4. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
3.4.2. Mâu thuẫn về sử dụng đất giữa hộ gia đình và các đơn vị quản lý rừng
Thực hiện giao đất giao rừng làm phát sinh một số hình thức mâu thuẫn đất đai tại một số địa phương. Giao đất ưu tiên cho các đối tượng là các Công ty Lâm nghiệp, các Nông lâm trường làm mất cơ hội cho các hộ tiếp cận với nguồn đất sản xuất. Hộ thiếu đất sản xuất là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn đất đai giữa người dân và các đơn vị quản lý rừng ở địa phương. Ở vùng núi huyện Bố Trạch có 2 chi nhánh Lâm Trường (thuộc Công ty TNHH một thành viên Lâm Công nghiệp Bắc Quảng Bình) đang được Nhà nước giao cho một diện tích khá lớn. Cụ thể là Chi nhánh Lâm trường Bố Trạch nằm trên địa phận xã Xuân Trạch, Lâm Trạch được nhà Nước giao cho quản lý, sử dụng 10.063,6 ha đất lâm nghiêp chủ yếu là đất rừng sản xuất, tuy nhiên hiện nay cả Lâm trường chỉ có 27 người kể cả cán bộ và công nhân viên, bình quân mỗi người đang quản lý, sử dụng 372,7 ha/người. Trong khi xã Xuân Trạch, xã Lâm Trạch với số lao động lần lượt là 3.226 lao động và 2.054 lao động, tuy nhiên Nhà nước giao về cho hộ gia đình quản lý ở xã Xuân Trạch là 1.034,7 ha với mức bình quân là 0,32 ha/lao động, và xã Lâm Trạch là 1.895,24 ha với mức bình quân là 0,9ha/lao động.
Tình trạng thiếu đất sản xuất đã dẫn đến người dân kiến nghị chính quyền các cấp đòi cắt bớt đất của các Công ty, lâm trường giao về cho hộ gia đình quản lý sử dụng nhưng việc đòi hỏi này từ trước đến nay chỉ giải quyết được một số ít, hoặc cắt đất thì cắt những phần diện tích trên xa, cao và dốc không thể canh tác nên không giải quyết được vấn đề dẫn đến mâu thuẫn xảy ra căng thẳng giữa người dân và Lâm trường Bố Trạch suốt mấy năm nay. Trong những năm gần đây, khi Lâm trường thu hoạch gỗ keo lai các hộ gia đình kéo nhau ra chặn đường không cho vận chuyển, hoặc khi trồng rừng thì họ không cho trồng. Mâu thuẫn có lúc lên đến đỉnh điểm xảy ra đánh nhau giữa công nhân bảo vệ Lâm trường với người dân gây thương tích nặng.
“Nguồn: Chi nhánh lâm trường Bố Trạch”
Hình 3.7. Mâu thuẫn giữa người dân xã Xuân Trạch với cán bộ Lâm trường Bố Trạch
Đối với Chi nhánh Lâm trường Bông Lai hiện nằm trên địa phận xã Hưng Trạch, Phú Định được Nhà nước giao quản lý 9.644,7 ha đất lâm nghiệp. Đội ngũ cán bộ công nhân viên Lâm trường chỉ có 24 người, như vậy bình quân mỗi người đang quản lý, sử dụng 401,8ha. Trong khi đó, hộ gia đình ở xã Hưng Trạch đang quản lý 1.597,28 với 6.556 lao động toàn xã thì bình quân mỗi lao động chỉ có 0,24ha đất lâm nghiệp để canh tác, và người dân không đủ đất để sản xuất. Lâm trường có đất đai nhiều, lao động ít và hoạt động không hiệu quả, trong khi hộ gia đình không thiếu đất để sản xuất. Điều này đã dẫn đến tình trạng người dân tranh chấp, xâm chiếm đất đai không hợp pháp. Điển hình trong năm 2012, có 43 hộ dân ở thôn Bồng Lai 1, xã Hưng Trạch đã xâm chiếm trên 144 ha rừng tại tiểu khu 248A do Chi nhánh Lâm trường Bồng Lai quản lý nhưng đến nay việc giải quyết chưa triệt để.
“Nguồn: Chi nhánh lâm trường Bồng Lai”
Trong việc sử dụng đất và cơ chế hoạt động của các Lâm trường hiện nay cũng dẫn đến mâu thuẫn giữa người dân. Trong quá trình tổ chức sản xuất, do thiếu vốn để sản xuất một số Lâm trường (như Lâm Trường Bố Trạch) cho công nhân của mình nhận đất, góp vốn để trồng rừng và chia lợi nhuận khi thu hoạch. Khi cán bộ, công nhân nhận được đất, bỏ vốn để trồng trồng rừng thì thuê lại chính những người dân sống tại địa phương trồng rừng, chăm sóc. Dẫn đến người dân hiểu nhầm mình đang trồng rừng cho riêng cá nhân “ông này, bà nọ” của Lâm trường và gây tư tưởng, tâm lý không tốt giữa Lâm trường với người dân. Người dân đặt câu hỏi về tính minh bạch của các hình thức góp vốn sản xuất này, cho rằng cán bộ công nhân lâm trường thì được lâm trường “giao đất” trong khi thực tế đất đó là của Lâm trường quản lý. Chính những điều này đã gây bực xúc gây nên tình trạng người dân bất bình với cơ chế hoạt động sản xuất kinh doanh của các Công ty, lâm trường hiện nay, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn đất lâm nghiệp giữa các Công ty, Lâm trường và người dân xảy ra và chưa có kết thúc.
