Giai đoạn có đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng pháp lý và vai trò đất lâm nghiệp đối với nông hộ vùng núi huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 68)

4. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI

3.3.4. Giai đoạn có đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp của các hộ điều tra

Mỗi giai đoạn lịch sử gắn liền với việc thực hiện các chủ trương, chính sách giao đất, giao rừng khác nhau của Nhà nước. Theo đó, đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp của hộ gia đình cũng xuất hiện. Bảng 3.16 cho thấy rằng diện tích đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp bình quân của hộ có xu thế giảm dần từ năm 2000 đến nay. Trước năm 2000, bình quân mỗi hộ có 0,28 ha trong khi con số giảm xuống còn 0,18 ha trong giai đoạn 2010-2014.

Bảng 3.16. Diện tích đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp của các hộ điều tra phân theo thời điểm bắt đầu có đất

Nhóm hộ Giai đoạn Nhóm hộ Kinh Nhóm hộ dân tộc Nhóm hộ không nghèo Nhóm hộ nghèo Bình quân chung DT (ha/hộ) Tỉ lệ đất không có giấy tờ hợp pháp (%) DT (ha/hộ) Tỉ lệ đất không có giấy tờ hợp pháp (%) DT (ha/hộ) Tỉ lệ đất không có giấy tờ hợp pháp (%) DT (ha/hộ) Tỉ lệ đất không có giấy tờ hợp pháp (%) DT (ha/hộ) Tỉ lệ đất không có giấy tờ hợp pháp (%) 2010-2014 0,14 25,45 0,22 15,49 0,23 28,05 0,13 11,30 0,18 18,18 2005-2009 0,17 30,91 0,32 22,54 0,24 29,27 0,25 21,74 0,24 24,24 2000-2004 0,09 16,36 0,49 34,51 0,20 24,39 0,37 32,17 0,29 29,29 < 2000 0,15 27,27 0,40 28,17 0,15 18,29 0,40 34,78 0,28 28,28 Tổng cộng 0,55 100 1,42 100 0,82 100 1,15 100 0,99 100

Xét giữa hai nhóm hộ kinh và dân tộc, có thể thấy rằng mặc dù diện tích đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp của hai nhóm hộ này đều có xu hướng giảm, tuy nhiên đối với nhóm hộ dân tộc có xu hướng giảm mạnh hơn so với nhóm hộ kinh. Hơn nữa, ở tất cả các giai đoạn từ năm 2000 đến nay, diện tích đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp của hộ dân tộc luôn luôn lớn hơn hộ kinh, cụ thể năm 2000 diện tích đất không hợp pháp bình quân hộ dân tộc là 0,4 ha, cao hơn gấp 3 lần so với nhóm hộ kinh (0,15ha).

Đối với nhóm hộ nghèo và không nghèo cũng cho thấy rằng đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp của hai nhóm hộ này đều có xu thế giảm qua các giai đoạn. Đồng thời, diện tích đất này của hộ nghèo luôn luôn cao hơn hộ không nghèo ở tất cả các giai đoạn.

3.4. MÂU THUẪN TRONG SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP KHÔNG CÓ GIẤY TỜ HỢP PHÁP CỦA NÔNG HỘ VÙNG NÚI HUYỆN BỐ TRẠCH

3.4.1. Mâu thuẫn về quyền đối với đất đai giữa hệ thống luật tục với luật Nhà nước

Kết quả khảo sát cho thấy có mâu thuẫn giữa hệ thống luật tục với luật nhà nước xảy ra tại địa bàn nghiên cứu. Các hộ đồng bào dân tộc sử dụng đất lâm nghiệp từ khá sớm và các quyền truyền thống đối với đất đai của các hộ này được thiết lập từ trước đây theo luật tục, nhiều nơi ở đây các quyền này còn được thiết lập trước khi hình thành Lâm trường, Vườn Quốc Gia. Tuy nhiên, Nhà nước đã thực hiện việc hữu hóa nguồn tài nguyên rừng và đất rừng, theo đó Nhà nước thành lập hệ thống Lâm trường để quản lý tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp dẫn đến thực tế là Nhà nước đã phủ nhận quyền truyền thống của các hộ đồng bào dân tộc và cộng đồng dân cư vùng núi. Mặc dù các quyền đối với đất lâm nghiệp theo luật tục không được nhà nước thừa nhận, người dân vẫn tiếp tục canh tác, sử dụng đất lâm nghiệp này và quyền của họ vẫn được cộng đồng tôn trọng.

