8. Bố cục của luận văn
2.3.3. Đánh giá của cán bộ quản lí, giảng viên và học sinh sinh viên
về ảnh hưởng của văn hóa nhà trường
2.3.3.1. Đánh giá của cán bộ quản lí
Để tìm hiểu đánh giá của CBQL về ảnh hưởng của VHNT tại Trường Cao đẳng Cơ điện - Xây dựng và Nông Lâm Trung bộ, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 20 CBQL về câu hỏi 6 (Phụ lục 1.1). Kết quả thu được thể hiện ở Bảng 2.5:
Qua kết quả Bảng 2.5 cho thấy, các nội dung có tỉ lệ CBQL đánh giá ảnh hưởng ở mức độ tốt đó là nội dung 6 chiếm tỉ lệ tuyệt đối (100%); nội dung 3 (85%); nội dung 2 (75%); nội dung 5 và nội dung 7 (70%); nội dung 1 (65%). Trái lại, nội dung 4 là nội dung có tỉ lệ CBQL đánh giá ít ảnh hưởng (bình thường) cao nhất (50%), tỉ lệ đánh giá mức tốt chỉ chiếm 50%.
2.3.3.2. Đánh giá của giảng viên
Để tìm hiểu đánh giá của GV về ảnh hưởng của VHNT tại Trường Cao đẳng Cơ điện - Xây dựng và Nông Lâm Trung bộ, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 80 GV đối với câu hỏi 6 (Phụ lục 1.2). Kết quả thu được thể hiện ở Bảng 2.6:
Qua kết quả ở Bảng 2.6 cho thấy, cả 7 nội dung biểu hiện của VHNT tại Trường Cao đẳng Cơ điện - Xây dựng và Nông Lâm Trung bộ được GV đánh giá ở các mức độ khác nhau. Cụ thể là tỉ lệ GV đánh giá biểu hiện VHNT có ảnh hưởng ở mức độ tốt là các nội dung 6 (81.25%); nội dung 7 (75.00%), nội dung 3 (67.50%) và nội dung 2 (58.75%). Tỉ lệ GV đánh giá biểu hiện VHNT có ảnh hưởng ở mức độ bình thường còn khá cao là nội dung 1 (75.00%); nội dung 4 và nội dung 5 (41.25%). Tỉ lệ GV đánh giá VHNT có
ảnh hưởng chưa tốt còn khá cao là nội dung 5 (46.25%) và nội dung 4 (41.25%). Kết quả này cũng khác so với đánh giá của CBQL.
2.3.3.3. Đánh giá của học sinh sinh viên
Để tìm hiểu đánh giá của HSSV về ảnh hưởng của VHNT tại Trường Cao đẳng Cơ điện - Xây dựng và Nông Lâm Trung bộ, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 150 HSSV về câu hỏi 6 (Phụ lục 1.3). Kết quả thu được thể hiện ở Bảng 2.7:
Qua kết quả khảo sát ở Bảng 2.7 cho thấy, sự đánh giá mức độ ảnh hưởng của 9 nội dung của HSSV Trường Cao đẳng Cơ điện - Xây dựng và Nông Lâm Trung bộ đều tập trung ở mức bình thường chiếm tỉ lệ từ 50% trở lên. Trong đó 4 nội dung có tỉ lệ đánh giá bình thường cao là nội dung 9 (91.33%); nội dung 4 (76.67%); nội dung 3 (73.33%) và nội dung 5 (68.00%). Tỉ lệ HSSV đánh giá VHNT có ảnh hưởng tốt đến HSSV cao là nội dung 8 (38.67%); nội dung 2 (37.34%); nội dung 6 (33.33%) và nội dung 1 (22.67%). Các nội dung còn lại được đánh giá tốt với tỉ lệ thấp dần, đặc biệt là nội dung 9 chỉ chiếm 4.67%. Các biểu hiện của VHNT được đánh giá ảnh hưởng chưa tốt đến HSSV chiếm tỉ lệ còn cao, lần lượt là nội dung 7 (26.00%); nội dung 3 (14.67%); nội dung 4 (14.00%); nội dung 1 (12.66%) và nội dung 5 (10.67%). So sánh kết quả ý kiến đánh giá mức độ ảnh hưởng của VHNT của 3 đối tượng cho thấy, đa số ý kiến CBQL đánh giá VHNT có ảnh hưởng tốt, còn phần lớn GV và HSSV thì đánh giá VHNT có ảnh hưởng ở mức độ bình thường. Thực trạng trên đặt ra cho HT nhà trường cần phải nhanh chóng có những định hướng rõ ràng, làm tốt công tác lập và tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng VHNT; chú trọng nâng cao nhận thức của bản thân và cho các thành viên về VHNT; làm cho GV, HSSV thấy được những tác động tích cực của VHNT đến hoạt động đào tạo và giáo dục của nhà trường.
