Cơ cấu cây trồng trên đất lâm nghiệp các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng pháp lý và vai trò đất lâm nghiệp đối với nông hộ vùng núi huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 76 - 79)

4. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI

3.5.2. Cơ cấu cây trồng trên đất lâm nghiệp các hộ điều tra

Cơ cấu cây trồng ở mỗi vùng tùy thuộc vào chủ trương và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng vùng, từng địa phương, từng chân đất cụ thể và từng đặc điểm pháp lý của lô đất mà chủ sở hữu đang có. Chính vì thế tại các xã điều tra, nhận thấy các nhóm hộ có cơ cấu cây trồng khác nhau. Bảng 3.18 thấy, trong các loại cây trồng trên đất lâm nghiệp ở các hộ điều tra gồm có 2 nhóm chính đó là: nhóm cây trồng lâm nghiệp và nhóm cây nông nghiệp. Bình quân chung cây trồng được các hộ trồng nhiều nhất là cây keo, trung bình mỗi hộ trồng 1,31ha chiếm 50,8% tổng diện tích. Cây trồng ít nhất là cây huỷnh bình quân mỗi hộ 0,05 ha. Tình trạng dùng đất lâm nghiệp để sử dụng cho sản xuất cây nông nghiệp cũng diễn ra nhiều tại các xã miền núi huyện Bố Trạch, kết quả cho thấy bình quân mỗi hộ trồng 0,66ha chiếm 25,6%.

Bảng 3.18. Cơ cấu cây trồng trên đất lâm nghiệp của các hộ điều tra

Nhóm hộ Chỉ tiêu Nhóm hộ Kinh Nhóm hộ dân tộc Nhóm hộ không nghèo Nhóm hộ nghèo Bình quân chung Trồng Keo (ha/hộ) 1,98 0,64 1,64 0,98 1,31 Trồng cao su (ha/hộ) 0,21 0,35 0,31 0,25 0,28 Trồng cây nông nghiệp (ha/hộ) 0,12 1,19 0,30 1,01 0,66

Thông nhựa (ha/hộ) 0,25 - 0,25 - 0,13

Huỷnh (ha/hộ) 0,10 - 0,07 0,03 0,05

Bỏ hoang (ha/hộ) - 0,13 0,03 0,10 0,06

Cho thuê, cho mượn (ha/hộ) 0,06 0,12 0,09 0,08 0,09

Tổng cộng 2,72 2,43 2,70 2,45 2,58

Xem xét giữa hộ kinh và hộ dân tộc thấy rằng, nhóm hộ kinh chủ yếu là trồng keo với diện tích bình quân mỗi hộ 1,98ha cao gấp 3 lần so với hộ dân tộc (0,64ha/hộ). Ngược lại với hộ dân tộc cây trồng đang trồng nhiều nhất là cây nông nghiệp, bình quân mỗi hộ trồng 1,19ha chiếm 54,3% tổng các cây đang trồng và so với hộ kinh thì cây nông nghiệp (0,12ha/hộ) thì hộ dân tộc trồng nhiều hơn gấp 10 lần. Nguyên nhân do hộ kinh đã có diện tích đất sản xuất nông nghiệp, trong khi đó hộ dân tộc có diện tích đất sản xuất nông nghiệp là rất ít (0,08ha/hộ), nhiều hộ gia đình không có đất sản xuất chính vì thế việc cung cấp lương thực đảm bảo cho cuộc sống hàng ngày không đủ, điều này đòi hỏi họ phải trồng các loài cây nông nghiệp để giải quyết vấn đề thiếu lương thực của họ. Mặt khác việc tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật đặc biệt là đưa các giống cây trồng có hiệu quả vào sản xuất thì hộ kinh có điều kiện hơn nhiều so với nhóm hộ dân tộc, vì vây cây trồng trên đất lâm nghiệp của hộ kinh đa dạng và phong phú hơn. Một vấn đề dễ nhận thấy là hiện nay cả 2 nhóm hộ kinh và hộ dân tộc đều đưa cây cao su vào trồng sản xuất. Tuy nhiên, một số cây trồng mang lại giá trị cao như cây thông nhựa, cây huỷnh thì chỉ được hộ kinh trồng còn hộ dân tộc không có.

