8. Bố cục của luận văn
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý xây dựng văn hóa nhà
1.5.1.1. Năng lực của cán bộ quản lý nhà trường.
Trong nhà trường cao đẳng, đội ngũ CBQL gồm có HT, Phó HT, trưởng khoa, phòng, ban, trạm và tổ trưởng tổ chuyên môn. Mỗi cấp quản lý có nhiệm vụ, chức năng khác nhau.
HT là người chịu trách nhiệm hoạch định tầm nhìn chiến lược cũng như ra quyết định về sự phát triển của nhà trường trong thời gian lâu dài. Phó HT là người hỗ trợ đắc lực cho HT trong quá trình triển khai các vấn đề quản lý. Các trưởng khoa, phòng, ban, trạm và tổ trưởng tổ chuyên môn là những người tiếp nhận quyết định quản lý và trực tiếp triển khai tới từng đơn vị mà mình phụ trách. CBQL không có năng lực quản lý thì sẽ không thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ của mình được phân công. Ngoài ra cần chú trọng đến chuẩn đạo đức của CBQL. Bởi người quản lý phải là người tiên phong, chịu trách nhiệm với quá trình hình thành và phát triển những giá trị đạo đức trong nhà trường của mình.
1.5.1.2. Chất lượng của đội ngũ cán bộ, giảng viên trong nhà trường
CBQL, GV là đội ngũ trực tiếp làm công tác chuyên môn trong nhà trường. Một nhà trường vững mạnh là nhà trường có đầy đủ số lượng và đảm bảo về chất lượng cán bộ, GV. Chất lượng của GV tác động trực tiếp đến sự nhận thức của họ về hoạt động xây dựng VHNT. Nhận thức đúng dẫn tới hành động đúng. Chất lượng GV cao thì CBQL trong nhà trường sẽ thuận lợi trong việc nhận được sự đồng thuận và hợp tác để tiến hành xây dựng VHNT. CBQL, GV còn là người ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng người học, là cầu nối quan trọng để truyền đạt kế hoạch xây dựng và phát triển VHNT tới HSSV. Chất lượng GV trong nhà trường cao thì họ sẽ luôn hướng tới những giá trị văn hóa tốt đẹp. Chính bản thân họ sẽ thừa nhận khả năng của mình và thừa nhận khả năng của đồng nghiệp. Đội ngũ CBQL, GV nhà trường có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình quản lý xây dựng VHNT.
1.5.1.3. Đặc điểm của học sinh, sinh viên
HSSV trường cao đẳng nhìn chung có đạo đức tốt và tính định hướng nghề nghiệp cao. HSSV trường cao đẳng trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp thường không có sự khác nhau về địa lý sống hay thói quen văn hóa, bởi họ thường đến trong một địa phương (tỉnh, thành phố) mà nhà trường đóng chân. Vì thế công tác quản lý, đào tạo và giáo dục HSSV của nhà trường khá thuận lợi. Đặc điểm của HSSV làm nên những nét đặc trưng riêng trong VHNT cao đẳng; người CBQL cần nắm vững đặc điểm này để tiến hành quản lý xây dựng VHNT. Đạo đức tốt và có tinh thần trách nhiệm chính là động lực quan trọng giúp nhà trường cao đẳng tiến hành xây dựng VHNT thuận lợi.
1.5.2. Các yếu tố khách quan
1.5.2.1. Quá trình xã hội hóa giáo dục.
Xã hội hóa giáo dục đang dần trở thành một xu thế tất yếu của quá trình phát triển giáo dục hiện nay. Bản chất của xã hội hóa giáo dục chính là việc huy động các lực lượng trong xã hội cùng tham gia làm công tác giáo dục. Xã hội hóa giáo dục tạo điều kiện thuận lợi cho nhà quản lý trong quá trình tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức xã hội, cha mẹ HSSV trong việc xây dựng nếp sống văn hóa mới cho nhà trường. Quá trình xã hội hóa giáo dục giúp nhà trường tận dụng sự ảnh hưởng của các lực lượng xã hội để tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục HSSV. Khi tham gia vào quá trình đào tạo tại các nhà trường cao đẳng thì đa phần HSSV đều tích cực tham gia các hoạt động xã hội, tức nhà trường đang tạo dựng cho mình một nét văn hóa tích cực. Công tác xã hội hóa được nâng cao thì việc huy động nguồn lực tài chính phục vụ quá trình xây dựng cũng như quản lý xây dựng VHNT thuận lợi hơn. CBQL nhà trường cần nhận thức được ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của công tác xã hội hóa giáo dục đối với quá trình quản lý xây dựng VHNT. Nhà quản lý phải là người khơi dậy sự cam kết đồng lòng giữa các lực lượng
trong quá trình xây dựng VHNT.
