Nhận thức của cán bộ quản lí và giảng viên về nội dung xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng cơ điện xây dựng và nông lâm trung bộ (Trang 59 - 63)

8. Bố cục của luận văn

2.4.1. Nhận thức của cán bộ quản lí và giảng viên về nội dung xây

Cao đẳng Cơ điện - Xây dựng và Nông Lâm Trung bộ

2.4.1. Nhận thức của cán bộ quản lí và giảng viên về nội dung xây dựng văn hóa nhà trường dựng văn hóa nhà trường

Tìm hiểu nhận thức của CBQL và GV Trường Cao đẳng Cơ điện - Xây dựng và Nông Lâm Trung bộ về nội dung xây dựng VHNT, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Xin thầy/cô cho biết, trong xây dựng VHNT ở Trường Cao đẳng Cơ điện - Xây dựng và Nông Lâm Trung bộ hiện nay, nội dung nào cần ưu tiên số

một hoặc cần coi là yếu tố then chốt?” để khảo sát ý kiến của 20 CBQL và 80

GV nhà trường. Kết quả thu được thể hiện ở Bảng 2.8:

Bảng 2.8: Nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên về nội dung xây dựng văn hóa nhà trường

T

T Nội dung

Kết quả

Cán bộ quản lí Giảng viên Chung

SL % Thứ bậc SL % Thứ bậc SL % Thứ bậc 1 Văn hóa ứng xử trong nhà trường 04 20.0 1 11 13.8 4 15 15.0 4 2 Văn hoá dạy 04 20.0 1 20 25.0 1 24 24.0 1 3 Văn hoá học 02 10.0 2 18 22.5 2 20 20.0 2 4 Văn hoá thi cử 02 10.0 2 03 03.7 7 05 05.0 7 5 Phong cách, lối

sống, ăn mặc 04 20.0 1 12 15.0 3 16 16.0 3 6 Văn hoá đánh giá 02 10.0 2 06 07.5 6 08 8.0 6

7

Văn hóa ngôn ngữ - giao tiếp của HSSV

02 10.0 2 10 12.5 5 12 12.0 5

Kết quả khảo sát ở Bảng 2.8 cho thấy, mức độ nhận thức các nội dung xây dựng VHNT của CBQL và GV tuy khác nhau. Song cơ bản thể hiện sự tương đồng ở nhiều nội dung, cụ thể:

- Ba nội dung được CBQL và GV quan tâm nhiều nhất là văn hóa dạy, văn hóa học và phong cách, lối sống, ăn mặc với tỉ lệ lần lượt: 24%; 20%; 16% (chiếm 60% trong tổng số 100%).

- Các nội dung văn hóa thi cử, văn hóa đánh giá, văn hóa ngôn ngữ - giao tiếp của HSSV và văn hóa ứng xử trong nhà trường nhận được tỉ lệ thấp (lần lượt là 5%; 8%; 12% và 15%).

Như vậy, CBQL và GV Trường Cao đẳng Cơ điện - Xây dựng và Nông Lâm Trung bộ xác định các hoạt động giảng dạy và học tập là cốt lõi trong xây dựng VHNT. Các nội dung xây dựng VHNT khác ít được quan tâm hơn. Điều này cho thấy, nhận thức về VHNT của CBQL và GV vẫn nặng về quan niệm truyền thống, xem VHNT là văn hóa dạy và văn hóa học vì nhà trường có nhiệm vụ chính là dạy và học.

Trong thời đại ngày nay, văn hóa giao tiếp của HSSV, phong cách, lối sống, ăn mặc, văn hóa thi cử cũng cần quan tâm thích đáng. Có văn hóa thi cử tốt đẹp sẽ hạn chế được các biểu hiện tiêu cực trong dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục một cách thực chất. Phong cách, lối sống, trang phục là hình thức phản ánh nội dung bên trong của người có văn hóa; còn văn hóa ngôn ngữ - giao tiếp thể hiện sự văn minh của GV và HSSV.

2.4.2. Nhận thức của cán bộ quản lí, giảng viên và học sinh sinh viên về nội dung giáo dục văn hóa nhà trường về nội dung giáo dục văn hóa nhà trường

Tìm hiểu nhận thức của CBQL, GV và HSSV Trường Cao đẳng Cơ điện - Xây dựng và Nông Lâm Trung bộ về các nội dung giáo dục VHNT, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Trong các nội dung giáo dục VHNT sau đây, nội

HSSV của nhà trường. Kết quả thu được thể hiện ở Bảng 2.9:

Bảng 2.9: Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và học sinh, sinh viên về các nội dung giáo dục văn hóa nhà trường

TT Nội dung Kết quả Cán bộ quản lí Giảng viên Học sinh

sinh viên Chung

SL % SL % SL % SL %

1

Giáo dục truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo

02 10.0 12 15.0 21 14.0 35 14.0 2 Giáo dục đạo đức 06 30.0 17 21.3 88 58.7 111 44.4 3 Giáo dục kỹ năng giao tiếp và ứng xử sư phạm 02 10.0 42 52.5 13 08.7 57 22.8 4 Giáo dục nếp sống văn minh, sống có văn hóa 10 50.0 09 11.2 28 18.6 47 18.8

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2020

Kết quả ở Bảng 2.9, cho thấy:

- CBQL cho rằng, nội dung giáo dục nếp sống văn minh, sống có văn hóa là quan trọng nhất (50%), tiếp theo là đến nội dung giáo dục đạo đức (30%), sau cùng là 2 nội dung: giáo dục kỹ năng giao tiếp và ứng xử sư phạm; giáo dục truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo (10%).

