Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng pháp lý và vai trò đất lâm nghiệp đối với nông hộ vùng núi huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 39 - 41)

4. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI

2.4.3. Phương pháp thu thập thông tin

Đề tài được thực hiện dựa trên sự thu thập, tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu từ các tài liệu thực tế bao gồm: thông tin số liệu thứ cấp và sơ cấp.

* Thu thập thông tin số liệu thứ cấp:

- Thu thập các thông tin, số liệu, báo cáo từ UBND 4 xã, thị trấn gồm xã Xuân Trạch, Thượng Trạch, Hưng Trạch, thị trấn Nông trường Việt Trung thuộc huyện Bố Trạch, các phòng ban tại các huyện như Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hạt kiểm lâm huyện, các trạm kiểm lâm sở tại, các đơn vị chủ rừng như Công ty Lâm nghiệp, các Lâm trường Quốc doanh, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng về:

+ Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội của xã, huyện qua các năm. + Báo cáo đất đai và giao đất lâm nghiệp của xã, huyện qua năm.

+ Niêm giám thống kê.

+ Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp của đơn vị và hộ gia đình có đất lâm nghiệp. + Và một số tài liệu có liên quan: bài báo, tạp chí nghiên cứu của các phòng ban tại huyện.

Bên cạnh đó là các thông tin thu thập từ sách, báo, tạp chí và internet để phục vụ thông tin cho đề tài nghiên cứu.

* Phương pháp thu thập thông tin số liệu sơ cấp:

- Thảo luận nhóm: gồm 4 nhóm cho 4 xã, 10 người/nhóm. Bao gồm: cán bộ phụ trách địa chính - nông nghiệp ở xã, trưởng thôn, bản (hoặc bí thư chi bộ thôn, bản), Kiểm lâm viên phụ trách địa bàn và các hộ gia đình có đất lâm nghiệp ở các nhóm hộ. Dựa trên việc thiết kế các nội dung trong danh mục tiểu chủ để và sử dụng các công cụ, bản đồ liên quan như, bản đồ quy hoạch 3 loại rừng, bản đồ quy hoạch trồng cao su, bản đồ địa giới hành chính, ….. để thu thập thông tin.

+ Nội dung thu thập được: Các đối tượng sử dụng đất lâm nghiệp, loại đất lâm nghiệp đang sử dụng; cơ cấu cây trồng trên đất lâm nghiệp, sinh kế của người dân ở mỗi địa bàn nghiên cứu. Những mâu thuẫn trong quá trình sử dụng đất lâm nghiệp và các giải pháp đối với vấn đề đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp.

- Phỏng vấn người am hiểu: Đề tài đã tiến hành phỏng vấn 16 người am hiểu tại 4 xã và 4 người am hiểu ở cấp huyện.

Tại 4 xã (Hưng Trạch, Xuân Trạch, Thượng Trạch, Thị trấn NTVT) gồm 16 người: 1 cán bộ phụ trách địa chính - nông nghiệp xã, 1 cán bộ kiểm lâm địa bàn phụ trách xã. Để nắm các thông tin về tình hình các chương trình giao khoán đất, rừng, những mâu thuẫn xảy ra trong quá trình quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn hiện nay, cơ cấu quản lý đất lâm nghiệp (đơn vị quản lý, diện tích đất, loại đất...) đã được thiết kế trong danh mục tiểu chủ đề có phụ lục kèm theo. Phỏng vấn 1 trưởng thôn, trưởng bản ở mỗi xã. Để biết được tình tình hình sử dụng đất lâm nghiệp, qua đó nắm bắt được danh sách các hộ có đất, đang sử dụng đất lâm nghiệp để phỏng vấn theo tiêu chí. Phỏng vấn 1 hộ dân có hiểu biết và kinh nghiệm lâu năm để có thêm thông tin thực tế về quá trình sử dụng đất lâm nghiệp và phỏng vấn thử bảng hỏi.

Đối với 4 người am hiểu cấp huyện bao gồm: 01 cán bộ lãnh đạo các phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 01 cán bộ Phòng Tài nguyên & Môi trường, 01 cán bộ Hạt kiểm lâm huyện và 01 cán bộ lãnh đạo các Nông lâm trường, Vườn quốc gia. Các nội dung tập trung phỏng vấn chủ yếu gồm: chương trình giao khoán đất, rừng, những mâu thuẫn xảy ra trong quá trình quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn hiện nay, cơ cấu quản lý đất lâm nghiệp, các nhóm giải pháp.

+ Nội dung thông tin thu thập: Nắm bắt chung tình hình hiện trạng đất lâm nghiệp (số hộ có đất lâm nghiệp, loại đất đang sử dụng, cơ cấu cây trồng chính, cộng đồng người dân, …); hiện trạng sinh kế tại cộng đồng; các ngành nghề trên địa bàn; tìm hiểu các mâu thuẫn trong sử dụng đất lâm nghiệp; vai trò của đất lâm nghiệp đối với người dân. Nắm bắt tình hình thôn/xã, bản/xã, các giải pháp để giải quyết vấn đề đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp hiện nay; củng cố hoàn thiện bảng hỏi; phân loại các nhóm hộ cho việc điều tra, tìm hiểu một số thông tin cơ bản về các nhóm hộ.

bảng hỏi bán cấu trúc đã được thiết kế trước để thu thập thông tin cần thiết.

+ Nội dung thu thập được: Thu thập được các thông tin phù hợp với mục tiêu nội dung đề tài. Tìm hiểu hiện trạng pháp lý đất lâm nghiệp của nông hộ vùng vúi huyện Bố Trạch. Những mâu thuẫn trong sử dụng đất lâm nghiệp của nông hộ. Tìm hiểu tình hình sử dụng đất lâm nghiệp của nông hộ. Vai trò của đất lâm nghiệp đối với sinh kế nông hộ vùng núi huyện Bố Trạch.

- Phỏng vấn sâu 8 người dân của 4 xã để lấy thông tin thực tế, hiểu sâu hơn về vấn đề nghiên cứu như mâu thuẫn trong quá trình sử dụng đất lâm nghiệp, vai trò của đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp, …. làm cơ sở cho những minh chứng trong bài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng pháp lý và vai trò đất lâm nghiệp đối với nông hộ vùng núi huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 39 - 41)