Tình hình đất lâm nghiệp của hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng pháp lý và vai trò đất lâm nghiệp đối với nông hộ vùng núi huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 60 - 63)

4. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI

3.3.1. Tình hình đất lâm nghiệp của hộ điều tra

Kết quả điều tra cho thấy, vùng núi huyện Bố Trạch tỷ lệ hộ gia đình có đất lâm nghiệp đang sử dụng đất bình quân mỗi hộ có 1,7 mảnh. Hộ có số mảnh nhiều nhất là 4 mảnh và thuộc về nhóm hộ dân tộc. Đất lâm nghiệp bình quân mỗi hộ 2,58ha/hộ là tương đối cao so với các vùng khác trên địa bàn huyện. Tỷ lệ đất lâm nghiệp canh tác/tổng diện tích đất lâm nghiệp bình quân củng khá cao 96,51% điều này cho thấy hộ gia đình đang có nhu cầu rất lớn đối với đất lâm nghiệp. Diện tích đất lâm nghiệp không đưa vào canh tác rất ít 3,49% , diện tích này người dân cho thuê hoặc việc bỏ hoang không sử dụng, chủ yếu xảy ra ở nhóm đối tượng hộ dân tộc còn với nhóm hộ kinh việc cho thuê đất lâm nghiệp không nhiều. (bảng 3.11).

Đối với 2 nhóm hộ kinh và nhóm hộ dân tộc ta thấy: số mảnh đất lâm nghiệp bình quân mỗi hộ kinh có 1,37 mảnh ít hơn 0,7 mảnh so với hộ dân tộc (2,03 mảnh). Điều này được lý giải là do đồng bào dân tộc vẫn còn duy trình hình thức canh tác theo

kiểu du canh, tức là canh tác, “chặt cốt, đốt trỉa” canh tác một vài năm rồi lại chuyển đi nơi khác, điển hình ở vùng núi huyện Bố Trạch có xã Thượng Trạch và xã Tân Trạch vẫn có tình trạng trên. Mặc dù bình quân số mảnh đất lâm nghiệp nhiều hơn, nhưng ngược lại đất lâm nghiệp bình quân của hộ kinh 2,72ha cao hơn 0,29 ha so với hộ dân tộc (2,43ha). Nguyên nhân là do quy mô canh tác, và việc chuyên môn hóa trong quá trình sản xuất cũng như cơ cấu cây trồng trên đất. Đối với hộ dân tộc thì cây trồng trên đất chủ yếu phần lớn là cây nông nghiệp vì thế tuy số mảnh nhiều nhưng bình quân mỗi mảnh chỉ có khoảng 1-1,5 ha. Nhưng với hộ kinh khi điều tra có hộ trồng rừng keo diện tích mỗi mảnh từ 3-5 ha. Tỷ lệ diện tích đất canh tác trên tổng diện tích đất lâm nghiệp của hộ kinh và hộ dân tộc đều chiếm tỷ lệ khá cao.

Bảng 3.11. Diện tích đất đất lâm nghiệp trung bình của các hộ điều tra

Nhóm hộ Chỉ tiêu Nhóm hộ Kinh (n=30) Nhóm hộ dân tộc (n=30) Nhóm hộ không nghèo (n=30) Nhóm hộ nghèo (n=30) Bình quân chung Số mảnh đất LN/hộ 1,37 2,03 1,53 1,86 1,7 Đất lâm nghiệp/hộ (ha) 2,72 2,43 2,70 2,45 2,58 Đất LN/khẩu (ha) 0,57 0,55 0,60 0,53 0,56 Đất LN đang canh tác/hộ (ha) 2,66 2,31 2,61 2,37 2,49 Đất LN canh tác/khẩu (ha) 0,56 0,52 0,58 0,51 0,54 Đất LN canh tác/đất LN (%) 97,79 95,06 96,67 96,73 96,51

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Xét giữa hộ nghèo và hộ không nghèo ta thấy: Số mảnh đất lâm nghiệp bình quân của nhóm hộ nghèo 1,86 mảnh cao hơn 0,3 mảnh so với hộ không nghèo (1,86 mảnh). Đất lâm nghiệp bình quân của hộ không nghèo 2,7ha cao hơn 0,35 ha so với nhóm hộ nghèo (2,45ha). Về đất lâm nghiệp canh tác/khẩu cả hộ nghèo và hộ không nghèo đều không chênh lệch nhau nhiều, khoảng 0,5ha/khẩu. Vậy từ đó có thể xem rằng hộ không nghèo là những hộ có diện tích đất lâm nghiệp sản xuất nhiều hơn vì vậy vai trò của đất lâm nghiệp có phần quyết định tỷ lệ nghèo đói với các hộ dân vùng núi huyện Bố Trạch. Hộ gia đình nào có đất lâm nghiệp canh tác nhiều sẽ có điều kiện hơn để canh tác sản xuất, gải quyết việc làm, tạo thu nhập, đặc biệt là nguồn thu từ canh tác trên đất lâm nghiệp mang lại. Từ đó từng bước cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo trên mảnh đất lâm nghiệp mà hộ gia đình đang sử dụng.

