8. Bố cục của luận văn
1.3.3. Tầm quan trọng của xây dựng văn hóa nhà trường cao đẳng
Văn hóa nói chung, VHNT nói riêng có vai trò quan trọng đối với chất lượng cuộc sống và hiệu quả hoạt động của nhà trường. Thể hiện:
Thứ nhất, Văn hóa là tài sản lớn của nhà trường, một nhân tố có lợi cho
sự cạnh tranh lành mạnh. Bởi vì, một nền văn hóa mạnh, tích cực sẽ thúc đẩy sự nhất quán, phối hợp và kiểm soát, giảm bớt sự bất thường và tăng cường động cơ thúc đẩy. VHNT khuyến khích tính hiệu quả của tổ chức và làm tăng cơ hội thành công của nhà trường và các thành viên của nhà trường.
Thứ hai, VHNT giúp xác định và xây dựng cam kết của nhà trường đối
với các giá trị cốt lõi. VHNT là một loại động cơ thúc đẩy quan trọng đối với người lao động, giúp xác định và xây dựng cam kết của nhà trường đối với các giá trị cốt lõi, có ảnh hưởng đáng kể tới tính hiệu quả và hiệu năng của nhà trường. Cán bộ, viên chức nhà trường sẽ xác định và xây dựng cam kết đối với các giá trị cốt lõi khi họ thấy công việc có ý nghĩa và hứng thú, khi họ xác định được mục tiêu của mình trong mục tiêu chung của tổ chức và khi họ thấy mình có giá trị và an toàn.
Thứ ba, VHNT tạo động lực, hiệu quả làm việc. VHNT có ảnh hưởng
đáng kể tới động lực, hiệu quả làm việc. Hầu hết các nhà trường đều nỗ lực để động viên cán bộ, viên chức bằng cách thưởng, thăng chức và phạt như thuyên chuyển, giáng chức hay hạ lương. Tuy nhiên, các giải pháp này chỉ có một số hiệu lực nhất định. Như vậy, ở đây VHNT có tiềm năng quan trọng. Một nền văn hoá phù hợp và liên kết chặt chẽ có thể làm cho viên chức trung thành hơn, củng cố các niềm tin và giá trị, khuyến khích họ là những người làm việc có ích và tạo ra các câu chuyện, nghi lễ, nghi thức đem lại cảm giác thuộc về tổ chức và nhà trường của mình.
Thứ tư, VHNT hỗ trợ điều phối và kiểm soát. Văn hoá có chức năng
hợp và kiểm soát của tổ chức. VHNT không chỉ có chức năng phối hợp mà dưới các hình thức giá trị, thái độ, và đặc biệt là những thừa nhận cơ bản, văn hóa cũng là một phương tiện kiểm soát đầy hữu hiệu trong tổ chức.
Thứ năm, VHNT hạn chế tiêu cực và xung đột. Khi bàn về hạn chế tiêu
cực và xung đột nhiều nhà lý thuyết văn hóa nhấn mạnh vai trò của văn hóa trong việc khuyến khích liên kết xã hội. Văn hóa được miêu tả như là chất keo gắn kết một tổ chức lại với nhau. Một văn hóa chung sẽ thúc đẩy tính nhất quán của nhận thức, xác định, đánh giá các vấn đề, lựa chọn và hành động ưu tiên. Ở những tổ chức có xu hướng mâu thuẫn và đối kháng cao thì văn hóa là một động lực hữu hiệu để hoà nhập và nhất trí.
VHNT có vai trò quan trọng nên việc xây dựng, vun trồng, phát triển VHNT nói chung, VHNT nhà trường cao đẳng nói riêng là cần thiết, xuất phát từ các lý do:
- Sự phát triển của HSSV chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường văn hóa xã hội, nơi các em học tập, rèn luyện;
- VHNT lành mạnh giúp giảm bớt sự không hài lòng của GV và giúp giảm thiểu hành vi, cử chỉ không lịch sự của HSSV;
- Tạo ra môi trường thuận lợi cho việc dạy và học, khuyến khích GV và HSSV nỗ lực rèn luyện, học tập đạt thành tích mong đợi.
Như vậy, có thể nói VHNT nói chung, VHNT cao đẳng nói riêng luôn chi phối trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của nhà trường.