệm vụ chỉ đƣợc thực hiện ở mức còn rất thấp chƣa cao.
2.5.4.2. Thực trạng quản lý giai đoạn thực hiện sử dụng PTDH
Việc quản lý giai đoạn thực hiện sử dụng PTDH đối với CBQL đƣợc khảo sát các nội dung trong bảng 2.21 nhƣ sau:
Bảng 2.21: Đánh giá của CBQL về công tác chỉ đạo quản lý sử dụng PTDH
TT Nội dung
Thống kê số liệu (Tỷ lệ %) SL %
1 Hỗ trợ, giúp đỡ nhanh chóng, kịp thời khi giáo viên gặp
khó khăn trong quá trình sử dụng PTDH. 4/12 33,3 2 Tổ chức thi đua, khen thƣởng nhằm khuyến khích giáo
viên sử dụng PTDH. 5/12 41,7 3 Phân công nhiệm vụ đúng ngƣời, đúng việc. 7/12 58,3 4 Xây dựng các hƣớng dẫn, qui định sử dụng PTDH và thông
báo những văn bản này đến giáo viên hoặc tổ bộ môn. 8/12 66,7 Các nội dung trong công tác chỉ đạo quản lý thực hiện sử dụng PTDH đƣợc đánh giá nhƣ sau:
“Phân công nhiệm vụ đúng ngƣời, đúng việc”; “xây dựng các hƣớng dẫn, qui định sử dụng PTDH và thông báo những văn bản này đến giáo viên hoặc tổ bộ môn” đƣợc đánh giá thực hiện tỷ lệ trên 50%.
“Hỗ trợ, giúp đỡ nhanh chóng, kịp thời khi giáo viên gặp khó khăn trong quá trình sử dụng PTDH” chỉ đƣợc thực hiện ở mức độ thấp 33,3%. Việc linh hoạt trong việc hỗ trợ GV sử dụng PTDH là yêu cầu cần thiết để đảm bảo các tiết học có sử dụng PTDH đƣợc diễn ra trôi chảy, tiết kiệm đến mức tối thiểu thời gian xử lý khi có sự cố hƣ hỏng xảy ra. Tuy nhiên, với nguồn nhân lực rất hạn chế, mặc dù ngƣời phụ trách hay CBQL có trách nhiệm với công việc, có kỹ năng giỏi nhƣng không có nhiều thời gian để vừa sẵn sàng hỗ trợ giáo viên mọi lúc mọi nơi trong quá trình sử dụng PTDH vừa thực hiện công tác khác, chính những lý do khách quan đó gây ra khó khăn trong việc hỗ trợ, giúp đỡ GV.
“Tổ chức thi đua, khen thƣởng nhằm khuyến khích giáo viên sử dụng PTDH” đƣợc CBQL đánh giá chỉ đạt 41,7%. Điều này cho thấy việc tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích giáo viên sử dụng PTDH chƣa đƣợc nhà trƣờng
quan tâm đúng mức, CBQL chƣa đánh giá đúng hiệu quả công tác khuyến khích, động viên nhằm nâng cao tần suất cũng nhƣ hiệu quả sử dụng PTDH.
