Tình hình đất đai vùng núi huyện Bố Trạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng pháp lý và vai trò đất lâm nghiệp đối với nông hộ vùng núi huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 44 - 51)

4. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI

3.1.2. Tình hình đất đai vùng núi huyện Bố Trạch

Toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên 212.417,63 ha chiếm 26,33% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh. Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp 195.697,12 ha, chiếm 92,13% tổng diện tích tự nhiên; diện tích đất phi nông nghiệp 12.191,64 ha chiếm 5,74% tổng diện tích tự nhiên; diện tích đất chưa sử dụng 4.528,87 chiếm 2,13% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong diện tích đất nông nghiệp thì diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất với 170.882,95 ha chiếm 87,3% (rừng đặc dụng 93.005,51 ha; rừng phòng hộ 19.292,32 ha; rừng sản xuất 58.585,12 ha).

Xét về vùng núi huyện Bố Trạch: Toàn vùng núi có tổng diện tích đất tự nhiên là 182.959,53 ha chiếm 86,13% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp 173.732,12 ha chiếm 88,77% diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện. Đất phi nông nghiệp 5.966,17 ha chiếm đến 48,93% diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện. Đất chưa sử dụng 3.261,24 ha chiếm 72,01% diện tích đất chưa sử dụng của toàn huyện. Đất chưa sử dụng phân bố chủ yếu là những diện tích đất núi đá, nằm ở khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và một số diện tích đất do UBND các xã quản lý. Cụ thể ở Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Hiện trạng đất đai vùng núi huyện Bố Trạch

Đơn vị tính: ha

STT

Chỉ tiêu Toàn huyện Vùng núi Tỷ lệ so với toàn huyện (%)

1 Đất tự nhiên 212.417,63 182.959,53 86,13 2 Đất nông nghiệp 195.697,12 173.732,12 88,77 3 Đất phi nông nghiệp 12.191,64 5.966,17 48,93 4 Đất chưa sử dụng 4.528,87 3.261,24 72,01

(Nguồn: Phòng TN&MT huyện Bố Trạch – 2013

3.1.2.1. Đất sản xuất nông nghiệp vùng núi huyện Bố Trạch

Bảng 3.2 ta thấy, đất sản xuất nông nghiệp vùng núi 11.113,13ha, chiếm 6,4% diện tích đất nông nghiệp toàn vùng, chiếm 46,6% đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện. Bao gồm:

- Đất trồng cây hàng năm 5.378,49 ha chiếm đến 48,40% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của vùng. Trong đó, đất trồng lúa 2.665,42 ha chiếm 49,56%, đất trồng cây hàng năm khác 2.692,17 ha chiếm tỷ lệ 50,05% tổng diện tích đất trồng cây hàng

năm trên toàn vùng, đất trồng cỏ dùng cho chăn nuôi rất ít với 20,9ha chiếm 0,39% tổng diện tích đất sản xuất hàng năm.

- Đất trồng cây lâu năm có 5.734,64 ha chiếm 51,60% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên toàn vùng, với đất trồng cây lâu năm thì chủ yếu trồng các loại cây cao su, hồ tiêu và các loại cây ăn quả.

Bảng 3.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp vùng núi huyện Bố Trạch

Đơn vị tính: ha

Thứ tự Loại Đất Tổng Tỷ lệ (%)

1 Đất nông nghiệp 173.732,12 100.00

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 11.113,13 6,40

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 5.378,49 48,40

1.1.1.1 Đất trồng lúa 2.665,42 49,56

1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 20,90 0,39 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 2.692,17 50,05 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 5.734,64 51,60

1.1.2.1 Cây công nghiệp lâu năm 3.824,5 66,69

1.1.2.2 Cây lâu năm khác 656,84 11,45

1.1.2.3 Cây ăn quả lâu năm 1.253,3 21,85

1.2 Đất lâm nghiệp 162.526,72 93,55 1.2.1 Đất rừng phòng hộ 18.911,17 11,64 1.2.2 Đất rừng sản xuất 50.610,04 31,14 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 93.055,51 57,26 1.3 Đất làm muối 0 0 1.4 Đất thủy sản 72,00 0,04 1.5 Đất nông nghiệp khác 20,27 0,01