Theo truyền thống, tất cả những diện tích đất, rừng do cha ông, tổ tiên thừa kế lại, mua từ gia đình khác, bỏ công khai phá, ví dụ đất nương rẫy, đất rừng dòng họ, rừng cộng đồng, …thuộc quyền “sở hữu” của các gia đình, dòng họ hoặc toàn cộng đồng. Việc thực hành khái niệm sở hữu này hiện tại vẫn đang rất phổ biến tại một số nơi ở vùng núi huyện Bố Trạch, đặc biệt là ở một số bản của xã Thượng Trạch nơi mà đồng bào dân tộc Vân kiều đang sinh sống. Người dân vẫn khẳng định những mảnh đất lâm nghiệp mà mình đang sử dụng đó là của họ, hầu hết là do tổ tiên họ để lại từ rất lâu đời hoặc tự họ bỏ công sức khai phá, một số hộ phải bỏ tiền ra mua và vì vậy họ toàn quyền quyết định. Nhưng khi xảy ra tranh chấp đất đai, về luật Nhà nước mà nói thì đất lâm nghiệp người dân đang sử dụng là không hợp pháp và được xem là đất lấn chiếm, trong khi theo luật tục thì cộng đồng địa phương công nhận đây là đất của dân

và dân có quyền sử dụng. Điều này đã gây ra mâu thuẫn kéo dài từ trước đến nay giữa luật Nhà nước và tục lệ địa phương mà chưa thể giải quyết.

Hơn nữa, từ năm 2003 đến nay, thông qua chương trình giao đất, giao rừng theo Nghị định 163/1999/NĐ-CP, các hộ gia đình được giao đất cùng với quyền sử dụng đất theo pháp luật. Nhiều nơi ở vùng núi huyện các hộ dân tộc không quan tâm đến giấy chứng nhận sử dụng đất, mà chỉ quan tâm rằng đất họ khai hoang và đang canh tác là đất của chính họ.

3.4.2. Mâu thuẫn về sử dụng đất giữa hộ gia đình và các đơn vị quản lý rừng

Thực hiện giao đất giao rừng làm phát sinh một số hình thức mâu thuẫn đất đai tại một số địa phương. Giao đất ưu tiên cho các đối tượng là các Công ty Lâm nghiệp, các Nông lâm trường làm mất cơ hội cho các hộ tiếp cận với nguồn đất sản xuất. Hộ thiếu đất sản xuất là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn đất đai giữa người dân và các đơn vị quản lý rừng ở địa phương. Ở vùng núi huyện Bố Trạch có 2 chi nhánh Lâm Trường (thuộc Công ty TNHH một thành viên Lâm Công nghiệp Bắc Quảng Bình) đang được Nhà nước giao cho một diện tích khá lớn. Cụ thể là Chi nhánh Lâm trường Bố Trạch nằm trên địa phận xã Xuân Trạch, Lâm Trạch được nhà Nước giao cho quản lý, sử dụng 10.063,6 ha đất lâm nghiêp chủ yếu là đất rừng sản xuất, tuy nhiên hiện nay cả Lâm trường chỉ có 27 người kể cả cán bộ và công nhân viên, bình quân mỗi người đang quản lý, sử dụng 372,7 ha/người. Trong khi xã Xuân Trạch, xã Lâm Trạch với số lao động lần lượt là 3.226 lao động và 2.054 lao động, tuy nhiên Nhà nước giao về cho hộ gia đình quản lý ở xã Xuân Trạch là 1.034,7 ha với mức bình quân là 0,32 ha/lao động, và xã Lâm Trạch là 1.895,24 ha với mức bình quân là 0,9ha/lao động.

Tình trạng thiếu đất sản xuất đã dẫn đến người dân kiến nghị chính quyền các cấp đòi cắt bớt đất của các Công ty, lâm trường giao về cho hộ gia đình quản lý sử dụng nhưng việc đòi hỏi này từ trước đến nay chỉ giải quyết được một số ít, hoặc cắt đất thì cắt những phần diện tích trên xa, cao và dốc không thể canh tác nên không giải quyết được vấn đề dẫn đến mâu thuẫn xảy ra căng thẳng giữa người dân và Lâm trường Bố Trạch suốt mấy năm nay. Trong những năm gần đây, khi Lâm trường thu hoạch gỗ keo lai các hộ gia đình kéo nhau ra chặn đường không cho vận chuyển, hoặc khi trồng rừng thì họ không cho trồng. Mâu thuẫn có lúc lên đến đỉnh điểm xảy ra đánh nhau giữa công nhân bảo vệ Lâm trường với người dân gây thương tích nặng.

