Thu hồi đất từ các Công ty lâm nghiệp, các lâm trường, để giao lại cho gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng pháp lý và vai trò đất lâm nghiệp đối với nông hộ vùng núi huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 89)

4. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI

3.7.2. Thu hồi đất từ các Công ty lâm nghiệp, các lâm trường, để giao lại cho gia đình.

gia đình.

Tiến hành rà soát, điều chỉnh quy mô diện tích quản lý của các chủ rừng Nhà nước đảm bảo sử dụng ổn định, có hiệu quả, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và năng lực quản lý của từng đơn vị và góp phần thực hiện chiến lược xã hội hóa công tác lâm nghiệp. Phân tách và thu hồi các diện tích đất không hợp pháp mà hiện nay đang được các hộ gia đình sử dụng nhưng do 2 chi nhánh Lâm trường Bố Trạch và Lâm trường Bồng Lai quản lý giao về cho các địa phương để địa phương giao cho hộ gia đình quản lý. Ngoài ra, cần xem xét nhu cầu sử dụng đất của người dân để xem xét đề nghị cắt một số diện tích đất lâm nghiệp của các Công ty, lâm trường để giao về cho người dân sử dụng. Sau khi cắt về các địa phương khi thực hiện giao đất thì quy trình giao phải công khai, minh bạch, rõ ràng và ưu tiên giao đất cho những gia đình chưa có đất lâm nghiệp, có nguồn lao động và chấp hành tốt nội quy của địa phương.

3.7.3. Quy hoạch điều chỉnh lại 3 loại rừng để phân tách những diện tích đất rừng phòng hộ có thể sản xuất được chuyển sang rừng sản xuất.

Rà soát 3 loại rừng đã được hoàn thành, tuy nhiên trong thực tế sử dụng vẫn tồn tại nhiều mâu thuẫn bất cập, nhất là ở lâm phận do các Công ty, lâm trường quản lý chính vì thế cần phải có chính sách, chủ trương điều chỉnh kịp thời để hoàn thiện, phù hợp với hiện trạng và hài hòa với lợi ích người dân. Hiện nay một số diện tích rừng phòng hộ không hợp pháp được người dân sử dụng khá hiệu quả, vì vậy cần xem xét nếu có thể thì phân tách những diện tích này để chuyển sang rừng sản xuất và có cơ chế giao đất này cho các hộ gia đình sử dụng.

3.7.4. Một số giải pháp khác

- Tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vùng núi đang còn thấp, điều này một phần nguyên nhân do người dân nghèo không đủ tiền để làm, chính vị vậy cần có chính sách hỗ trợ kinh phí đặc thù để giải quyết vấn đề đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp như hiện nay. Đẩy nhanh tiến độ giao đất giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các gia đình có đủ điều kiện cấp giấy. Từ đó giúp cho công tác quản lý đất đai được tốt hơn.

- Cần có chính sách liên kết trồng rừng, bảo vệ rừng giữa các nông lâm trường với các hộ gia đình vùng núi huyện Bố Trạch, nhằm tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Trong cơ chế giao khoán trồng rừng, bảo vệ rừng phải rõ ràng, hài hòa giữa lợi ích của nông lâm trường và lợi ích của người dân. Từ đó giảm bớt được các mâu thuẫn giữa các nông lâm trường với người dân.

- Có chính sách quản lý và hỗ trợ sau giao đất, giao rừng, chính sách về vốn cho rừng đặc dụng và phòng hộ, chính sách tín dụng cho rừng sản xuất và chế biến lâm sản. Hiện nay vùng miền núi huyện Bố Trạch tỷ lệ hộ nghèo đang còn cao, đời sống kinh tế đang còn khó khăn, việc thiếu vốn để đầu tư cho sản xuất luôn hiện hữu chính vì thế cần có các chính sách ưu đãi về vay vốn cho người trồng rừng để họ có điều kiện, động lực sản xuất.

