Quản lý sử dụng đất lâm nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng pháp lý và vai trò đất lâm nghiệp đối với nông hộ vùng núi huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 28 - 34)

4. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI

1.2.2. Quản lý sử dụng đất lâm nghiệp ở Việt Nam

* Kết quả giao đất lâm nghiệp

Theo Quyết định 1482/QĐ-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi trường (TN&MT) ban hành ngày 10 tháng 9 năm 2012, tính đến hết ngày 1 tháng 1 năm 2012 cả nước có gần 15,4 triệu héc ta (ha) đất lâm nghiệp, được chia làm 3 loại phân theo các chức năng khác nhau, bao gồm đất RSX, đất RPH và đất RĐD. Theo Quyết định này, gần 79% (12,1 triệu ha) diện tích đất lâm nghiệp của cả nước đã được giao cho các đối tượng để sử dụng; phần còn lại (21%, tương đương với trên 3,2 triệu ha) hiện chưa được giao mà đang được quản lý bởi cộng đồng và Uỷ ban Nhân dân (UBND) xã. Phần diện tích 12,1 triệu ha được giao cho 8 nhóm đối tượng sử dụng khác nhau, bao gồm

37% 4% 1% 37% 19% 2% Hộ gia đình cá nhân Tổ chức khác UBND xã Cơ quan nhà nước Tổ chức kinh tế Cộng đồng

[17]: Các hộ gia đình và cá nhân: 4.463.214 ha; UBND xã: 142.449 ha; Các tổ chức kinh tế: 2.234.577 ha; Các cơ quan nhà nước: 4.536.056ha; Các tổ chức khác: 457.645 ha; Liên doanh: 51 ha; Các tổ chức 100% vốn nước ngoài: 19.238 ha; Cộng đồng: 281.002 ha. (Hình.1.1)

Hình 1.1. Tỷ lệ đất lâm nghiệp được giao cho các nhóm sử dụng

Trong phần diện tích đã được giao, hộ gia đình, cá nhân, các cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế nắm phần lớn diện tích; các tổ chức liên doanh, tổ chức 100% vốn nước ngoài và cộng đồng được giao diện tích nhỏ. Hình 1, thể hiện tỷ lệ phần diện tích được giao cho các nhóm sử dụng. Trong diện tích đất lâm nghiệp được giao cho các nhóm đối tượng sử dụng (12,1 triệu ha), diện tích đất hiện đang được hộ gia đình và cá nhân chiếm tỉ lệ cao nhất (37% trong tổng số, tương đương với gần 4,3 triệu ha). Khoảng 70% diện tích đất lâm nghiệp mà hộ gia đình và cá nhân được giao sử dụng là đất RSX, còn lại (gần 30%) là đất RPH; diện tích đất RĐD là không đáng kể. Các tổ chức thuộc nhà nước, chủ yếu là các Ban quản lý (BQL) RPH và RĐD hiện đang được giao khoảng 4,5 triệu ha, chiếm 37% trong tổng diện tích đất lâm nghiệp đã được giao.

Tuy nhiên, khác với phần diện tích đất được giao cho hộ gia đình và cá nhân, diện tích đất được giao cho các BQL chủ yếu là đất RPH (44%) và đất RĐD (39%); diện tích đất RSX chỉ chiếm 17%. Nói cách khác, hầu hết các diện tích đất RPH và RĐD hiện đang được giao cho các tổ chức thuộc Nhà nước. Đến nay, các tổ chức kinh tế mà chủ yếu là các CTLN mà tiền thân là các LTQD được giao khoảng 2,2 triệu ha đất lâm nghiệp, tương đương với 19% tổng số diện tích đất lâm nghiệp cả nước. Khoảng 81% trong 2,2 triệu ha là đất RSX; hầu hết phần diện tích còn lại (19%) là đất RPH nằm xen kẽ trong phần diện tích đất RSX [17].