- GV cho rằng, nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp với ứng xử sư phạm là quan trọng nhất (52.5%), tiếp theo là giáo dục đạo đức (21.3%), sau đó là nội dung giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo (15.0%), và cuối cùng là giáo dục nếp sống văn minh, sống có văn hóa (11.2%).

- HSSV cho rằng, giáo dục đạo đức là quan trọng nhất (58.7%), tiếp theo là giáo dục nếp sống văn minh, sống có văn hóa (18.6%), sau đó là nội dung giáo dục truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo (14.0%) và cuối cùng là giáo dục kỹ năng giao tiếp và ứng xử sư phạm (8.7%).

Tính chung cả CBQL, GV và HSSV thì nội dung giáo dục VHNT quan trọng nhất là giáo dục đạo đức (44.4%). Các nội dung còn lại có tỉ lệ thấp, dao động từ 14.0% đến 22.8%. Tuy kết quả phản ánh có khác nhau nhưng không chênh lệch nhiều, nhưng có thể thấy cả 3 đối tượng đều quan tâm đến tất cả các nội dung giáo dục VHNT. Điều này đòi hỏi lãnh đạo nhà trường cần nhìn nhận, đánh giá đầy đủ về vai trò, vị trí của 4 nội dung giáo dục đầy đủ hơn.

2.4.3. Nhận thức của cán bộ quản lí, giảng viên và học sinh sinh viên về các con đường giáo dục văn hóa nhà trường về các con đường giáo dục văn hóa nhà trường

Tiếp tục tìm hiểu nhận thức của CBQL, GV và HSSV về các con đường giáo dục VHNT, chúng tôi sử dụng câu hỏi: Trong các con đường giáo

dục VHNT sau đây, con đường nào là quan trọng nhất? để khảo sát ý kiến.

Kết quả thu được thể hiện ở Bảng 2.10:

Bảng 2.10: Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và học sinh, sinh viên về con đường giáo dục văn hóa nhà trường

T

T Nội dung

Kết quả Cán bộ

quản lí Giảng viên

Học sinh

sinh viên Chung

SL % SL % SL % SL %

1 Gia đình 02 10.00 16 20.0 30 20.00 48 19.20 2 Nhà trường 10 50.00 49 61.25 102 68.00 161 64.40 3 Xã hội 02 10.00 06 7.50 04 2.40 12 4.80 4 Tự học, rèn luyện 06 30.00 09 11.25 14 9.60 29 11.60

Kết quả Bảng 2.10 cho thấy, đa số CBQL, GV và HSSV cho rằng nhà trường là con đường giáo dục quan trọng nhất, tỉ lệ đánh giá lần lượt 50%; 61.25%; 68%, tỉ lệ chung là 64.4%. Theo đó, con đường giáo dục gia đình nhận được sự quan tâm tương đối, các tỉ lệ tương ứng là 10%; 20%; 20%, tỉ lệ chung chiếm 19.20%. Con đường giáo dục tự học tập, rèn luyện được các chủ thể lựa chọn với mức độ giảm dần: 30%, 11.25%, 9.6%, tỉ lệ chung là 11.6%. Điều này chứng tỏ, nhà trường còn thiếu sự quan tâm đến việc giáo dục HSSV phát huy tinh thần tự học tập, rèn luyện. Đối với HSSV, sự thể hiện vị trí, trách nhiệm chưa cao, chưa tự tin vào bản thân mình. Các tỉ lệ 10%, 7.5%, 2.4% và chung 4.8% là tỷ lệ khá thấp dành cho con đường giáo dục xã hội, cho thấy các thành viên nhà trường rất xem nhẹ con đường giáo dục này.

Như vậy, các thành viên trong nhà trường thể hiện nhận thức của mình về các con đường giáo dục ở các mức độ khác nhau, khoảng cách nhận thức đối với các con đường giáo dục khá lớn. Cách nhìn về các con đường giáo dục chưa toàn diện, tập trung chủ yếu về con đường giáo dục nhà trường, chưa coi trọng các con đường giáo dục khác, đặc biệt là con đường giáo dục xã hội. Thực trạng trên đòi hỏi lãnh đạo Trường Cao đẳng Cơ điện - Xây dựng và Nông Lâm Trung bộ cần nhìn nhận, đánh giá đầy đủ về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của 4 con đường giáo dục VHNT, phải quan tâm đồng bộ và có sự phối hợp giữa các con đường giáo dục hợp lý, hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng cơ điện xây dựng và nông lâm trung bộ (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)