- Quản lý chặt chẻ việc chuyển đổi đất rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng kinh tế và trồng cao su của các công ty, lâm trường nhằm giảm bớt việc mất đất sản xuất do thiếu của người dân vùng núi. Từ đó, hạn chế việc người dân vào xâm chiếm đất do thiếu đất canh tác.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu, hiện trạng pháp lý và vai trò của đất lâm nghiệp đối với sinh kế nông hộ vùng núi huyện Bố Trạch, chúng tôi có một số kết luận sau:

1. Tình trạng pháp lý đất lâm nghiệp: Kết quả nghiên cứu thấy rằng đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp đang còn chiếm tỷ lệ cao trong tổng diện tích đất lâm nghiệp mà các hộ gia đình đang sử dụng ở vùng núi huyện Bố Trạch. Bình quân chung toàn vùng có khoảng 38,37% diện tích đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp. Với hộ kinh tỷ lệ diện tích đất không có giấy tờ hợp pháp ít hơn rất nhiều so với hộ dân tộc thiểu số. Hộ nghèo đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp nhiều hơn so với hộ không nghèo. Phần lớn diện tích đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp mà hộ gia đình vùng núi sử dụng là đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ không nhiều. Đất rừng đặc dụng mà hộ gia đình vùng núi đang sử dụng không có.

2. Về nguồn gốc đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp mà hộ gia đình đang sử dụng do nhiều nguyên nhân gồm khai hoang, xâm lấn chiếm, thừa kế, tặng cho và thuê mướn. Tuy nhiên, nguồn gốc đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp mà hộ gia đình đang sử dụng, nguyên nhân có được nhiều nhất là do khai hoang từ lâu đời là 50,51%, sau đó là do mới xâm chiếm là 29,29%.

3. Vùng núi huyện Bố Trạch đang tồn tại rất nhiều mâu thuẫn trong quá trình quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp. Trong đó, nhóm mâu thuẫn hiện nay phổ biến là giữa người dân với các đơn vị quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp, giữa người dân với các chính sách của Nhà nước về quản lý sử dụng đất lâm nghiệp.

4. Đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp mà hộ gia đình vùng núi huyện Bố Trạch đang sử dụng được đưa vào canh tác chiếm tỷ lệ khá cao, phát huy được hiệu quả của đất. Đất lâm nghiệp của hộ gia đình nói chung và đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp nói riêng được các hộ gia đình đưa vào sản xuất khá hiệu quả, cơ cấu cây trồng trên đất được chú trọng. Trên đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp cây trồng nhiều nhất với hộ kinh là cây keo còn với hộ dân tộc là các cây nông nghiệp ngắn ngày.

5. Đất lâm nghiệp nói chung và đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp nói riêng giữ vai trò rất quan trọng đối với đời sống, sinh kế của người dân vùng núi, là nền tảng, cơ sở quyết định các hoạt động sản xuất, tạo việc làm và tạo thu nhập để từng bước xóa đói giảm nghèo cho người dân. Tuy nhiên, với hộ gia đình sử dụng đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp sẽ bị tổn thương rất nhiều về sinh kế, họ không yên tâm khi đầu tư vào rừng sản xuất, họ sợ vẫn còn có thể bị thay đổi do điều chỉnh đất đai quy hoạch của Nhà nước, và đất không hợp pháp thì họ không có quyền lợi vì không thể mang rừng trồng thế chấp để vay vốn phát triển sản xuất.

KHUYẾN NGHỊ

- Chính quyền huyện cần có chủ trương mở rộng rà soát tình trạng đất lâm nghiệp, rà soát lại ranh giới (cắm mốc ranh giới và giao trên thực địa) của các hộ gia đình và tổ chức trên cơ sở phát huy đầy đủ cơ chế dân chủ cơ sở, đối với diện tích đã giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình trước đây (theo Nghị định 02/1994/NĐ-CP, Nghị định 163/1999/NĐ-CP…) và giải quyết được việc chồng lấn, tranh chấp giữa các chủ rừng để làm cơ sở cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất (nếu chưa cấp) và để đảm bảo cho các đối tượng, đặc biệt là hộ gia đình và cộng đồng có đủ điều kiện tiếp cận chính sách hưởng lợi về rừng và đất rừng.

- Đối với các hộ gia đình đang sử dụng đất chưa có giấy tờ gì có thể đến từ nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan phải công khai thông tin số liệu về những hộ gia đình này trên diễn đàn vì hiện tại không có một thống kê hay báo cáo nào về những hộ gia đình này ở vùng núi huyện Bố Trạch và từ đó có lộ trình, kế hoạch cụ thể, nhất là về thời gian và nguốn lực để giải quyết và cấp sổ đỏ hoặc giải quyết tranh chấp (nếu có).

