Hình thức sử dụng đất lâm nghiệp của nông hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng pháp lý và vai trò đất lâm nghiệp đối với nông hộ vùng núi huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 74 - 76)

4. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI

3.5.1. Hình thức sử dụng đất lâm nghiệp của nông hộ

Ở vùng núi huyện Bố Trạch, đất lâm nghiệp có vai trò rất quan trọng để sản xuất và tạo nguồn thu nhập chính của hộ gia đình. Do đất sản xuất nông nghiệp quá ít,

Hộp 2:Người dân mất đất do chuyển đổi đất lâm nghiệp sang trồng cao su

Trước đây, khu vực Đồng cựa thôn Bồng Lai 1 các khe suối luôn luôn có nước cho bà con, người dân nơi đây có nước để sản xuất cây lúa. Nhưng từ khi Lâm trường Bồng Lai, chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt tại một số diện tích vùng đầu nguồn sang trồng rừng kinh tế và trồng cây cao su đã dẫn đến nguồn nước không còn. Một số diện tích đất trồng lúa trước đây người dân phải chuyển sang trồng cây khác hoặc bỏ hoang.

Nguồn: Phỏng vấn Ông Trần Cảnh – Thôn Bồng Lai 1 – xã Hưng Trạch”

nên nhiều hộ gia đình dân tộc phải sử đất lâm nghiệp để sản xuất nông nghiệp nhằm cung cấp lương thực cho tiêu dùng hàng ngày.

Đất lâm nghiệp được sử dụng theo nhiều cách khác nhau giữa các địa phương và giữa các hộ gia đình bao gồm trồng cây lâm nghiệp dài ngày, cây công nghiệp, hoặc trồng cây nông nghiệp ngắn ngày như lúa, ngô, khoai, sắn…; cho thuê hoặc bán để lấy tiền sử dụng vào các hoạt động khác, hoặc bỏ hoang.

Qua bảng 3.17 cho thấy, các hộ gia đình đưa đất lâm nghiệp vào sử dụng khá cao, diện tích đất canh tác bình quân chung 2,49 ha/hộ chiếm 96,51 % tổng diện tích đất lâm nghiệp. Đa số đất canh tác được hộ gia đình sử dụng để trồng các loại cây chiếm tỷ lệ lớn nhất chiếm 97,6%. Mặc dù vậy, tình trạng bỏ hoang đất không sử dụng đối với các hộ điều tra vẫn có xảy ra, song diện tích bỏ hoang rất ít, bình quân chung 0,06ha mỗi hộ chiếm 2,3%. Song song với đó, tình hình cho thuê, mướn đất cũng có nhưng không nhiều, bình quân chung chiếm 0,09ha/hộ chiếm 3,5% tổng diện tích đất lâm nghiệp.

Bảng 3.17. Hình thức sử dụng đất lâm nghiệp của hộ điều tra

Nhóm hộ Chỉ tiêu Nhóm hộ Kinh Nhóm hộ dân tộc Nhóm hộ không nghèo Nhóm hộ nghèo Bình quân chung

Tổng diện tích đất lâm nghiệp (ha/hộ) 2,72 2,43 2,70 2,45 2,58 DT đang canh tác (ha/hộ) 2,66 2,31 2,61 2,37 2,49 - DT đang trồng cây (ha/hộ) 2,66 2,19 2,58 2,27 2,43 - DT bỏ hoang (ha/hộ) - 0,13 0,03 0,10 0,06 DT cho thuê, mượn (ha/hộ) 0,06 0,12 0,09 0,08 0,09

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Xem xét giữa hộ kinh và hộ dân tộc thấy rằng, cả 2 nhóm hộ có diện tích đất lâm nghiệp đưa vào canh tác sử dụng rất cao trên 95%. Tuy nhiên, với hộ dân tộc việc bỏ hoang đất lâm nghiệp vẫn còn xảy ra, bình quân mỗi hộ bỏ hoang 0,13ha chiếm 5,6% tổng diện tích đất canh tác. Nguyên nhân là do người dân tộc thiểu số ở vùng núi huyện Bố Trạch vẫn còn canh canh tác theo phong tục củ, đó là khai hoang sản xuất 1-2 vụ, khi đất bị rữa trôi, không còn màu mỡ thì họ bỏ đi khai phá vùng đất mới, sau đó một thời gian lại quay về chổ cũ tiếp tục sản xuất. Tình trạng cho thuê mướn đất của cả

hộ kinh và hộ dân tộc có diễn ra, nhưng hộ dân tộc thì việc cho thuê, mướn đất nhiều hơn gấp 2 lần so với hộ kinh. Hộ dân tộc có nhiều mảnh đất hơn hộ kinh, các mảnh đất nằm xa nhau không thể cùng lúc sản xuất chính vì thế việc cho thuê, mướn đất xảy ra nhiều hơn.

So sánh giữa hộ nghèo và không nghèo nhận thấy, cả 2 nhóm hộ đề có diện tích đất đưa vào canh tác đều chiếm tỷ lệ khá cao chiếm hơn 96,7%. Tuy nhiên, hộ không nghèo diện tích đang trồng cây nhiều hơn hộ nghèo, còn với diện tích bỏ hoang thì hộ nghèo bình quân (0,1ha) lớn hơn gấp 3 lần so với hộ không nghèo (0,03ha). Điều này, có thể nhận xét rằng hộ không nghèo là những hộ có diện tích đất lâm nghiệp sử dụng canh tác trồng cây nhiều hơn, đồng thời bỏ hoang diện tích đất lâm nghiệp ít hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng pháp lý và vai trò đất lâm nghiệp đối với nông hộ vùng núi huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)