Tính đến hết ngày 1 tháng 1 năm 2012, tổng diện tích đất lâm nghiệp đã giao cho các hộ gia đình và cá nhân là 4,46 triệu ha, trong đó đất RSX chiếm 69,5% (3,1

triệu ha), đất RPH chiếm 29,8% (1,33 triệu ha), còn lại là đất RĐD (11.377 ha). Theo Quyết định 1739 của Bộ NN&PTNT về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2012, tổng số diện tích đất đã có rừng được giao cho hộ là gần 3,4 triệu ha, trong đó 1,8 triệu ha là rừng tự nhiên, phần còn lại là rừng trồng. Bảng 1.1 mô tả đặc điểm các loại rừng được giao cho hộ gia đình cả nước.

Bảng 1.1. Đất rừng giao cho hộ gia đình đến ngày 01 tháng 1 năm 2012.

TT Hạng mục Diện tích (ha)

Đất có rừng (A-rừng tự nhiên + B- rừng trồng) 3.388.948

1 Rừng tự nhiên (A), bao gồm: 1.809.976

1.1 Rừng gỗ 1.391.169 1.2 Rừng tre nứa 131.933 1.3 Rừng hỗn giao 72.373 1.4 Rừng ngập mặn 2.132 1.5 Rừng núi đá 212.369 2 Rừng trồng (B), bao gồm: 1.578.972 2.1 Rừng trồng có trữ lượng 811.747 2.2 Rừng trồng chưa có trữ lượng 563.663 2.3 Tre luồng 71.268

2.4 Cây lâu năm, đặc sản 97.819

2.5 Cây ngập mặn, ngập phèn 34.475

(Nguồn: Quyết định 1739/BTN-MT, 2013)

Theo chuyên gia kinh tế Vũ Long 2013, về giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình và cộng đồng đã nêu rằng: “tổng diện tích đất đã giao cho hộ gia đình năm 2010 (bảng 1.2) là 4.270.850 ha, chiếm tỷ lệ 35,28% tổng quỹ đất giao cho các đối tượng sử dụng (12.105.352 ha), hay bằng 26,29% tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn quốc (16.240.000 ha); trong 4.270.850 ha đã giao cho hộ gia đình trong đó đất có rừng trồng là 1,409.511 ha chiếm 33% và đất trồng rừng mới là 592.509 ha chiếm 13,87%” .

Bảng 1.2. Đất lâm nghiệp giao cho hộ gia đình tính đến năm 2010

TT Hạng mục Diện tích (ha)

Tổng cộng 4.270.850

1 Đất quy hoạch phát triển rừng sản xuất 3.087.612

1.1 - Đất có rừng tự nhiên 1.084.954

1.2 - Đất có rừng trồng 1.226.657

1.3 - Đất khoanh nuôi phục hồi rừng 258.177 1.4 - Đất trồng rừng sản xuất 517.824

2 Đất rừng phòng hộ ít xung yếu 1.183.238

2.1 - Đất có rừng tự nhiên 707.104

2.2 - Đất có rừng trồng 182.854

2.3 - Đất khoanh nuôi phục hồi rừng 218.595 2.4 - Đất trồng rừng phòng hộ 74.685

Nguồn: Vũ Long,2013 (trích dẫn trong kết quả kiểm kê đất đai toàn quốc năm 2010- Bộ TNMT)

Bảng 1.3. Diện tích đất lâm nghiệp giao cho hộ gia đình theo vùng tính đến năm 2010

TT Vùng Diện tích đất LN đã giao (ha) Trong đó diện tích đất LN đã giao cho hộ gia đinh (ha)

Tỷ lệ được giao (%) 1 Tây Bắc 1.318.620 827.377 62,74 2 Đông Bắc 3.067.781 1.895.072 61,77 3 Đồng bằng sông Hồng 114.972 28.160 24,41 4 Bắc Trung Bộ 2.654.860 972.245 36,62