3.1.2.2. Đất nuôi trồng thủy sản và đất khác vùng núi huyện Bố Trạch

Đất nuôi trồng thủy sản vùng núi huyện Bố Trạch rất ít, có 72 ha chiếm 0,04 % tổng diện tích đất nông nghiệp toàn vùng núi. So với toàn huyện thì đất nuôi trồng thủy sản vùng núi chiếm 7,62% tổng diện tích đất thủy sản toàn huyện. Đất nuôi trồng thủy sản vùng núi chủ yếu được sử dụng cho hoạt động nuôi trồng thủy, hải sản nước ngọt. Đất khác diện tích không đáng kể có 20,27 ha chiếm 0,01% gồm đất chưa sử dụng, đất sông suối, …

3.1.2.3. Đất lâm nghiệp vùng núi huyện Bố Trạch

* Diện tích, cơ cấu phân và bố đất lâm nghiệp vùng núi

Diện tích cụ thể được thể hiện ở bảng 3.3. Theo đó, toàn vùng núi huyện Bố Trạch có 162.526,72 ha đất lâm nghiệp chiếm 95,1% tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện, và chiếm 93,55% trong diện tích đất nông nghiệp vùng núi. Trong đó:

- Đất rừng đặc dụng 93.055,51 ha chiếm 57,26% tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn vùng, chiếm 100% diện tích đất rừng đặc dụng của huyện, đất rừng đặc dụng chiếm tỷ lệ lớn nhất, tập trung chủ yếu tại 02 xã Thượng Trạch (53.301,05ha), Tân Trạch (30.697,30 ha) và một ít diện tích thuộc các xã Phúc Trạch, xã Sơn Trạch và xã Phú Định.

- Đất rừng phòng hộ có diện tích 18.911,17 ha, chiếm 11,64 % tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn vùng, và chiếm 98,02 % diện tích đất rừng phòng hộ của huyện, bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng, rừng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh. Diện tích rừng phòng hộ chiếm tỷ lệ thấp nhất trong tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn vùng, phân bố chủ yếu tại 3 xã gồm Thượng Trạch, Tân Trạch và Phú Định.

- Đất rừng sản xuất 50.610,04 ha, chiếm 31,14% tổng diện tích đất lâm nghiệp vùng núi, và chiếm 86,39% tổng diện tích đất rừng sản xuất của huyện, đây là loại đất khá phù hợp cho việc trồng rừng kinh tế, phân bố chủ yếu ở các nông, lâm trường, UBND các xã và một phần do hộ gia đình quản lý, sử dụng. Hầu hết tất cả các xã vùng núi đều có rừng sản xuất. Hình 3.2 mô tả cơ cấu diện tích đất lâm nghiệp vùng núi.

Bảng 3.3. Địa bàn phân bố đất lâm nghiệp vùng núi huyện Bố Trạch Đơn vị tính: ha TT Đơn vị Diện tích đất lâm nghiệp Tỷ lệ % Trong đó Rừng sản xuất Rừng phòng hộ Rừng đặc dụng Toàn huyện 170.882,95 - 58.585,12 19.159,92 93.005,51 1 NT Việt Trung 2.392,77 1,47 2.392,77 - - 2 Xuân Trạch 15.392,27 9,47 11.921,37 - 3.470,90 3 Lâm Trạch 2.246,40 1,38 2.246,40 - - 4 Liên Trạch 1.949,76 1,20 1.949,76 - - 5 Phúc Trạch 3.487,87 2,15 2.331,63 - 1.156,24 6 Thượng Trạch 71.274,37 43,85 6.020,00 11.953,32 53.301,05 7 Sơn Lộc 659,76 0,41 659,76 - - 8 Hưng Trạch 8.217,20 5,06 8.217,20 - - 9 Sơn Trạch 7.376,29 4,54 3.100,47 - 4.275,82 10 Phú Định 13.298,43 8,18 11.025,68 2.168,55 104,20 11 Tân Trạch 36.231,60 22,29 745,00 4.789,30 30.697,30 Toàn vùng 162.526,72 100 50.610,04 18.911,17 93.005,51

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bố Trạch năm 2013)

Đất lâm nghiệp vùng núi phân bố rộng khắp trên tất cả các xã thị trấn với tỷ lệ chênh lệch nhau khá lớn. Xã có diện tích đất lâm nghiệp lớn nhất là xã Thượng Trạch với 71.274,37 ha, chiếm 43,85% tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn vùng và chiếm 41,71% diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện. Xã có địa bàn phân bố đất lâm nghiệp ít nhất so với toàn vùng là xã Sơn Lộc với diện tích đất núi có 659,76 ha, chiếm 0,41% tổng diện tích đất lâm nghiệp của toàn vùng. (bảng 3.3)