1.5.2.2. Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế tạo nên một môi trường chung để học hỏi, giao lưu những kinh nghiệm về giáo dục giữa các nước trên thế giới, giúp hình thành những quan điểm giáo dục mới. Bên cạnh đó, mặt tiêu cực của nó là sự thâm nhập của những tư tưởng giáo dục không chính thống, làm suy hại đến tư tưởng giáo dục của quốc gia.
Việc hình thành những giá trị văn hóa mới trên nền tảng những giá trị VHNT là một biểu hiện tích cực của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên để gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp sẵn có, không làm mai một những giá trị truyền thống là nhiệm vụ mà mỗi nhà trường cần thực hiện. Đó cũng là mặt trái của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới đến việc xây dựng và phát triển VHNT ở nước ta.
1.5.2.3. Sự phát triển của khoa học - công nghệ, thông tin - truyền thông
Thế kỷ XXI được coi là kỷ nguyên của khoa học - công nghệ và thông tin - truyền thông. Khoảng cách giữa con người với con người được công nghệ thông tin và truyền thông rút ngắn lại. Giáo dục là lĩnh vực chịu nhiều tác động cả tích cực và tiêu cực của thông tin và truyền thông. Mặt tích cực thể hiện ở việc cải tiến các phương tiện dạy học, các loại hình dạy học công nghệ ra đời, việc truy cập và sử dụng dễ dàng các tiện ích công nghệ dành cho giáo dục. Tuy nhiên không vì thế mà hệ lụy của sự phát triển công nghệ thông tin và truyền thông không ảnh hưởng đến sự phát triển của giáo dục nói chung và của VHNT nói riêng.
VHNT là cái khó có thể nắm bắt, định dạng được nhưng nó rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc về công nghệ thông tin và truyền thông. Nhà quản lý phải xác định và tận dụng lợi thế của công nghệ thông tin và truyền thông để tuyên truyền cho hoạt động xây dựng VHNT; đồng thời cũng phải
kịp thời ngăn chặn những mặt trái mà nó mang đến.
1.5.2.4. Sự phát triển của nền kinh tế tri thức
Nền kinh tế tri thức đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao với hàm lượng tri thức lớn. Do đó, phát triển giáo dục đóng vai trò quan trọng để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng. Nhà trường đứng trước sự thay đổi của xu thế phát triển kinh tế đòi hỏi phải xác định được hướng đi và mục đích phát triển của mình. Việc thay đổi về cơ chế quản lý, cơ chế đào tạo, chính sách phát triển… là những vấn đề trước tiên nhất mà mỗi nhà trường cần xác định. Khi tiến hành xây dựng VHNT cần phải xác định được hệ giá trị cốt lõi mà nền kinh tế tri thức cần phải có, những ảnh hưởng của nó đến việc xây dựng VHNT cũng như là tác động ngược lại từ VHNT đến việc phát triển nền văn hóa tri thức. Một VHNT sáng tạo và có tính đặc trưng là cái cần thiết nhất trong một nền kinh tế tri thức.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
VHNT là hệ thống những giá trị vật chất và giá trị tinh thần tồn tại trong nhà trường làm cho nhà trường có những nét khác biệt. Xây dựng VHNT trong bối cảnh đổi mới giáo dục là vô cùng cần thiết, là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi nhà trường. Trường cao đẳng thuộc khối giáo dục nghề nghiệp có nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Trong công tác đào tạo và giáo dục, nhà trường cần làm tốt công tác xây dựng môi trường văn hóa tích cực và lành mạnh nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng GD&ĐT.
