Vai trò của các cấp quản lý ở trường cao đẳng trong xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng cơ điện xây dựng và nông lâm trung bộ (Trang 36 - 38)

8. Bố cục của luận văn

1.4.1. Vai trò của các cấp quản lý ở trường cao đẳng trong xây dựng

1.4.1. Vai trò của các cấp quản lý ở trường cao đẳng trong xây dựng văn hóa nhà trường văn hóa nhà trường

1.4.1.1. Vai trò của Hiệu trưởng trong quản lý xây dựng văn hóa nhà trường

HT là người đại diện theo pháp luật của nhà trường; chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường theo các quy định của pháp luật, Điều lệ trường cao đẳng, các quy chế, quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đã được cơ quan chủ quản phê duyệt (Khoản 1, Điều 15, Điều lệ trường cao đẳng).

HT nhà trường có vai trò quyết định đối với quản lý xây dựng VHNT. HT là người đưa ra ý tưởng, quan điểm để xây dựng VHNT; tổ chức triển khai các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên về xây dựng VHNT; triển khai các kế hoạch của nhà trường về xây dựng VHNT.

Vai trò cụ thể của HT thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Đề xuất và tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng VHNT. HT là người đưa ra ý tưởng về kế hoạch xây dựng VHNT hoặc quyết định lựa chọn kế hoạch xây dựng VHNT do các bộ phận đề xuất.

- Khi đã có kế hoạch được thống nhất trong Đảng bộ và lãnh đạo nhà trường, HT chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện kế hoạch xây dựng VHNT, triển khai kế hoạch đến các bộ phận và đến cán bộ, nhân viên, GV và HSSV.

- HT phải vận động, thuyết phục và tập hợp được cán bộ, nhân viên, GV và HSSV trong xây dựng VHNT. Đây là một trong những điều kiện quyết định sự thành công trong xây dựng VHNT. Bởi lẽ, khi có kế hoạch, chủ trương đúng, nhưng không được GV, HSSV nhà trường ủng hộ và thực hiện thì mọi chủ trương, kế hoạch đều nằm trên giấy tờ, không đi vào thực tiễn.

- HT phải hình thành được các chuẩn mực cụ thể, phù hợp của nhà trường trong xây dựng VHNT, hình thành ở cán bộ, nhân viên, GV và HSSV các giá trị cốt lõi, niềm tin đối với việc xây dựng VHNT.

- HT cũng là người triển khai thực hiện các chính sách, chế độ đãi ngộ của Đảng và Nhà nước cho cán bộ, viên chức, là người quyết định các vấn đề về đãi ngộ của nhà trường đối với cán bộ, viên chức.

1.4.1.2. Vai trò của các cấp quản lý khác trong nhà trường

Các cấp quản lý khác trong nhà trường cao đẳng bao gồm các trưởng khoa, trưởng phòng, ban, trạm và tổ trưởng chuyên môn. Đây là đội ngũ làm công tác chuyên môn và công tác quản lý theo sự phân công của HT nhà trường. Đội ngũ CBQL này trực tiếp chỉ đạo các hoạt động cụ thể liên quan

tới đào tạo và giáo dục trong nhà trường.

Để thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm của mình trong công tác quản lý xây dựng VHNT thì các cấp quản lý này cần:

- Chấp hành và thực hiện đúng nhiệm vụ được giao; - Gương mẫu trong công tác quản lý và giảng dạy;

- Tạo động cơ khuyến khích cá nhân trong tập thể của mình có cơ hội phát triển;

- Tạo môi trường làm việc hợp tác, cởi mở và sáng tạo;

- Giám sát các hoạt động đào tạo và giáo dục của cán bộ, nhân viên và GV để có những điều chỉnh phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng cơ điện xây dựng và nông lâm trung bộ (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)