Quản lý nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng cơ điện xây dựng và nông lâm trung bộ (Trang 26 - 27)

8. Bố cục của luận văn

1.2.3. Quản lý nhà trường

Trong hệ thống giáo dục, nhà trường đóng vai trò quan trọng. Đa phần các hoạt động giáo dục đều được thực hiện trong nhà trường, thông qua hệ thống nhà trường (phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học). Nhà trường là “tế bào chủ chốt” của hệ thống giáo dục từ trung ương tới cơ sở. Theo đó QLGD luôn đi kèm với quản lý nhà trường (QLNT). Các nội dung QLGD luôn gắn với QLNT và QLNT có thể được coi là sự cụ thể hóa của công tác QLGD.

Ngày nay nhà trường trong nền kinh tế công nghiệp không chỉ là thiết kế sư phạm đơn thuần. Công việc diễn ra trong nhà trường có mục tiêu cao nhất là hình thành “nhân cách - sức lao động”, phục vụ phát triển cộng đồng làm tăng nguồn vốn con người, vốn tổ chức, vốn xã hội.

Theo Nguyễn Ngọc Quang thì QLNT là: “Tập hợp những tác động tối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp…) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các cán bộ khác nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do Nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do lao động xây dựng vốn tự có hướng vào việc việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ. Thực hiện có chất

lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới”

[41]. Còn Phạm Minh Hạc thì cho rằng: “QLNT là thực hiện đường lối giao dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục. Mục tiêu đào

tạo đối với ngành giáo dục, với thể hệ trẻ và với từng học sinh” [14].

QLNT là một trong những nội dung quan trọng của hệ thống QLGD nói chung. QLNT chính là những công việc của nhà trường mà người CBQL thực hiện những chức năng quản lý để thực hiện các nhiệm vụ, công tác của mình. Đó chính là những hoạt động có ý thức, có kế hoạch của chủ thể quản lý nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà trường mà trọng tâm là quá trình dạy và học.

Bản chất của công tác QLNT là quá trình chỉ huy, điều khiển sự vận động của các thành tố, đặc biệt là mối quan hệ giữa các thành tố. Mối quan hệ đó là do quá trình sư phạm trong nhà trường quy định. QLNT là tổ chức, chỉ đạo và điều hành quá trình giảng dạy của thầy và hoạt động học tập của trò, đồng thời quản lý những điều kiện cơ sở vật chất và công việc phục vụ cho dạy và học nhằm đạt được mục đích giáo dục, đào tạo

Tóm lại, QLNT là quá trình tác động của chủ thể quản lý (HT, cán bộ phụ trách) đến các đối tượng quản lý (giáo viên, học sinh, các quá trình dạy học và giáo dục) để đạt được mục tiêu giáo dục mà nhà trường đề ra. Trong những nội dung QLNT có nội dung quản lý xây dựng VHNT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng cơ điện xây dựng và nông lâm trung bộ (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)