8. Bố cục của luận văn
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm
Tiến hành khảo sát đối với 20 CBQL và 80 GV nhà trường về tính cấp thiết và tính khả thi của 6 biện pháp. Kết quả thu được như sau:
Bảng 3.1: Kết quả đánh giá về tính cấp thiết của các biện pháp quản lý xây dựng văn hóa nhà trường
T T Tên biện pháp Tính cấp thiết (n = 100) Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết SL % SL % SL % 1
Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và HSSV về tầm quan trọng của công tác xây dựng VHNT
100 100.0 00 00.00 00 0.00
2
Thiết kế nội dung xây dựng VHNT phù hợp với chiến lược phát triển nhà trường trong giai đoạn mới
92 92.00 08 05.00 00 0.00
3
Lập kế hoạch xây dựng VHNT đáp ứng mục tiêu phát triển nhà trường trước mắt và lâu dài
96 96.00 04 04.00 00 0.00
4
Phát huy tích cực vai trò của các thành viên trong xây dựng VHNT
87 87.00 13 13.00 00 0.00
5
Thiết lập quy trình kiểm tra và đánh giá phù hợp đối với các hoạt động xây dựng VHNT.
94 94.00 06 06.00 00 0.00
6
Xây dựng môi trường thuận lợi cho hoạt động xây dựng VHNT đạt kết quả tối ưu
98 98.00 02 2.00 00 0.00
Tổng hợp kết quả đánh giá của CBQL và GV về tính cấp thiết của 6 biện pháp xây dựng VHNT cho thấy, tất cả các biện pháp chúng tôi đưa ra đều được đa số CBQL và GV đánh giá ở mức độ cấp thiết cao, đạt tỉ lệ từ 87% trở lên. Cụ thể như sau:
- Biện pháp nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và HSSV về tầm quan trọng của công tác xây dựng VHNT là 100%;
- Biện pháp xây dựng môi trường thuận lợi cho hoạt động xây dựng VHNT đạt kết quả tối ưu là 98%;
- Biện pháp lập kế hoạch xây dựng VHNT đáp ứng mục tiêu phát triển nhà trường trước mắt và lâu dài là 96%.
- Biện pháp thiết lập quy trình kiểm tra và đánh giá phù hợp đối với các hoạt động xây dựng VHNT là 94%;
- Biện pháp thiết kế nội dung xây dựng VHNT phù hợp với chiến lược phát triển nhà trường trong giai đoạn mới là 92%;
- Biện pháp phát huy tích cực vai trò của các thành viên trong xây dựng VHNT có số ý kiến đánh giá thấp nhất, nhưng cũng đạt tỉ lệ là 87%.
Tỉ lệ đánh giá các biện pháp mà chúng tôi đề xuất ở mức độ ít cấp thiết là rất thấp, chỉ chiếm từ 2% đến 13% tùy theo biện pháp; không có trường hợp nào đánh giá các biện pháp ở mức độ không cấp thiết.
2, Về tính khả thi, kết quả thể hiện ở Bảng 3.2:
Qua Bảng 3.2 cho thấy, đa số CBQL và GV cho rằng 6 biện pháp quản lí xây dựng VHNT được đưa ra đều có tính khả thi. Tất cả các tỉ lệ khả thi đều đạt từ 90% trở lên. Chiếm tỉ lệ cao nhất là biện pháp nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và HSSV về tầm quan trọng của công tác xây dựng VHNT là 100%. Số CBQL và GV đánh giá các biện pháp có tính ít khả thi không nhiều, 10% là tỉ lệ đánh giá cao nhất về tính ít khả thi dành cho biện pháp phát huy tích cực vai trò của các thành viên trong xây dựng VHNT. Không có trường hợp nào đánh giá các biện pháp không có tính khả thi.
Bảng 3.2: Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp quản lý xây dựng văn hóa nhà trường
T
T Tên biện pháp
Tính khả thi (n = 100) Khả thi Ít khả thi Không
khả thi
SL % SL % SL %
1 Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và HSSV về tầm quan trọng của công tác xây dựng VHNT