Công tác quản lý đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện các hoạt động đào tạo và giáo dục của nhà trường. Nhiệm vụ của CBQL là đề ra định hướng phát triển, lãnh đạo nhà trường thực hiện các mục tiêu đã xác định. Muốn làm tốt công tác QLNT thì CBQL cần thực hiện hiệu quả công tác xây dựng VHNT. Xây dựng VHNT là một chức năng không thể thiếu trong hoạt động QLNT. Quản lý xây dựng VHNT tốt sẽ tạo được động lực cho sự phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo trong các nhà trường nói chung, nhà trường cao đẳng nói riêng.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN -
XÂY DỰNG VÀ NÔNG LÂM TRUNG BỘ
2.1. Khảo sát thực trạng văn hóa nhà trường và thực trạng quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường Cao đẳng Cơ điện - Xây dựng và xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường Cao đẳng Cơ điện - Xây dựng và Nông Lâm Trung Bộ
2.1.1. Mục đích khảo sát
Nhằm làm rõ thực trạng VHNT và thực trạng quản lý xây dựng VHNT ở Trường Cao đẳng Cơ điện - Xây dựng và Nông Lâm Trung Bộ; làm rõ thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của nó. Từ đó, đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng VHNT ở Trường Cao đẳng Cơ điện - Xây dựng và Nông Lâm Trung bộ khoa học, phù hợp, khả thi.
2.1.2. Địa bàn và đối tượng khảo sát
2.1.2.1. Địa bàn khảo sát
Hiện nay Trường Cao đẳng Cơ điện - Xây dựng và Nông Lâm Trung Bộ có 3 cơ sở. Ngoài ra nhà trường còn mở rộng liên kết đào tạo với 20 trung tâm giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp, các tập đoàn, nhà máy, xí nghiệp, viện nghiên cứu trên địa bàn các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên… Trong khuôn khổ của một đề tài luận văn thạc sĩ và thời gian nghiên cứu cho phép, chúng tôi chỉ nghiên cứu khảo sát trường hợp đối với 3 cơ sở chính của Nhà trường, từ đó khái quát thực trạng VHNT ở Trường Cao đẳng Cơ điện - Xây dựng và Nông Lâm Trung bộ.
2.1.2.2. Đối tượng khảo sát
cơ sở Trường Cao đẳng Cơ điện - Xây dựng và Nông Lâm Trung bộ; với số lượng cụ thể là 20 CBQL, 80 GV và 150 HSSV.
2.1.3. Nội dung khảo sát
Khảo sát về thực trạng VHNT và thực trạng quản lý xây dựng VHNT ở Trường Cao đẳng Cơ điện - Xây dựng và Nông Lâm Trung bộ tập trung vào những nội dung chủ yếu sau:
- Nhận thức của CBQL, GV và HSSV về khái niệm VHNT.
- Nhận thức của CBQL, GV và HSSV về sự cần thiết và mức độ thực hiện VHNT.
- Đánh giá của CBQL, GV và HSSV về ảnh hưởng của VHNT. - Nhận thức của CBQL và GV về nội dung xây dựng VHNT.
- Nhận thức của CBQL, GV và HSSVvề nội dung giáo dục VHNT. - Nhận thức của CBQL, GV và HSSV về các con đường giáo dục VHNT.
- Đánh giá của GV về quan hệ giữa các thành viên trong xây dựng VHNT.
- Đánh giá của GV về biểu hiện của quan hệ giữa các thành viên trong xây dựng VHNT.
- Đánh giá của GV về mức độ biểu hiện của các hành vi vi phạm nội quy nhà trường.
- Đánh giá của HSSV về mức độ biểu hiện của các hành vi vi phạm nội quy nhà trường.
- Đánh giá mức độ đạt được của HT trong quản lí xây dựng VHNT.
2.1.4. Phương pháp khảo sát
Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến để khảo sát các đối tượng tham gia nghiên cứu, bao gồm: Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL (Trưởng các khoa, phòng, trung tâm) (Phụ lục 1.1), Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho GV
(Phụ lục1.2) và Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho HSSV (Phụ lục 1.3).
Tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm trong ngành và nghiên cứu các văn bản, các số liệu thống kê của Phòng Tổ chức Hành chính - Quản trị, Phòng Đào tạo và Hợp tác quốc tế của Nhà trường.
