4. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
3.1.4. Tình trạng kinh tế vùng núi huyện Bố Trạch
Cùng với xu thế chung của nền kinh tế huyện nhà, kinh tế - xã hội vùng miền núi những năm vừa qua có sự tăng trưởng và phát triển đáng kể. Nhìn chung, kinh tế các xã miền núi đang trong quá trình thoát ra tình trạng tự cấp tự túc, từng bước tiếp cận thị trường. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn năm 2010 đến 2013 là 6,03%, trong đó Nông-Lâm-Thủy sản tăng 3,43%; Tổng giá trị sản xuất toàn vùng (theo giá so sánh 2010) năm 2010 đạt 636.510 triệu đồng, năm 2013 đạt 912.115 triệu đồng.
Về cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành Nông-Lâm-Thủy sản giảm dần. Dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp nhưng có xu hướng tăng dần. Tuy chiếm tỷ trọng có phần giảm giảm trong nền kinh tế nhưng nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng của vùng, đang chuyển dần từ kinh tế tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá, làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất truyền thống. Một trong những thành tựu quan trọng là đã xác định được cây trồng, vật nuôi chủ lực trong vùng, tạo điều kiện để nông dân mạnh dạn đầu tư sản xuất. Trong năm 2013, cơ cấu thu nhập trong ngành Nông - lâm - ngư là 77,4%; Công nghiệp - Xây dựng 3,3%; Thương mại - Dịch vụ 12,5%; Ngành khác 6,8%.
Việc đầu tư xây dựng cơ bản của khu vực miền núi được chú trọng, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển khá, nhất là hệ thống thủy lợi, đường giao thông, hệ thống cấp nước sinh hoạt, kè chống xói lở bờ sông... Đến nay, có 9/11 xã, thi trấn vùng có điện lưới quốc gia và mạng lưới bưu chính viễn thông. Hiện nay còn 2 xã Thượng Trạch và Tân Trạch đang sử dụng điện mặt trời, chưa kết nối với điện lưới quốc gia.
Lĩnh vực văn hoá - xã hội, nhất là giáo dục, y tế, văn hoá thông tin có những bước tiến triển mới, gắn kết hơn với quá trình phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn huyện và trong nội bộ vùng. Từ những đặc điểm về địa hình, điều kiện tự nhiên và dân cư, lao động cũng cho thấy những kết quả phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi những năm qua vẫn chưa đưa được vùng này ra khỏi diện vùng nghèo và chậm phát triển nhất so với các khu vực khác của huyện. Mặt khác, trong những vùng dân tộc và miền núi cũng có sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế và hội nhập xã hội. Các dịch vụ xã hội: y tế, giáo dục, thông tin… đã được cải thiện nhưng chưa phát triển toàn diện và hướng tới việc đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt. Đối với việc xoá đói, giảm nghèo được quan tâm, tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao, tỷ lệ nghèo năm 2013 là 28,49%, cao hơn bình quân chung toàn huyện đến 14,5%. Hộ nghèo bình quân toàn huyện là 13,99% (bảng 3.6).
Tuy nhiên, kinh tế - xã hội các xã, thị trấn miền núi vẫn còn chậm phát triển và nhiều khó khăn. Tính tự phát, manh mún trong sản xuất còn phổ biến. Sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng đủ nhu cầu lương thực, thế mạnh kinh tế rừng chưa được phát huy đúng mức; công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng còn nhiều yếu kém, một số nơi rừng bị tàn phá nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái. Tiềm năng du lịch đã được khai thác nhưng chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh. Hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém. Các vấn đề thiết yếu như: nhà ở, đất ở, đất sản xuất nông nghiệp, đất rừng, nước sinh hoạt chưa được giải quyết căn bản. Đời sống của nhân dân trong vùng còn thấp xa so với các vùng khác trong huyện. Trình độ dân trí
thấp, điều kiện phát triển giáo dục, y tế khó khăn, học sinh bỏ học còn nhiều; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn cao. Đồng bào dân tộc vẫn còn tồn tại một số tập tục lạc hậu.
Bảng 3.6. Tình hình hộ nghèo vùng núi huyện Bố Trạch
TT Đơn vị Hộ, khẩu nghèo Tỷ lệ hộ nghèo (%)
Hộ Khẩu 1 NT Việt Trung 128 489 4,72 2 Xuân Trạch 732 2.706 49,56 3 Lâm Trạch 535 2.353 61,14 4 Liên Trạch 306 1.126 31,58 5 Phúc Trạch 1.498 5.589 54,41 6 Thượng Trạch 465 2.239 97,08 7 Sơn Lộc 96 311 16,24 8 Hưng Trạch 326 658 11,51 9 Sơn Trạch 402 1.056 14,83 10 Phú Định 90 185 11,48 11 Tân Trạch 68 288 90,67 Bình quân chung 4.646 17.000 28,49
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bố Trạch năm 2013)
Thực tế cho thấy, đến nay đời sống của đại bộ phận dân cư khu vực nông thôn vẫn còn nhiều khó khăn; cơ cấu kinh tế nông thôn còn chậm đổi mới. Sự gắn kết giữa kinh tế nông thôn với kinh tế đô thị về lao động, thu nhập, đầu tư chưa đủ mạnh để thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, kinh tế chủ yếu là thuần nông; sản xuất vẫn còn tự cung, tự cấp; du canh du cư; đốt nương làm rẫy, nhất là các vùng có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống. Công tác ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất chưa được rộng rãi; mức sống chênh lệch giữa nhiều xã trong vùng còn rất lớn.