5 Duyên hải Nam Trung Bộ 1.691.417 393.518 23,26

6 Tây Nguyên 2.364.591 66.505 2,81

7 Đông Nam Bộ 502.298 18.088 3,6

8 Đồng bằng sông Cửu

Long 390.813 69.885 17,88

Tổng cộng 12.105.352 4.270.850 35,28

Nguồn: Vũ Long, 2013 (trích dẫn trong kết quả kiểm kê đất đai toàn quốc năm 2010- Bộ TNMT)

Theo bảng 1.3, tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp giao cho hộ gia đình tính trên tổng diện tích đất lâm nghiệp đã giao theo vùng (phân bố địa lý theo vùng sinh thái lâm nghiệp) có sự khác biệt so với tỷ lệ bình quân toàn quốc (29,13%) là vùng Tây bắc và Đông bắc có tỷ lệ cao hơn bình quân toàn quốc (62,74% và 61,77%). Tây nguyên là vùng có diện tích đất lâm nghiệp và rừng tự nhiên lớn và có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao nhất toàn quốc, nhưng tỷ lệ đất lâm nghiệp của hộ gia đình lại thấp nhất 2,81%, sau đến vùng Đông nam bộ là 3,6%. Có 3 vùng sinh thái là Đồng bằng sông hồng (24,41%), Bắc trung bộ (36,62%) và Duyên hải Nam trung bộ tương đối (23,26%) với tỷ lệ gần tỷ lệ bình quân toàn quốc.

* Tình hình sử dụng đất sau khi giao đất

Chủ trương giao đất nông - lâm nghiệp cho các hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, cùng với việc mở rộng quyền sử dụng đất là chủ trương lớn, có tính chiến lược của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay, nó có tác động tích cực đến việc quản lý và sử dụng đất đai bền vững. Sau khi giao đất nông - lâm nghiệp cho các hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, thì người nông dân thực sự làm chủ trên đất được giao, họ yên tâm đầu tư lao động và đầu tư vốn vào phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.

Chủ trương phát triển lâm nghiệp xã hội được thực hiện có kết quả là nhờ chính sách giao đất, giao rừng và khoán rừng cho hộ nông dân. Nhiều mô hình trang trại rừng, vườn rừng, kinh doanh nông lâm nghiệp tổng hợp đã hình thành và phát triển trên địa bàn trung du, miền núi phía Bắc, vùng Đông Nam Bộ và Tây nguyên với quy mô ngày càng lớn, kinh doanh có hiệu quả.

Dưới tác động của chính sách cùng với cách làm và bước đi thích hợp, nên phần lớn đất nông nghiệp đã được giao ổn định, lâu dài cho hộ gia đình và cá nhân, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, khuyến khích các thành phần kinh tế đặc biệt là nông dân phát huy cao độ tiềm năng của đất đai, đưa lại hiệu quả kinh tế cao, đời sống xã hội được cải thiện, nạn đói triền miên ở các vùng nông thôn cơ bản được đẩy lùi, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.

Do việc giao đất lâm nghiệp, khoán rừng được đẩy mạnh, nên đã góp phần bảo vệ, phục hồi và trồng mới rừng, độ che phủ tăng từ 33,2% (năm 2001) lên 39,9% (năm 2012). Khi vấn đề lương thực, thực phẩm được giải quyết thì nạn phá rừng cũng dần dần được hạn chế, việc trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và trồng rừng phân tán trong khu dân cư, được quan tâm và ngày càng phát triển.

Tất cả những điều đó nói lên rằng: chính sách giao đất nông lâm nghiệp cho hộ nông dân, sử dụng ổn định lâu dài là sự đổi mới tích cực, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo vệ môi trường bền vững cho tương lai trên địa

* Tình hình đất lâm nghiệp không có chứng nhận QSD ở nước ta hiện nay

Diện tích rừng được giao cho hộ gia đình thường là rừng nghèo hoặc đất trống. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường đến hết tháng 12 năm 2010 cả nước đã có trên 2,6 triệu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp cho các nhóm đối tượng được nhận đất lâm nghiệp. Số giấy chứng nhận này đã phủ một diện tích trên 10,4 triệu ha, tương đương với 86,3% tổng diện tích đất lâm nghiệp cần được cấp giấy. Bảng 1.4, thống kê số lượng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và diện tích đất đã được cấp giấy theo các vùng khác nhau.