Sau 2 tuần gửi phiếu trưng cầu ý kiến đến các đối tượng khảo sát, chúng tôi thu thập các phiếu, tổng hợp ý kiến, sử dụng toán học thống kê với phần mềm Excel để xử lý số liệu thu thập được.
2.2. Khái quát về Trường Cao đẳng Cơ điện - Xây dựng và Nông Lâm Trung bộ Lâm Trung bộ
Trường Cao đẳng Cơ điện - Xây dựng và Nông Lâm Trung bộ được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 trường: Trường Công nhân Kỹ thuật Lâm nghiệp Trung ương II (thành lập 1976); Trường Dạy nghề Xây dựng (thành lập 1976) và Trường Công nhân Cơ khí Nông nghiệp 4 Trung ương (thành lập 1974). Tháng 10/2003, hợp nhất thành Trường Dạy nghề Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Trung bộ. Đến tháng 2/2007, Trường nâng cấp thành Trường Cao đẳng nghề Cơ điện - Xây dựng và Nông Lâm Trung bộ. Sau 10 năm, tháng 7/2017, Trường đổi tên thành Trường Cao đẳng Cơ điện - Xây dựng và Nông Lâm Trung bộ.
Sau 45 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ thầy trò Trường Cao đẳng Cơ điện - Xây dựng và Nông Lâm Trung bộ đã nỗ lực vượt bậc, khắc phục khó khăn, lập nhiều thành tích trong mọi hoạt động, xây dựng nhà trường thành một trung tâm đào tạo lao động kỹ thuật có chất lượng, đáp ứng với yêu cầu cao về nguồn nhân lực cho xã hội. Tính đến năm 2019, Nhà trường đào tạo được trên 35.000 công nhân kỹ thuật, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và kỹ sư thực hành hệ chính qui và trên 50.000 học viên đào tạo ngắn hạn, sơ cấp nghề (đặc biệt là nghề lái xe). Hiện nay, Trường có 17 chuyên ngành đào tạo hệ cao đẳng và trung cấp chính qui, với 9 khoa đào tạo, 5 phòng chức năng và 3 trung tâm. Trường đang
đào tạo, bồi dưỡng hơn 4.000 HSSV và học viên các hệ với nhiều loại hình. Nhà trường đã và đang đẩy mạnh hoạt động hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu; nhiều tập đoàn, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định nói riêng và khu vực miền Trung - Tây Nguyên nói chung. Nhà trường thường xuyên cử GV, HSSV đến các nhà máy, xí nghiệp để hợp tác đào tạo, thực tập sản xuất, kết hợp nâng cao trình độ kỹ năng tay nghề và tiếp cận với các thành tựu của khoa học - công nghệ.
Nhà trường luôn quan tâm đến xây dựng đội ngũ GV. Trong 5 năm gần đây, mỗi năm tuyển dụng 10 - 15 GV. Nhà trường cũng quan tâm đến công tác bồi dưỡng, đào tạo, nâng số GV có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ ngày càng tăng.
Nhà trường tham gia tích cực vào các hoạt động chính trị, xã hội của địa phương. Đảng bộ nhà trường luôn đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh. Vai trò của Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên được phát huy tốt. Nhà trường chú trọng xây dựng bộ máy quản lý tinh gọn, hợp lý và hiệu quả. Cơ sở vật chất đầy đủ phục vụ tốt cho hoạt động đào tạo và các hoạt động khác. Nhà trường ưu tiên đầu tư cơ sở hỗ trợ học tập như thư viện, thiết bị dạy học... chú trọng tăng cường các hoạt động dịch vụ, chủ yếu là dịch vụ đào tạo nhằm tăng nguồn lực tài chính, đáp ứng các yêu cầu khác, góp phần xây dựng, phát triển Trường theo hướng bền vững.
Với những đóng góp to lớn vào sự nghiệp đào tạo, Nhà trường được Đảng, Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Lao động I, II, III; 03 Nhà giáo được tặng thưởng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Nhiều tập thể, cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, của các Bộ, Ban ngành và UBND các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên. Số lượng cơ cấu Cán bộ, GV, nhân viên trong nhà trường hiện nay thể hiện ở Bảng 2.1. Còn số lượng HSSV hệ chính quy của nhà trường hiện nay là 2.132 (năm học 2019 - 2020),