Đánh giá của giảng viên về quan hệ giữa các thành viên nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng cơ điện xây dựng và nông lâm trung bộ (Trang 63 - 65)

8. Bố cục của luận văn

2.4.4. Đánh giá của giảng viên về quan hệ giữa các thành viên nhà

trường trong xây dựng văn hóa nhà trường

Tìm hiểu đánh giá của GV về quan hệ giữa các thành viên trong xây dựng VHNT ở Trường Cao đẳng Cơ điện - Xây dựng và Nông Lâm Trung bộ, chúng tôi sử dụng câu hỏi: Thầy/cô cho biết quan hệ giữa các thành viên ở trường Cao

đẳng Cơ điện - Xây dựng và Nông Lâm Trung bộ như thế nào? (Câu 7, PL

Bảng 2.11: Đánh giá của giảng viên về quan hệ

giữa các thành viên nhà trường trong xây dựng văn hóa nhà trường

T

T Mối quan hệ Kết quả

SL %

1 Quan hệ mang tính chất quản lý, thiếu tinh thần dân chủ, cởi mở 07 8.8 2 Quan hệ mang tính chất độc đoán của người quản lý với cấp

dưới, của thầy với trò 01 1.2

3 Sự đố kỵ, ghen ghét giữa các đồng nghiệp, gây mất đoàn kết

nội bộ 01 1.2

4 Sự đoàn kết, gắn bó chặt chẽ, khích lệ giảng viên và học

sinh, sinh viên dạy tốt, học tốt 33 41.3

5 Người quản lý biết tôn trọng tập thể, vì tập thể mà phát huy

tính dân chủ trong các hoạt động của nhà trường 38 47.5

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2020

Kết quả Bảng 2.11 cho thấy, hai nội dung được GV lựa chọn cao là nội dung 5 (47.5%) và nội dung 4 (41.3%), chiếm 88.8% trong tổng số. Đây là nhận thức đúng, vì sự tôn trọng, tinh thần vì tập thể, sự tương tác qua lại theo hướng tích cực với mong muốn cùng chung sức xây dựng nhà trường ngày càng phát triển là nhân tố tạo nên sức mạnh dân chủ, đoàn kết, đồng thuận, quyết định đến việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ. Chỉ có 8.8% GV chọn nội dung 1; 1.2% chọn nội dung 2 và 1.2% chọn nội dụng 3. Điều này chứng tỏ, quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường vẫn còn mang nặng nguyên tắc hành chính, thiếu tinh thần dân chủ, cởi mở; hiện tượng đố kỵ, ghen ghét, bè phái gây mất đoàn kết nội bộ vẫn còn xảy ra.

Kết quả trên chỉ ra rằng, người quản lí cần tôn trọng tập thể, phát huy dân chủ trong các hoạt động của nhà trường, hạn chế việc quản lí bằng mệnh lệnh hành chính, tăng cường các biện pháp năng động, linh hoạt, mềm dẻo có

hiệu quả, tạo bầu không khí dân chủ cởi mở khích lệ động viên mọi người, quan tâm lắng nghe ý kiến nguyện vọng và tâm tư của GV và HSSV, tránh các việc làm độc đoán gia trưởng áp đặt người quản lí với cấp dưới, với HSSV; hạn chế tối đa và dần dần triệt tiêu sự đố kỵ, ghen ghét giữa các đồng nghiệp, gây mất đoàn kết nội bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng cơ điện xây dựng và nông lâm trung bộ (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)