100 100.0 00 00.00 00 00.00
2 Thiết kế nội dung xây dựng VHNT phù hợp với chiến lược phát triển nhà trường trong giai đoạn mới
90 90.00 10 10.00 00 0.00
3 Lập kế hoạch xây VHNT đáp ứng mục tiêu phát triển nhà trường trước mắt và lâu dài
94 94.00 06 06.00 00 0.00
4 Phát huy tích cực vai trò của các thành viên trong xây dựng VHNT
90 90.00 10 10.00 00 0.00
5 Thiết lập quy trình kiểm tra và đánh giá phù hợp đối với các hoạt động xây dựng VHNT.
92 92.00 08 08.00 00 0.00
6 Xây dựng môi trường thuận lợi cho hoạt động xây dựng VHNT đạt kết quả tối ưu
96 96.00 04 4.00 00 0.00
Để thấy rõ hơn về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp, trên cơ sở kết quả tổng hợp đánh giá thu được ở Bảng 3.1 và Bảng 3.2, chúng tôi thiết lập mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp qua Hình 3.1:
Hình 3.1: Biểu đồ tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp theo dữ liệu phân tích
Kết quả khảo nghiệm cho thấy, các biện pháp đã nhận được sự tán thành và ủng hộ rất cao của đại đa số CBQL và GV. Điều đó chứng tỏ các biện pháp chúng tôi đề xuất là có thể chấp nhận được, phù hợp với tình hình xây dựng và quản lí xây dựng VHNT ở Trường Cao đẳng Cơ điện - Xây dựng và Nông Lâm Trung bộ trong giai đoạn hiện nay.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Với định hướng phát triển nhà trường thành trường chất lượng cao, vấn đề xây dựng môi trường văn hóa là việc làm hết sức thiết thực và cấp bách. Trên cơ sở phân tích thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng xây dựng VHNT cùng với căn cứ khoa học, chúng tôi đề xuất 6 biện pháp quản lý xây dựng VHNT của CBQL Trường Cao đẳng Cơ điện - Xây dựng và Nông Lâm Trung bộ.
Các biện pháp đề xuất đảm bảo hệ thống các nguyên tắc về mặt lý luận và thực tiễn cũng như có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy nhau, biện pháp này sẽ là cơ sở, tiền đề cho biện pháp kia. Mỗi biện pháp đều có vai trò, tác dụng ảnh hưởng khác nhau đến hiệu quả công tác xây dựng VHNT của CBQL nhà trường. Với việc thực hiện đồng bộ 6 biện pháp trên, hiệu quả công tác quản lý xây dựng VHNT sẽ cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT của nhà trường.
Qua khảo nghiệm đã khẳng định các biện pháp đề xuất là cần thiết và khả thi. Với mong muốn xây dựng VHNT đặc trưng, phù hợp với yêu cầu phát triển nhà trường trong giai đoạn mới, chúng tôi tin tưởng rằng CBQL nhà trường sẽ xem xét và áp dụng hiệu quả các biện pháp đã đề xuất.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Trên cơ sở thừa kế, tổng hợp các kết quả nghiên cứu về lý luận khoa học quản lí, kết quả khảo sát thực trạng xây dựng và quản lí xây dựng VHNT, đề tài tiến hành thực hiện nghiên cứu tìm kiếm biện pháp quản lí xây dựng VHNT ở Trường Cao đẳng Cơ điện - Xây dựng và Nông Lâm Trung bộ, kết quả cụ thể như sau:
1.1. Về mặt lý luận
Quản lý xây dựng văn hóa Trường Cao đẳng Cơ điện - Xây dựng và Nông Lâm Trung bộ được được đánh giá trên hai khía cạnh: quản lý nhằm phát huy được những giá trị, nội dung văn hóa phù hợp của nhà trường; quản lý việc xây dựng những giá trị và nội dung mới của VHNT.
Trên cơ sở của phương pháp nghiên cứu, đề tài tiếp cận việc quản lý xây dựng văn hóa Trường Cao đẳng Cơ điện - Xây dựng và Nông Lâm Trung bộ trên các phương diện: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá. Để thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng văn hóa, chủ thể quản lý cần dựa vào các điều kiện về con người, điều kiện về cơ sở vật chất.
Đề tài nghiên cứu khái quát hóa và phân tích để làm sáng tỏ cơ sở lý luận của VHNT và quản lí xây dựng VHNT, đi sâu phân tích vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng, đặc trưng của VHNT cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến VHNT, làm rõ các nội dung quản lý VHNT và vai trò của HT đối với việc quản lí xây dựng và phát triển VHNT.
1.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu thực tiễn của đề tài đã phân tích, đánh giá, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của công tác xây dựng và quản lí xây dựng VHNT ở Trường Cao đẳng Cơ điện - Xây dựng và Nông Lâm Trung bộ. Thông qua nghiên cứu, chúng tôi đề xuất 6 biện pháp quản lí xây dựng
VHNT có tính cấp thiết và khả thi cao, phù hợp với công tác quản lí xây dựng VHNT ở Trường Cao đẳng Cơ điện - Xây dựng và Nông Lâm Trung bộ trong giai đoạn hiện nay.
Các biện pháp quan hệ với nhau không chỉ hình thức mà cả về nội dung. Đó không chỉ là cơ sở khoa học có ý nghĩa thiết thực đối với công tác quản lý xây dựng VHNT trong giai đoạn hiện nay mà còn mang tính lâu dài đối với sự phát triển của Trường Cao đẳng Cơ điện - Xây dựng và Nông Lâm Trung bộ.
2. Khuyến nghị