So sánh giữa nhóm hộ nghèo và không nghèo thấy rằng, cây trồng được trồng nhiều nhất với nhóm hộ không nghèo là cây keo bình quân mỗi hộ trồng 1,64ha chiếm 63,5% tổng diện tích đang trồng cây nhiều gần gấp đôi so với hộ nghèo (0,8ha). Kết quả điều tra cũng cho thấy, hộ nghèo cây nông nghiệp được trồng bình quân mỗi hộ 1,01ha nhiều hơn gấp 3 lần so với hộ không nghèo (0,3ha). Điều đó có thể nhận xét rằng ở vùng núi huyện Bố Trạch hộ nghèo thiếu đất sản xuất nông nghiệp nhiều hơn hộ không nghèo, vì cơ cấu cây nông nghiệp trên đất lâm nghiệp nhiều hơn mà nguyên nhân sâu xa là do thiếu đất sản xuất.

* Cơ cấu cây trồng trên đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp:

Cơ cấu cây trồng trên đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp ảnh hưởng rất lớn đến việc gải quyết đất đai, vì nếu như hộ gia đình trồng các loại cây trồng ngắn ngày thì khi giải quyết không phải vướng mắc đến các vấn đề như đền bù nếu có, việc giải quyết sẽ dễ dàng hơn. Bảng 3.19 ta thấy, cây trồng trên diện tích đất không hợp pháp là đất rừng sản xuất được trồng nhiều nhất là cây keo, bình quân chung mỗi hộ 0,47ha chiếm 53,4%, tiếp theo là cây nông nghiệp 0,28 ha chiếm 31,8%, cây trồng ít nhất được trồng ít nhất là cây cao su bình quân mỗi hộ 0,08 ha chiếm 9%. Đối với đất không hợp pháp là đất rừng phòng hộ cây trồng duy nhất là cây nông nghiệp, các cây khác không có.

Đối với nhóm hộ kinh và nhóm hộ dân tộc thấy rằng, giữa 2 nhóm hộ việc bố trí cây trồng khác nhau. Hộ kinh trên đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp là đất rừng sản xuất thì cây được trồng 100% là cây keo, nguyên nhân là do đất lâm nghiệp có được của hộ kinh đa phần là đất lấn chiếm, người kinh sợ bị thu hồi, rủi ro trong sản xuất... nên tìm những cây lâm nghiệp đầu tư ít nhất, thu hồi vốn nhanh, đồng thời có

hiệu quả thì cây keo là phù hợp được người dân chọn lựa. Khác với hộ kinh, hộ dân tộc cây trồng được trồng nhiều nhất trên đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp là rừng sản xuất thì cây được trồng nhiều là các loài cây nông nghiệp, bình quân chung mỗi hộ có 0,55ha chiếm 45% tổng diện tích đất canh tác. Đối với đất rừng phòng hộ cây trồng được người dân tộc trồng chủ yếu là cây nông nghiệp.

Bảng 3.19. Cơ cấu cây trồng trên đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp của hộ điều tra Đơn vị tính: ha/hộ Nhóm hộ Chỉ tiêu Nhóm hộ Kinh Nhóm hộ dân tộc Nhóm hộ không nghèo Nhóm hộ nghèo Bình quân chung Đất rừng sản xuất 0,55 1,22 0,75 1,02 0,88 - Trồng Keo 0,52 0,42 0,62 0,31 0,47 - Trồng cao su - 0,17 0,07 0,10 0,08

- Trồng cây nông nghiệp - 0,55 0,03 0,52 0,28

- Bỏ hoang - 0,08 - 0,08 0,04

- Cho thuê, cho mượn 0,03 - 0,03 - 0,03

Đất rừng phòng hộ - 0,21 0,08 0,13 0,10

- Trồng Keo - - - - -

- Trồng cao su - - - - -

- Trồng cây nông nghiệp - 0,16 0,05 0,11 0,08

- Bỏ hoang - 0,04 0,03 0,02 0,02

- Cho thuê, cho mượn - - - - -

Đất rừng Đặc dụng - - - - -

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Xét giữa nhóm hộ nghèo và không nghèo, thấy rằng: Cây trồng trên đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp trên đất rừng sản xuất của hộ không nghèo là cây keo, bình quân mỗi hộ trồng 0,62 ha lớn hơn gấp 2 lần so với hộ nghèo (0,3ha). Như vậy, cây keo đang được người dân trồng nhiều trên đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp. Xét riêng cho hộ không nghèo cây keo chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong các loại cây trồng chiếm 82,7%. Hộ nghèo trồng cây nông nghiệp bình quân mỗi hộ là 0,52ha

cao hơn 17 lần hộ không nghèo. Việc cho thuê, mượn đất chỉ xảy ra với hộ không nghèo nhưng rất ít, còn với hộ nghèo tình trạng thuê mượn đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp không có.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng pháp lý và vai trò đất lâm nghiệp đối với nông hộ vùng núi huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)