Không có công tác kiểm tra thì sẽ không thể gọi là quản lý, quản lý sử dụng PTDH cũng không ngoại lệ. Sau các bƣớc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo là công tác kiểm tra hiệu quả các hoạt động nhằm phát hiện các ƣu điểm, khuyết điểm từ đó rút kinh nghiệm giúp hoạt động trở nên tốt hơn. Để tìm hiểu công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý sử dụng PTDH tại các trƣờng Tiểu học trên địa bàn huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, tôi tiến hành khảo sát nội dung và kết quả khảo sát đƣợc thể hiện ở bảng 2.21
Bảng 2.22: Đánh giá của CBQL về tần suất thực hiện
công tác kiểm tra sử dụng PTDH thông qua các hình thức khác nhau
TT Hình thức kiểm tra
Thƣờng xuyên
Thỉnh
thoảng Hiếm khi
Chƣa bao giờ SL % SL % SL % SL % 1 Dự giờ 0 0,0 5/12 41,7 7/12 58,3 0 0,0 2 Sổ mƣợn trả PTDH 0 0,0 5/12 41,7 7/12 58,3 0 0,0 3 Kế hoạch sử dụng PTDH 0 0,0 0 0,0 8/12 66,7 2/12 33,3 4 Kiểm tra giáo án 0 0,0 5/12 41,7 7/12 58,3 0 0,0 5 Báo cáo tình hình sử dụng
PTDH của tổ 0 0,0 0 0,0 0 0,0 12/12 100 Tần suất thực hiện kiểm tra hoạt động quản lý sử dụng PTDH thông qua các hình thức khác nhau đƣợc CBQL đánh giá nhƣ sau: Trong số 5 hình thức kiểm tra đã nêu ra trong bảng khảo sát, có 4 hình thức đƣợc đánh giá thực hiện với tần suất từ hiếm khi đến thỉnh thoảng và 1 hình thức đƣợc đánh giá chƣa thực hiện là “Báo cáo tình hình sử dụng PTDH của tổ”
Hình thức kiểm tra thông qua dự giờ và kiểm tra giáo án đƣợc đánh giá thực hiện với tần suất thỉnh thoảng là còn thấp chỉ dƣới 50%. Tần suất dự giờ song song với việc kiểm tra, phê duyệt giáo án khá thấp dẫn đến việc kiểm tra hiệu quả sử dụng PTDH của GV thông qua hình thức này không đƣợc thực
hiện thƣờng xuyên. Việc xem xét tình hình sử dụng PTDH trong tiết dạy chỉ chiếm một phần nhỏ trong mục đích dự giờ các tiết học.
Hình thức kiểm tra thông qua sổ mƣợn trả PTDH chiếm 58,3% và kế hoạch sử dụng PTDH chiếm 66,7% đƣợc CBQL đánh giá hiếm khi thực hiện. Sổ mƣợn trả PTDH thể hiện cụ thể nhất các thông tin để theo dõi tần suất sử dụng PTDH của GV; tiến trình sử dụng, sự phù hợp, logic khi sử dụng PTDH đối với phân phối chƣơng trình đƣợc thể hiện ở kế hoạch sử dụng PTDH. Tuy nhiên, việc kiểm tra bằng 2 hình thức này nhằm nắm rõ tình hình sử dụng PTDH của GV chƣa đƣợc chú trọng. Theo Thầy Lữ Ngọc Minh, Hiệu trƣởng trƣờng Tiểu học Vạn Giã 2 chia sẻ, mỗi học kì hoặc mỗi năm, Thầy giao cho Phó Hiệu trƣởng nhà trƣờng sẽ tiến hành kiểm tra sổ theo dõi sử dụng PTDH và nhận xét tình hình sử dụng PTDH của mỗi tổ chuyên môn, bên cạnh đó Tổ trƣởng sẽ xem xét kế hoạch sử dụng PTDH của các GV trong tổ.
Hình thức kiểm tra báo cáo tình hình sử dụng PTDH của tổ chƣa đƣợc thực hiện, đây là báo cáo không bắt buộc cần phải có trong hồ sơ và các loại sổ sách của GV, vì vậy mà việc thực hiện báo cáo này chƣa đồng bộ, có tổ sẽ thực hiện và có tổ không thực hiện dẫn đến việc nhà trƣờng không tiến hành kiểm tra thông qua hình thức này.
Từ đó, thể hiện sự khác nhau khi lựa chọn các đánh giá của CBQL là không nhiều.
Nhìn chung, công tác kiểm tra hoạt động quản lý sử dụng PTDH chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, tần suất thực hiện thƣờng xuyên không có mà chỉ thỉnh thoảng hoặc hiếm khi khá thấp, những hình thức đơn giản, thuận tiện cho việc theo dõi việc sử dụng chƣa đƣợc tận dụng tốt, chủ yếu là thông qua các tiết dự giờ để quan sát quá trình sử dụng PTDH và kiểm tra kế hoạch sử dụng PTDH trong tiết học đó đƣợc nêu ra ở giáo án trƣớc khi dự giờ.
công tác kiểm tra. Để tìm hiểu kết quả đạt đƣợc của các nội dung đƣợc thực hiện trong quá trình kiểm tra, chúng tôi tiến hành khảo sát CBQL ở bảng 2.22.