Như vậy đến nay, còn khoảng 13,7% diện tích đất lâm nghiệp cần được cấp giấy nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận QSDĐ, tương đương với 1,67 triệu ha. Còn hơn 5 triệu ha đất lâm nghiệp/tổng số diện tích đất lâm nghiệp hiện chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bảng 1.4. Kết quả cấp giấy quyền sử dụng đất lâm nghiệp tính đến hết tháng 12/2011.

Địa bàn Số giấy đã cấp Diện tích đã được cấp (ha) Tỷ lệ diện tích đất đã cấp/diện tích cần cấp (%) Cả nước 2.688.668 10.465.481 86,3

Miền núi phía Bắc 1.068.558 4.312.110 79,3

Đông bằng Bắc Bộ 10.912 25.923 23,0 Bắc Trung Bộ 267.552 1.829.507 75,9 Nam Trung Bộ 323.433 1.207.999 82,1 Tây nguyên 810.323 2.066.411 71,6 Đông Nam Bộ 153.898 720.056 87,3 Tây Nam Bộ 53.992 303.476 82,3 Nguồn: Bộ TN&MT 2012 (http://WWW.gdla.gov/index.php?option=com_tailieu&task=detail&id=66)

Mặt khác, theo báo cáo tiến độ ngành lâm nghiệp Việt nam 2006 - 2010 thì tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (CNQSD) đất lâm nghiệp, đến tháng 12/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp trên 1 triệu giấy CNQSD đất lâm nghiệp cho các chủ rừng với tổng diện tích trên 8,8 triệu ha chiếm 69,4% tổng diện tích cần giao. cấp giấy CNQSD đất lâm nghiệp, chủ yếu cho các tổ chức (chiếm 62,5% diện tích được cấp giấy) và hộ gia đình (chiếm 38% diện tích được cấp giấy).

Bảng 1.5. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp đến tháng 12/2010 Toàn quốc và vùng 2010 Tổng diện tích cần cấp Kết quả cấp GCN Trong đó Số GCN (giấy) Diện tích Tổ chức Hộ gia đình Ha % Số

giấy Diện tích Số giấy Diện tích

Toàn quốc 12.742.458 1.181.327 8.842.662 69.4 5.875 5.505.030 1.175.083 3.337.632 Miền núi phía

Bắc 5.093.778 797.062 3.642.747 71.5 3.242 1.197.383 793.820 2.445.364 Đồng bằng Bắc Bộ 112.534 8.659 29.255 26.0 99 10.315 8.560 18.940 Bắc Trung Bộ 2.282.966 255.501 1.524.360 66.8 529 984.267 254.972 540.093 DH Nam T Bộ 1.401.140 60.873 985.156 70.3 508 836.391 59.995 148.765 Tây Nguyên 2.866.230 15.335 1.889.604 65.9 1.014 1.817.594 14.321 72.010 Đông Nam Bộ 644.688 8.312 493.849 76.6 302 481.480 8.010 12.369 ĐB S Cửu Long 341.122 35.585 277.691 81.4 181 177.600 35.405 100.091

Nguồn: Báo cáo tiến độ ngành LN Việt Nam 2006-2010 (trích nguồn Bộ TNMT)

Mặc dù hiện nay chưa tìm ra một công bố chính thức nào về số liệu những diện tích của những hộ gia đình chưa được cấp giấy chứng nhận QSDĐ theo vùng. Tuy nhiên, bảng 1.5 cho thấy diện tích cấp giấy cho hộ gia đình là 3.337.632 ha, trong khi diện tích đã giao là 4.270.850 ha. Vậy có đến 933.218ha (21,9%) chưa được cấp giấy chứng nhận QSDĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng pháp lý và vai trò đất lâm nghiệp đối với nông hộ vùng núi huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 28 - 34)