Hơn nữa, các vấn đề xảy ra trong quá trình thực hiện Chương trình 327 và sau đó là Chương trình 661 không được giải quyết triệt để nên đã để lại các mâu thuẫn hiện nay. Tai xã Hưng Trạch, khi Chương trình 327 được thực hiện, các hộ dân ở Thôn Bồng Lai, xã Hưng Trạch thực hiện chương trình có nhận trồng rừng, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh trong các năm từ 1993-1997. Khi đó, người dân được hợp đồng thực hiện các hoạt động với Lâm Trường Bồng Lai, chủ yếu là trồng rừng huỷnh, keo lai và khoanh nuôi tái sinh, phục hồi rừng tự nhiên. Các hộ khi trồng rừng và khoanh nuôi, bảo vệ rừng được hỗ trợ tiền mặt, hoặc lúa, gạo. Khi Chương trình 327 kết thúc, Lâm trường kết thúc hợp đồng với các hộ dân. Theo qui định thì sau khi kết thúc Chương
Hộp 1: Mâu thuẫn giữa người dân với Lâm trường về tình trạng thiếu đất
Trên địa bàn xã Xuân Trạch hiện nay chỉ có 27 ha đất trồng lúa nước, tập trung ở 3 thôn 8,9,10, còn 7 thôn không có ruộng. Diện tích đất màu bình quân mỗi hộ có từ 1-2 sào, có hộ không có, diện tích đất rừng thì chỉ có một số hộ ít trong thôn có, phần lớn là không. Tình trạng thiếu đất sản xuất với người dân đang là vấn đề lớn. Trong khi đó Lâm trường Bố Trạch hiện tại nằm trên địa bàn đang quản lý hơn 10.000 ha. Do thiếu đất để sản xuất nên người dân đã kiến nghị cấp có thẩm quyền cắt một phần đất giao lại cho hộ gia đình sử dụng nhưng do giải quyết chưa được thỏa đáng nên tình trạng tranh chấp, xâm chiếm, mâu thuẫn đất đai giữa lâm trường với người dân vẫn còn diễn ra.
“Nguồn: Phỏng vấn người am hiểu ông Nguyễn Xuân Thanh – Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Trạch”
trường không thông báo cho cụ thể cho dân và do đó dân không biết. Vì vậy, các hộ gia đình này vẫn thường xuyên vào những diện tích mà họ đã thực hiện các hoạt động theo hợp đồng với Lâm trường trước đó để tận thu các lâm sản phụ và chăn thả trâu, bò ở đó. Năm 2005, Lâm trường tiến hành khai thác keo, huỷnh và thu được giá trị kinh tế lớn. Từ đó người dân nhận thức được giá trị của đất nên đã đòi Lâm trường phải giao lại đất, rừng lúc trước họ trồng, khoanh nuôi và không cho Lâm trường tiếp tục khai thác gỗ keo, huỷnh trên diện tích này. Một số hộ gia đình đã làm lán trại, và ở đó canh tác làm rẩy mặc cho Lâm trường và các cơ quan chức năng giải thích để họ trả lại đất nhưng họ vẫn không chấp nhận và tranh chấp kéo dài mãi đến hiện này vẫn chưa giải quyết được.
Một mâu thuẫn khác nữa là khi UBND các xã được giao đất được UBND tỉnh cắt đất của các Lâm trường quản lý về để giao cho các hộ gia đình thì việc phân chia đất đai theo từng đối tượng gia đình thiếu công bằng và chưa kịp thời, triệt để nên tình trạng đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp vẫn còn nhiều. Điển hình là ở xã Hưng Trạch, năm 2012 tỉnh cắt 350 ha của Lâm trường Bồng Lai do người dân chiếm trước đây về giao cho UBND xã Hưng Trạch để xã giao lại cho người dân ở 2 thôn Bồng Lai 1 và Bồng Lai 2. UBND xã chưa xây dựng được phương án giao đất, nên đến nay vẫn chưa phân lô, khoảnh giao về cho hộ gia đình. Những hộ đã có đất vẫn được đưa vào phương án để giao thêm đất dẫn đến thiếu công bằng nên người dân không chịu nhận đất và không thể cấp giấy chứng nhận đất đai. Thêm vào đó hiện nay nguồn kinh phí của các địa phương hạn chế nên không đủ kinh phí trích đo, lập bản đồ, cấp sổ đỏ. Trong khi đất chưa được giao, người dân đã xâm chiếm để trồng keo, tuy nhiên việc tình trạng này không được giải quyết kịp thời và triệt để, gây bất bình trong dân.