Bảng 2.5: Đánh giá của cán bộ quản lí về ảnh hưởng của văn hóa nhà trường T T Các biểu hiện Mức độ Tốt Bình thường Chưa tốt SL % SL % SL % 1
Giảng viên cảm thấy thoải mái, dễ dàng thảo luận về những vấn đề hay khó khăn mà họ gặp phải
13 65.00 07 35.00 00 00.00
2
Giảng viên sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn
15 75.00 05 25.00 00 00.00
3
Giảng viên tích cực trao đổi phương pháp và kỹ thuật giảng dạy
17 85.00 03 15.00 00 00.00
4 Giảng viên quan tâm đến công
việc của nhau 10 50.00 10 50.00 00 00.00
5
Giảng viên cùng hợp tác với lãnh đạo nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra
14 70.00 06 30.00 00 00.00
6
Bầu không khí cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau tạo động lực để giảng viên quan tâm cải tiến nâng cao chất lượng dạy học
20 100.0 00 00.00 00 00.00
7 Cải thiện thành tích giảng dạy
và học tập của nhà trường 14 70.00 06 30.00 00 00.00
Bảng 2.6: Đánh giá của giảng viên về ảnh hưởng của văn hóa nhà trường T T Các biểu hiện Mức độ Tốt thường Bình Chưa tốt SL % SL % SL % 1
Giảng viên cảm thấy thoải mái, dễ dàng thảo luận về những vấn đề hay khó khăn mà họ gặp phải
10 12.50 60 75.00 10 12.50
2
Giảng viên sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn
47 58.75 27 33.75 06 7.50
3
Giảng viên tích cực trao đổi phương pháp và kỹ thuật giảng dạy
54 67.50 20 25.00 06 7.50
4 Giảng viên quan tâm đến công
việc của nhau 14 17.50 33 41.25 33 41.25
5
Giảng viên cùng hợp tác với lãnh đạo nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra
10 12.50 33 41.25 37 46.25
6
Bầu không khí cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau tạo động lực để giảng viên quan tâm cải tiến nâng cao chất lượng dạy học
65 81.25 10 12.50 05 06.25
7 Cải thiện thành tích giảng dạy
và học tập của nhà trường 60 75.00 15 18.75 05 6.25 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2020
Bảng 2.7: Đánh giá của học sinh, sinh viên về ảnh hưởng của văn hóa nhà trường T T Các biểu hiện Mức độ Tốt thường Bình Chưa tốt SL % SL % SL %
1 Học sinh, sinh viên cảm thấy
thoải mái, vui vẻ, ham học 34 22.67 97 64.67 19 12.66 2 Học sinh, sinh viên được thừa
nhận và được tôn trọng 56 37.34 89 59.33 05 03.33 3 Học sinh, sinh viên thấy rõ trách
nhiệm của mình 18 12.00 110 73.33 22 14.67
4
Học sinh, sinh viên tích cực khám phá, liên tục trải nghiệm và tích cực cộng tác với giảng viên, bạn bè
14 09.33 115 76.67 21 14.00
5 Học sinh, sinh viên nỗ lực đạt
thành tích học tập tốt nhất 32 21.33 102 68.00 16 10.67 6 Học sinh, sinh viên được an toàn,
cởi mở 50 33.33 98 65.33 02 01.34
7
Học sinh, sinh viên được khuyến khích phát biểu, bày tỏ quan điểm cá nhân
22 14.67 89 59.33 39 26.00
8
Học sinh, sinh viên được cởi mở và chấp nhận các nhu cầu và hoàn cảnh khác nhau
58 38.67 80 53.33 12 08.00
9
Xây dựng mối quan hệ ứng xử tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau giữa thầy và trò
07 04.67 137 91.33 06 04.00