Như vậy, nhìn chung diện tích đất lâm nghiệp vùng núi khá lớn, tuy nhiên phân bố không đồng đều và có sự chênh lệch lớn giữa các xã vùng núi, về sâu xa đây cũng là một trong những nguyên nhân gây khó khăn trong việc quản lý sử dụng đất. Vì xét về khía cạnh quản lý thì hiện nay bộ máy chính quyền cấp xã có số lượng cán bộ gần như tương đồng nhau nhưng diện tích đất lâm nghiệp/xã thì có sự khác biệt quá lớn, vì thế xã nào có diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn nhiều hơn thì quản lý vất vã, khó khăn hơn và ngược lại. Về cơ cấu đất lâm nghiệp, ta thấy vùng núi huyện Bố Trạch có tỷ lệ cơ cấu như vậy là hợp lý với điều kiện và đặc thù của vùng, đặc biệt là địa bàn mà có Vườn Quốc Gia thì việc quy hoạch 3 loại rừng đã được các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh, huyện xem xét rất kỷ lưỡng.

Tổ chức kinh tế, 19,06 %

Ủy ban nhân dân xã, thị trấn, 18,11%

Hộ gia đình, cá nhân, 5,6 % Cơ quan đơn

vị của nhà nước, 57,22 %

* Tình hình giao đất đất lâm nghiệp vùng núi huyện Bố Trạch cho các đối tượng quản lý sử dụng.

Theo số liệu tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, trong tổng diện tích đất lâm nghiệp ở vùng núi của huyện Bố Trạch là 162.526,72 ha, được giao cho các đối tượng quản lý như sau: Diện tích do tổ chức kinh tế quản lý 30.983,45 ha chiếm 19,06%; giao do UBND xã, thị trấn quản lý 29.440,23 ha chiếm 18,12%; giao cho hộ gia đình là 9.097,53ha chiếm 5,6%. Cơ quan đơn vị nhà nước quản lý diện tích đất lâm nghiệp lớn nhất 93.005,51 ha chiếm 57,22% tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn vùng. Hình 3.3. Mô tả diện tích đất lâm nghiệp vùng núi huyện Bố Trạch giao cho các đối tượng quản lý sử dụng.

Hình 3.3. Diện tích đất lâm nghiệp giao cho các đối tượng quản lý (ha)

Tình hình giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn vùng núi huyện đã được triển khai. Tuy nhiên, công tác giao đất vẫn còn nhiều bất cập. Bảng 3.4 ta thấy rằng, toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp vùng núi 162.526,62 ha thì diện tích giao về cho tổ chức là lớn nhất 123.988,86 ha chiếm 76,29% tổng diện tích đất lâm nghiệp vùng núi. Diện tích đất giao về cho tổ chức bao gồm 3 đơn vị: Vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng 104.280,56 ha, Chi nhánh lâm trường Bố Trạch giao quản lý 10.063,6 ha; Chi nhánh Lâm trường Bồng Lai quản lý 9.644,7 ha. Phần diện tích giao cho UBND xã quản lý 29.440,23 ha chiếm 18,11%. Riêng đối với diện tích giao cho hộ gia đình quản lý rất ít với 9.097,53 ha chiếm 5,6% tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn vùng núi.

Trong số 11 xã vùng núi thì xã có đất lâm nghiệp giao về cho hộ gia đình cao nhất là xã Lâm Trạch với 1.895,24 ha chiếm 84,37% tổng diện tích đất lâm nghiệp của toàn xã. Hiện tại có 3 xã chưa giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình quản lý sử dụng đó

là thị trấn Nông trường việt trung, xã Tân Trạch và xã Thượng Trạch. Đối với hai xã Thượng Trạch và Tân Trạch thì toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp hiện do các tổ chức kinh tế, cơ quan nhà nước quản lý, phần diện tích giao về cho ủy ban nhân dân xã để giao cho hộ gia đình quản lý sử dụng hiện xã đang trực tiếp quản lý. Một số xã, thị trấn trong quá trình thực hiện quản lý sử dụng đất có nhiều tồn tại nên không thể giao đất cho hộ gia đình mà đất lâm nghiệp hiện không giao, tuy nhiên hiện nay hộ gia đình vẫn sử dụng đất và dần được hợp thức hóa cấp giấy chứng nhận QSDĐ, ví dụ như Thị trấn nông trường Việt Trung thì hầu hết diện tích đất lâm nghiệp mà hộ gia đình đang sử dụng đều không được giao mà trên thực tế hiện tại thì hộ gia đình, cá nhân vẫn đang sử dụng.