- Có chủ trương rà soát, qui hoạch chuẩn bị quỹ đất rừng triển khai giao rừng gắn với giao đất giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cộng đồng quản lý và hưởng lợi. Vì hiện nay tổng quỹ đất rừng quy hoạch cho lâm nghiệp bình quân/hộ tại vùng núi huyện Bố Trạch còn thấp. Trong khi đó qũy đất lâm nghiệp hiện nay chủ yếu lại thuộc quyền quản lý của các Công ty. Vì vậy, nguy cơ quỹ đất rừng (kể cả nếu rà soát thu hồi được tối đa theo các tiêu chí quy định của Nghị định 200/2004/NĐ-CP) không đáp ứng đủ cho nhu cầu của người dân và cộng đồng.

- Các trường diện tích đất lâm nghiệp xâm chiếm trái phép của hộ gia đình nên xem xét từng trường hợp cụ thể để giao cho hộ tiếp tục sử dụng hoặc thu hồi đề trả lại cho các chủ sử dụng (theo quy định tại Nghị định 200/NĐ-CP, chỉ thị 38/2005/CT- TTg). Xem xét ưu tiên lợi ích thuộc về người dân là trên hết.

- Vùng núi huyện Bố Trạch có sự song hành quan niệm thực hành về chế độ “sở hữu” và hình thức quản lý đất đai, có thể là “tự thừa nhận” bởi luật tục, hay “công nhận” bởi luật pháp, đang xảy ra nhiều các mâu thuẫn, tranh chấp. Do vậy, nếu công tác giao đất, giao rừng chỉ đơn thuần áp đặt các tiêu chí về khung luật pháp, kỹ thuật công nghệ và phương pháp chuyên gia, mà thiếu sự tôn trọng và lồng ghép một cách khéo léo các yếu tố về tâm lý, văn hóa, phong tục tập quán của các nhóm dân tộc, đặc thù tự nhiên, cũng như thúc đẩy sự tham gia đầy đủ, trách nhiệm của người dân thì khó có thể đạt được những kết quả như mong muốn. Đôi khi cách làm này có thể là nguyên nhân làm tăng các mâu thuẫn và tranh chấp tại các địa phương. Do vậy, việc bồi dưỡng và nâng cao năng lực, kỹ năng và nhận thức của đội ngũ cán bộ kỹ thuật trực tiếp tham gia công tác giao đất giao rừng, qui hoạch và bản đồ là việc hết sức cần thiết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Báo cáo; tạp chí; văn bản; nghiên cứu

1. Nguyễn Ngọc Bình (1996), Đất rừng Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Trần Thanh Bình (1993), Định hướng và các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế

xã hội nông thôn miền núi, Đề tài tổng kết KX-08-03.

3. Nguyễn Sinh Cúc (2001), “Tổng quan nông nghiệp nước ta sau 15 năm đổi mới”, Tạp chí cộng sản (số 5, năm 2001).

4. Chi cục Thống kê huyện Bố Trạch (2013), Niên giám thống kê năm 2012.

5. Chi cục Thống kê huyện Bố Trạch (2014), Niên giám thống kê năm 2013.

6. Chính phủ (1993), “Giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp”, Nghị định 64 - CP của ngày 27 tháng 9 năm 1993, Hà Nội.

7. Chính phủ (1994),“Giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định vào mục đích sản xuất lâm nghiệp", Nghị định 02 - CP của ngày 15 tháng 1 năm 1994, Hà Nội.

8. Chính phủ (1999), "Về giao đất, cho thuê đất nông nghiệp đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp”, Nghị định 85/1999/NĐ - CP ngày 28 tháng 9 năm 1999, Hà Nội.

9. Chính phủ (1999), "Về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất lâm nghiệp”, Nghị định 163/1999/NĐ - CP ngày 16 tháng 11 năm 1999, Hà Nội.

10. Chính phủ (2014), “ Về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai 2013”, Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 15/5/2014, Hà Nội.

11. Huỳnh Thanh Hiền (2015), Bài giảng đất đai, Trường Đại học Nông - Lâm TP. Hồ Chí Minh.

12. Vũ Long (2011), “Đánh giá các chính sách có liên quan đến quản lý rừng tự nhiên giao cho hộ gia đình ở vùng miền núi Bắc Bộ” , Hà Nội.

13. Luật đất đai 2003. 14. Luật đất đai 2013.

15. Đặng Văn Minh (2006), Giáo trình đất lâm nghiệp, Trường Đại học Nông - Thái nguyên, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

16. Đỗ Hải Nguyên (2007), Phân loại đất và xây dựng bản đồ, Trường Đại học Nông nghịêp I, Hà Nội.