“Nguồn: Chi nhánh lâm trường Bố Trạch”

Hình 3.7. Mâu thuẫn giữa người dân xã Xuân Trạch với cán bộ Lâm trường Bố Trạch

Đối với Chi nhánh Lâm trường Bông Lai hiện nằm trên địa phận xã Hưng Trạch, Phú Định được Nhà nước giao quản lý 9.644,7 ha đất lâm nghiệp. Đội ngũ cán bộ công nhân viên Lâm trường chỉ có 24 người, như vậy bình quân mỗi người đang quản lý, sử dụng 401,8ha. Trong khi đó, hộ gia đình ở xã Hưng Trạch đang quản lý 1.597,28 với 6.556 lao động toàn xã thì bình quân mỗi lao động chỉ có 0,24ha đất lâm nghiệp để canh tác, và người dân không đủ đất để sản xuất. Lâm trường có đất đai nhiều, lao động ít và hoạt động không hiệu quả, trong khi hộ gia đình không thiếu đất để sản xuất. Điều này đã dẫn đến tình trạng người dân tranh chấp, xâm chiếm đất đai không hợp pháp. Điển hình trong năm 2012, có 43 hộ dân ở thôn Bồng Lai 1, xã Hưng Trạch đã xâm chiếm trên 144 ha rừng tại tiểu khu 248A do Chi nhánh Lâm trường Bồng Lai quản lý nhưng đến nay việc giải quyết chưa triệt để.

“Nguồn: Chi nhánh lâm trường Bồng Lai”

Trong việc sử dụng đất và cơ chế hoạt động của các Lâm trường hiện nay cũng dẫn đến mâu thuẫn giữa người dân. Trong quá trình tổ chức sản xuất, do thiếu vốn để sản xuất một số Lâm trường (như Lâm Trường Bố Trạch) cho công nhân của mình nhận đất, góp vốn để trồng rừng và chia lợi nhuận khi thu hoạch. Khi cán bộ, công nhân nhận được đất, bỏ vốn để trồng trồng rừng thì thuê lại chính những người dân sống tại địa phương trồng rừng, chăm sóc. Dẫn đến người dân hiểu nhầm mình đang trồng rừng cho riêng cá nhân “ông này, bà nọ” của Lâm trường và gây tư tưởng, tâm lý không tốt giữa Lâm trường với người dân. Người dân đặt câu hỏi về tính minh bạch của các hình thức góp vốn sản xuất này, cho rằng cán bộ công nhân lâm trường thì được lâm trường “giao đất” trong khi thực tế đất đó là của Lâm trường quản lý. Chính những điều này đã gây bực xúc gây nên tình trạng người dân bất bình với cơ chế hoạt động sản xuất kinh doanh của các Công ty, lâm trường hiện nay, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn đất lâm nghiệp giữa các Công ty, Lâm trường và người dân xảy ra và chưa có kết thúc.

Hơn nữa, các vấn đề xảy ra trong quá trình thực hiện Chương trình 327 và sau đó là Chương trình 661 không được giải quyết triệt để nên đã để lại các mâu thuẫn hiện nay. Tai xã Hưng Trạch, khi Chương trình 327 được thực hiện, các hộ dân ở Thôn Bồng Lai, xã Hưng Trạch thực hiện chương trình có nhận trồng rừng, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh trong các năm từ 1993-1997. Khi đó, người dân được hợp đồng thực hiện các hoạt động với Lâm Trường Bồng Lai, chủ yếu là trồng rừng huỷnh, keo lai và khoanh nuôi tái sinh, phục hồi rừng tự nhiên. Các hộ khi trồng rừng và khoanh nuôi, bảo vệ rừng được hỗ trợ tiền mặt, hoặc lúa, gạo. Khi Chương trình 327 kết thúc, Lâm trường kết thúc hợp đồng với các hộ dân. Theo qui định thì sau khi kết thúc Chương

Hộp 1: Mâu thuẫn giữa người dân với Lâm trường về tình trạng thiếu đất

Trên địa bàn xã Xuân Trạch hiện nay chỉ có 27 ha đất trồng lúa nước, tập trung ở 3 thôn 8,9,10, còn 7 thôn không có ruộng. Diện tích đất màu bình quân mỗi hộ có từ 1-2 sào, có hộ không có, diện tích đất rừng thì chỉ có một số hộ ít trong thôn có, phần lớn là không. Tình trạng thiếu đất sản xuất với người dân đang là vấn đề lớn. Trong khi đó Lâm trường Bố Trạch hiện tại nằm trên địa bàn đang quản lý hơn 10.000 ha. Do thiếu đất để sản xuất nên người dân đã kiến nghị cấp có thẩm quyền cắt một phần đất giao lại cho hộ gia đình sử dụng nhưng do giải quyết chưa được thỏa đáng nên tình trạng tranh chấp, xâm chiếm, mâu thuẫn đất đai giữa lâm trường với người dân vẫn còn diễn ra.