Theo số liệu phòng Tài nguyên và môi trường thì đến tháng 12 năm 2013, vùng núi huyện Bố Trạch đã giao được 3.737 giấy chứng nhận QSDĐ với diện tích 133.089,77 ha chiếm 81,9% tổng diện tích. Hầu hết các tổ chức được giao đất lâm nghiệp ở vùng núi huyện đều được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, còn đối với việc giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân thì có nhiều xã thực hiện còn chậm, thậm chí có xã chưa được giao.

Bảng 3.4. Kết quả giao đất lâm nghiệp của các xã vùng núi huyện Bố Trạch

TT

TÊN ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH

ĐẤT LÂM NGHIỆP (ha) Trong đó (ha)

Số GCN đã ký Giao GCN (giấy) Diện tích đã giao GCN QSDĐ (ha) Tỷ lệ (%) DT giao GCN/ DT đất LN Tổng diện tích (ha) Chưa SD (ha) UBND Tỷ lệ % Tổ chức Tỷ lệ % Hộ gia đình Tỷ lệ % 1 TT.NTVT 2.392,77 0 1.562,96 65,32 829,81 34,68 0 0 3 832,21 34,8 2 Xuân Trạch 15.392,27 487,97 1.256,8 8,17 13.100,77 85,11 1.034,7 6,72 627 14.135,47 91,8 3 Lâm Trạch 2.246,40 1,97 253,32 11,28 97,84 4,36 1.895,24 84,37 391 1.993,08 88,7 4 Liên Trạch 1.949,76 9,45 128,05 6,57 192,6 9,88 1.629,11 83,55 917 1.821,71 93,4 5 Phúc Trạch 3.487,87 557,95 598,1 17,15 1.156,12 33,15 1.733,65 49,71 456 2.889,89 82,9 6 Thượng Trạch 71.274,37 0 17.973,32 25,22 53.301,05 74,78 0 0 4 53.301,05 74,8 7 Sơn Lộc 659,76 0,7 19,67 2,98 576,61 87,40 63,48 9,62 110 640,85 97,1 8 Hưng Trạch 8.217,20 1,73 919,5 11,19 5.700,42 69,37 1.597,28 19,44 581 7.297,70 88,8 9 Sơn Trạch 7.376,29 990,08 596,18 8,08 6.051,67 82,04 728,44 9,88 398 6.780,11 91,9 10 Phú Định 13.298,43 0,83 1.343,03 10,10 11.539,77 86,78 415,63 3,13 246 11.955,40 89,9 11 Tân Trạch 36.231,6 0 4789,3 13,22 31.442,3 86,78 0 0 4 31.442,30 86,8 Tổng 162.526,72 2.050,68 29.440,23 18,11 123.988,86 76,29 9.097,53 5,60 3.737,00 133.089,77 81,9

Nguồn: Phòng Tài nguyên & môi trường, 2013

Tóm lại, vùng vúi huyện Bố Trạch có 10 xã và 1 thị trấn, chiếm 36,7% tổng số đơn vị hành chính huyện. Tuy nhiên, về diện tích tự nhiên lại chiếm phần lớn (86,13%) tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Tài nguyên đất khá phong phú, dồi dào song không đa dạng, chủ yếu là đất lâm nghiệp. Đất sản xuất nông nghiệp không nhiều vì vậy chưa đáp ứng đủ để cho người dân sản xuất. Đất nuôi trồng thủy sản không đáng kể chiếm tỷ lệ rất ít. Song, hiện nay hầu hết đất lâm nghiệp đang được giao phần lớn cho các tổ chức, đơn vị quản lý sử dụng, còn với hộ gia đình diện tích đất lâm nghiệp được giao để quản lý sử dụng là rất ít. Vì vậy, sinh kế người dân vùng núi đang dần bị thu hẹp, đời sống gặp nhiều khó khăn thách thức, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà áp lực về dân số ngày một gia tăng thì với diện tích đất nhà nước giao hiện tại khó có thể đảm bảo cho nhu cầu cuộc sống của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng pháp lý và vai trò đất lâm nghiệp đối với nông hộ vùng núi huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 44 - 51)