2.5.4.3. Thực trạng quản lý giai đoạn đánh giá hiệu quả sử dụng PTDH
Bảng 2.23. Đánh giá của CBQL và GV về thực hiện đánh giá hiệu quả
TT Nội dung
Thống kê số liệu (Tỷ lệ %) CBQL GV SL % SL %
1 Xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá hợp lý. 7/12 58,3 61/132 50,0
2 Kiểm tra thƣờng xuyên hoặc định kỳ việc sử dụng
PTDH. 6/12 50,0 59/132 44,7 3 Kiểm tra cụ thể, chi tiết đảm bảo tính khách quan. 6/12 50,0 47/132 35,6 4 Kiểm tra sổ mƣợn - trả PTDH, giáo án. 7/12 58,3 69/132 52,3 5 Kiểm tra thông qua dự giờ. 9/12 75,0 72/132 54,5 6 Tổng kết, đánh giá . 6/12 50,0 53/132 40,2
7 Hỗ trợ giáo viên, viên chức QL PTDH khắc phục
hạn chế trong công tác. 7/12 58,3 37/132 28,0
Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.23 về hiệu quả thực hiện công tác đánh giá quản lý hiệu quả sử dụng PTDH cho thấy, các nội dung đƣợc CBQL và GV đánh giá thực hiện đạt từ 50% trở lên không có nội dung nào đƣợc đánh giá thực hiện ở mức. dƣới 50% Cụ thể nhƣ sau:
Việc kiểm tra thông qua sổ mƣợn - trả PTDH, giáo án và thông qua dự giờ đƣợc CBQL đánh giá thực hiện ở mức độ từ 58,3% đến 75,0% và GV đánh giá thực hiện ở mức độ từ 52,3% đến 54,5%. Mặc dù tần suất kiểm tra thông qua các hình thức này còn khá thấp, chỉ ở mức độ thỉnh thoảng và hiếm khi (theo kết quả bảng 2.22) nhƣng việc thực hiện đạt hiệu quả, có thể nắm bắt cụ thể, khách quan tình hình sử dụng PTDH của mỗi GV trong từng tiết dạy, loại PTDH giáo viên sử dụng cũng nhƣ cách thức sử dụng PTDH đó của GV từ đó có những nhận xét, đánh giá kịp thời và cần thiết nhất giúp GV
cũng nhƣ cả tổ chuyên môn khắc phục khó khăn, hạn chế trong quá trình sử dụng PTDH.
Xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá hợp lý đƣợc CBQL đánh giá đạt 58,3% và GV đánh giá đạt 50,0%. Công tác kiểm tra PTDH diễn ra với tần suất không cao vì vậy mà trong quá trình kiểm tra chƣa có kế hoạch kiểm tra cụ thể, các tiêu chí kiểm tra, đánh giá chƣa đƣợc thể hiện bằng hệ thống văn bản rõ ràng.
Kết quả khảo sát cho thấy các nội dung: 2,3,6,7 trong bảng 2.23 chƣa đƣợc CBQL và GV đồng nhất ý kiến, đa số CBQL đánh giá hiệu quả thực hiện các nội dung trên ở mức độ trên 50%, trong khi GV chỉ đánh giá ở mức độ dƣới 50%.
Mục đích của công tác kiểm tra, đánh giá là quan sát, kiểm nghiệm thực trạng quản lý sử dụng PTDH, nhận ra các hạn chế trong việc sử dụng và quản lý sử dụng PTDH từ đó tìm ra các biện pháp hỗ trợ GV và ngƣời phụ trách quản lý PTDH khắc phục hạn chế, cải tiến hiệu quả hoạt động.
Tuy nhiên, nội dung “tổng kết, đánh giá và hỗ trợ khắc phục hạn chế”chƣa đƣợc thực hiện tốt; CBQL đánh giá ở mức độ 58,3% trong khi GV nhận thấy hai nội dung này chỉ đƣợc thực hiện ở mức độ rất thấp, riêng với nội dung “hỗ trợ giáo viên, viên chức quản lý PTDH khắc phục hạn chế trong công tác” chỉ hiếm ở mức 28,0%, thấp nhất trong số 7 nội dung đƣợc nêu ra trong bảng khảo sát.