Theo quy định hiện hành thì mỗi loại đất lâm nghiệp sẽ có một phương thức sử dụng riêng. Đối với hộ gia đình miền núi khi sử dụng đất lâm nghiệp có rất nhiều hộ gia đình không biết mình đang sử dụng loại đất lâm nghiệp nào. Đặc biệt là người dân tộc thiểu số thì hầu như không biết gì về quy hoạch 3 loại rừng và họ cũng không cần quan tâm đến đất lâm nghiệp mình đang sử dụng thuộc đất gì? Việc xác định được loại đất lâm nghiệp mà hộ gia đình đang sử dụng sẽ giúp cho chúng ta định hướng được giải pháp tháo gỡ sau này.

Bảng 3.12. Diện tích đất lâm nghiệp trung bình của các hộ điều tra phân theo loại đất

Nhóm hộ Chỉ tiêu Nhóm hộ Kinh Nhóm hộ dân tộc Nhóm hộ không nghèo Nhóm hộ nghèo Bình quân chung

Tổng diện tích đất lâm nghiệp (ha/hộ) 2,72 2,43 2,70 2,45 2,58 Đất rừng phòng hộ (ha/hộ) 0 0,21 0,08 0,13 0,11 Đất rừng sản xuất (ha/hộ) 2,72 2,22 2,62 2,32 2,47

Đất rừng đặc dụng (ha/hộ) 0 0 0 0 0

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Bảng 3.12 ta thấy, đất lâm nghiệp của các hộ điều tra ở vùng núi huyện Bố Trạch chỉ có đất rừng sản xuất và đất rừng phòng hộ còn đất rừng đặc dụng thì không có. Diện tích đất lâm nghiệp của hộ điều tra là đất rừng sản xuất, bình quân mỗi hộ gia đình có 2,47ha/hộ chiếm 96% diện tích đất lâm nghiệp; đất rừng phòng hộ bình quân của các nhóm hộ 0,11ha/hộ chiếm 4% tổng diện tích.

So sánh giữa nhóm hộ kinh và nhóm hộ dân tộc ta thấy: Nhóm hộ kinh 100% diện tích đất lâm nghiệp mà hộ kinh sử dụng là đất rừng sản xuất. Đất lâm nghiệp sản xuất bình quân của hộ kinh 2,72ha cao hơn so với hộ dân tộc (2,22ha/hộ). Đất rừng phòng hộ bình quân của hộ dân tộc 0,21ha/hộ chiếm 90,9% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Điều này được lý giải là khi chọn vùng đất để sản xuất thì cả hộ kinh và hộ dân tộc đều chọn những vùng đất lâm nghiệp có khả năng sản xuất được. Tuy nhiên khi hộ kinh bắt đầu tiếp cận đất lâm nghiệp thì đã chiếm lấy những vùng đất ở ven rừng mà hộ dân tộc trước đây sử dụng, đẩy hộ dân tộc vào sâu, xa hơn. Khi quy hoạch phân loại rừng, những vùng đất rừng ở gần hay ở vùng ven này được qui hoạch thành rừng sản xuất, trong khi đó vùng đất rừng ở xa hay ở khu vực đầu nguồn được qui hoạch thành rừng phòng hộ. Dẫn đến hộ dân tộc trong đất lâm nghiệp đang sử dụng còn có cả đất rừng phòng hộ. Mặt khác nhận thức của người kinh hiểu biết rất rõ vai trò và chức năng cũng như các quy chế đối với đất rừng phòng hộ vì vậy việc xâm lấn

chiếm đất rừng phòng hộ được cân nhắc khá kỷ vì họ sợ vi phạm sẽ bị truy tố trách nhiệm.

Với nhóm hộ không nghèo và hộ nghèo ta thấy, diện tích đất rừng sản xuất bình quân của nhóm hộ không nghèo 2,62ha cao hơn 0,3 ha so với hộ nghèo (2,32ha). Đất rừng phòng hộ của nhóm hộ nghèo cao hơn gần gấp 2 lần so với hộ không nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng pháp lý và vai trò đất lâm nghiệp đối với nông hộ vùng núi huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)