“Nguồn: Phỏng vấn người am hiểu ông Nguyễn Xuân Thanh – Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Trạch”

trường không thông báo cho cụ thể cho dân và do đó dân không biết. Vì vậy, các hộ gia đình này vẫn thường xuyên vào những diện tích mà họ đã thực hiện các hoạt động theo hợp đồng với Lâm trường trước đó để tận thu các lâm sản phụ và chăn thả trâu, bò ở đó. Năm 2005, Lâm trường tiến hành khai thác keo, huỷnh và thu được giá trị kinh tế lớn. Từ đó người dân nhận thức được giá trị của đất nên đã đòi Lâm trường phải giao lại đất, rừng lúc trước họ trồng, khoanh nuôi và không cho Lâm trường tiếp tục khai thác gỗ keo, huỷnh trên diện tích này. Một số hộ gia đình đã làm lán trại, và ở đó canh tác làm rẩy mặc cho Lâm trường và các cơ quan chức năng giải thích để họ trả lại đất nhưng họ vẫn không chấp nhận và tranh chấp kéo dài mãi đến hiện này vẫn chưa giải quyết được.

Một mâu thuẫn khác nữa là khi UBND các xã được giao đất được UBND tỉnh cắt đất của các Lâm trường quản lý về để giao cho các hộ gia đình thì việc phân chia đất đai theo từng đối tượng gia đình thiếu công bằng và chưa kịp thời, triệt để nên tình trạng đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp vẫn còn nhiều. Điển hình là ở xã Hưng Trạch, năm 2012 tỉnh cắt 350 ha của Lâm trường Bồng Lai do người dân chiếm trước đây về giao cho UBND xã Hưng Trạch để xã giao lại cho người dân ở 2 thôn Bồng Lai 1 và Bồng Lai 2. UBND xã chưa xây dựng được phương án giao đất, nên đến nay vẫn chưa phân lô, khoảnh giao về cho hộ gia đình. Những hộ đã có đất vẫn được đưa vào phương án để giao thêm đất dẫn đến thiếu công bằng nên người dân không chịu nhận đất và không thể cấp giấy chứng nhận đất đai. Thêm vào đó hiện nay nguồn kinh phí của các địa phương hạn chế nên không đủ kinh phí trích đo, lập bản đồ, cấp sổ đỏ. Trong khi đất chưa được giao, người dân đã xâm chiếm để trồng keo, tuy nhiên việc tình trạng này không được giải quyết kịp thời và triệt để, gây bất bình trong dân.

3.4.3. Mâu thuẫn/bất cập trong chính sách và thực tiễn

Một số chính sách về vấn đề đất lâm nghiệp trên địa bàn hiện nay có ảnh hưởng đến tình trạng đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp của nông hộ miền núi như chính sách giao đất, giao rừng cho người dân miền núi. Hiện nay phần lớn diện tích đất lâm nghiệp ở vùng núi huyện Bố Trạch đang thuộc quyền quản lý của các tổ chức, cơ quan nhà nước trong khi hộ gia đình sống gần rừng, thiếu đất sản xuất lại không có được giao đất, cấp đất. Ở một số xã, đất lâm nghiệp trước đây do người dân khai hoang đã bị thu hồi để giao cho các Công ty, đơn vị tư nhân. Cụ thể, ở xã Thượng Trạch một phần diện tích do cộng đồng dân tộc Vân kiều trước đây khai hoang để canh tác đã bị thu hồi và giao lại cho Công ty TNHH Minh Trí để trồng cao su.

Trong những năm gần đây chủ trương của tỉnh là quy hoạch một số diện tích đất lâm nghiệp sang trồng rừng cao su ở một số địa phương có chân đất phù hợp, theo đó đất lâm nghiệp của các Lâm trường là đất rừng tự nhiên nghèo kiệt được chuyển sang trồng cao su. Rừng bị chặt phá, đất bị cày xới dẫn đến mùa mưa lũ thì đất đai, rác, củi tràn về san lấp diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân, người dân không thể canh tác; làm hư hỏng các công trình giao thông, cầu cống, đường sá…Trong mùa khô thì các khe suối cạn kiệt, không có nước tưới tiêu cho nông nghiệp, mạch nước ngầm không đủ để cung cấp nước sinh hoạt cho người dân như trước đây. Thêm vào đó nhiều địa phương người dân chăn nuôi gia súc bằng hình thức thả rong nay không có chổ để chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi thu hái từ rừng nghèo trước đây không có …đó là những nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn giữa người dân với các đơn vị quản lý, sử dụng đất trên địa bàn.

Chủ trương cho đồng bào dân tộc định canh định cư, song không có chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng pháp lý và vai trò đất lâm nghiệp đối với nông hộ vùng núi huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)