17. Tô Xuân Phúc, Trần Hữu Nghị (2014), “Báo cáo giao đất, giao rừng trong bối cảnh tái cơ cấu ngành lâm nghiệp: Cơ hội phát triển rừng và cải thiện sinh kế vùng cao”, Hà Nội.

18. Chu Hữu Quý (1945), “Chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam sau cách mạng tháng tám” ,NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Đặng Ngọc Toàn, Lê Thanh Yên, Nguyễn Kim Trọng, Dương Thị Liên (2013), “Báo cáo nghiên cứu hộ trồng rừng không có sổ đỏ” , Hà Nội.

20. Tổng cục đất đai (2012), Báo cáo tổng kết năm 2012, Hà Nội.

21. Tổng cục Địa chính (1997), Các văn bản pháp luật về quản lý đất đai ban hành ở Việt Nam từ 1945 đến 1997 tập 1, 2, NXB Bản đồ, Hà Nội.

22. Tổng cục địa chính (2001), Giáo trình luật đất đai, Ban chương trình hợp tác Việt Nam - Thuỵ Điển, Tổng cục Địa chính, Hà Nội.

23. Lưu Văn Thịnh (2005), “Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất quy mô hợp lý sử dụng đất nông lâm nghiệp có hiệu quả của hộ gia đình”, Đề tài cấp bộ, Hà Nội.

24. Hoàng Minh Tiến (2012), Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở vùng cát ven biển huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Luận văn Thạc sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông lâm Huế, Thừa Thiên Huế.

25. Dương Viết Tình (2000), Bài giảng đất lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế.

26. UBND huyện Bố Trạch (2009), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bố Trạch đến năm 2020, Quảng Bình.

27. UBND huyện Bố Trạch (2011), Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) huyện Bố Trạch, Quảng Bình.

28. UBND huyện Bố Trạch (2014), Thống kê đất đai năm 2013

* Bài báo; trang Web

29. Vĩnh Lộc, (8/2013),“rừng đầu nguồn ở Quảng Bình có phải là rừng nghèo ?”.

http://vtv.vn/trong-nuoc/rung-dau-nguon-quang-binh-co-phai-la-rung-ngheo-94386.htm 30. http:// Tài liệu.vn

Thôn ………….. Xã:………..

số:………

Họ tên người người được PV: ……….. Ngày: / /2014 Người điều tra: ….. PHIẾU PHỎNG VẤN HỘ GIA ĐÌNH

I THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ HỘ GIA ĐÌNH

1. Thông tin về chủ hộ?

- Họ và tên: ……… - Giới tính:  Nam  Nữ Tuổi:………….

- Văn hóa: □ Không đi học □ Cấp 1 □ Cấp 2 □ Cấp 3 □ Trên cấp 3 - Nghề nghiệp chính:  Nông nghiệp =1  Phi nông nông nghiệp = 2 2. Nhân khẩu? ……. Người Lao động: ……….. người . Trong đó: - Nông nghiệp: …….. người - Phi nông nông nghiệp: …….người

- LĐ Khác:…….người.

3. Hộ thuộc nhóm dân tộc nào?  Kinh  Dân tộc ít người [ ghi rõ:………….] 4. Gia đình thuộc loại hộ nào?

 Hộ Khá  Hộ trung bình  Hộ cận nghèo  Hộ nghèo 5. Gia đình sinh sống ở xã này từ năm nào?

(1) Trước 1986 (2) Trước 1994 (3) Trước 1998 (4) trước 2005 (5) Sau 2005

II. TÌNH HÌNH ĐẤT ĐAI VÀ SỬ DỤNG ĐẤT

1. Diện tích đất lâm nghiệp của hộ gia đình như thế nào?

TT Mãnh đất Loại đất LNSX=1, LNPH=2; LNĐD=3 Tổng diện tích đất canh tác(m2) Diện tích đất đang canh tác có quyền sở hữu (m2) Diện tích đất đang canh tác là thuê của người khác (m2) Diện tích đất cho người khác thuê (m2) 1 Mãnh 1 2 Mãnh 2 3 Mãnh 3 4 Mãnh 4 5 ……. Tổng cộng

* Tổng diện tích đất canh tác = DT đất có quyền sở hữu + DT đất thuê người khác -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng pháp lý và vai trò đất lâm nghiệp đối với nông hộ vùng núi huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)