Điều này cho thấy GV đánh giá về hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động sử dụng PTDH thấp hơn so với sự đánh giá của CBQL. Đây là một vấn đề cần lƣu ý khi đội ngũ lãnh đạo nhà trƣờng đánh giá hiệu quả thực hiện công việc mà họ phụ trách cao hơn so với đánh giá của GV, việc này có thể làm cho CBQL không nhận thấy đƣợc thực trạng yếu kém còn tồn tại và không có các biện pháp khắc phục, cải thiện kịp thời nhằm thúc đẩy hoạt
động sử dụng và quản lý sử dụng PTDH tiến bộ và đạt hiệu quả cao hơn.
2.5.4.4. Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động sử dụng PTDH
Qua quan sát thực tế thì hiện nay thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động sử dụng PTDH ở các trƣờng Tiểu học trên địa bàn huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa chƣa đảm bảo ở các giai đoạn nhƣ sau:
Giai đoạn chuẩn bị: Theo quan sát thực tế hầu hết CBQL các trƣờng chƣa quan tâm đến việc hỗ trợ cho GV trong hoạt động sử dụng PTDH mà tất cả giao phó cho GV kiêm nhiệm hoặc nhân viên quản lý PTDH. Cho nên dẫn đến thực trạng các PTDH không đảm bảo các tính năng nhƣ: tính khoa học sƣ phạm, tính thẫm mỹ, tính khoa học kỹ thuật, tính an toàn và sử dụng thử các PTDH đó hoạt động đƣợc hay không. Còn nếu có kiểm tra, sử dụng thử thì cũng GV kiêm nhiệm hoặc nhân viên quản lý PTDH làm việc này mà thôi. Nếu việc kiểm tra PTDH thiếu hoặc sử dụng thử không đảm bảo thì cá nhân GV mƣợn PTDH và GV kiêm nhiệm hoặc nhân viên quản lý PTDH tự linh động trong việc này và hầu hết lúc này GV không thực hiện việc đƣa PTDH vào giờ dạy nữa.
Giai đoạn sử dụng: Thực tế khi GV sử dụng PTDH thì việc chỉ đạo từ CBQL đến GV kiêm nhiệm hoặc nhân viên quản lý PTDH hỗ trợ giai đoạn này hầu nhƣ không có mà thực tế tự mỗi cá nhân GV tự thực hiện việc này từ khâu khai thác hết các tính năng của PTDH cũng nhƣ việc kết thúc sử dụng PTDH phải thu dọn nhƣ thế nào để không ảnh hƣởng đến sự tập trung chú ý của HS và còn đảm bảo cho sử dụng lần sau đều tự GV thực hiện.
Giai đoạn đánh giá hiệu quả: Thực tế các trƣờng CBQL chƣa thực sự quan tâm, hỗ trợ đến việc chuẩn bị và sử dụng PTDH của GV nên việc đánh giá hiệu quả sử dụng PTDH không thể đánh giá cụ thể đƣợc mà nếu có đánh giá cũng mang tính chất chung chung cho có lệ.
2.5.4.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý sử dụng phương tiện dạy học
Quản lý việc sử dụng PTDH là một phần trong hoạt động quản lý nhà trƣờng trong công tác dạy và học. Kết quả của hoạt động quản lý phải đƣợc kiểm tra, đánh giá, so sánh với mục tiêu quản lý để từ đó có kết luận về hiệu quả của hoạt động quản lý cũng nhƣ xác định đƣợc các vấn đề ảnh hƣởng, liên quan đến hoạt động quản lý. Tuy nhiên thực tế có một số yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động sử dụng PTDH của các trƣờng hiện nay:
Về trình độ chuyên môn: Phần lớn CBQL (Hiệu trƣởng hoặc phó hiệu trƣởng) trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng nhƣ năng lực lãnh đạo còn hạn chế (phần lớn CBQL đã lớn tuổi, việc tiếp cận các PTDH hiện đại chƣa nắm bắt kịp, …..) điều này ảnh hƣởng rất lớn đến việc quản lý PTDH ở các trƣờng Tiểu học hiện nay.
Về cơ chế chính sách: Hiện nay PTDH của trƣờng Tiểu học hầu hết đều do Nhà nƣớc cấp phát từ Chƣơng trình GDPT 2000 nên số lƣợng có hạn.