Nhân khẩu và lao động của các nông hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng pháp lý và vai trò đất lâm nghiệp đối với nông hộ vùng núi huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 56 - 60)

4. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI

3.2.2. Nhân khẩu và lao động của các nông hộ điều tra

* Tuổi của chủ hộ điều tra

Bảng 3.8 ta thấy, các chủ hộ có đất lâm nghiệp điều tra có tuổi đời trung bình chung không cao 44,67 tuổi. Nhóm tuổi có số hộ cao nhất từ 41-50 tuổi với 18 hộ chiếm 30%. Độ tuổi trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất trong các nhóm độ tuổi, có 3 hộ chiếm 5%. Rõ ràng như vậy hộ gia đình có đất lâm nghiệp có liên quan đến tuổi tác của chủ hộ. Cụ thể là, số hộ có đất lâm nghiệp tăng dần từ độ tuổi từ 21-50 tuổi, sau đó giảm dần từ độ tuổi 51 trở về sau. Như vậy cho thấy, nhóm hộ có đất lâm nghiệp chiếm nhiều ở độ tuổi trung niên, những người có sức khỏe, có độ chín chắn trong cách nhìn nhận, tư duy suy nghĩ.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm hộ kinh tuổi đời bình quân cao hơn so với nhóm hộ dân tộc. Tuổi bình quân của chủ hộ nhóm hộ kinh 47,7 (tuổi) cao hơn chủ hộ nhóm hộ dân tộc 6,1 (tuổi). Sự khác biệt lớn nhất giữa 2 nhóm hộ này là số hộ có đất ở các độ tuổi, với hộ kinh thì độ tuổi có đất nhiều từ 31-60, tức là càng lớn tuổi số hộ có đất càng nhiêu, còn với giai đoạn tuổi từ 21 – 30 thì số hộ có đất lại ít. Còn với nhóm hộ dân tộc thì số hộ có đất lâm nghiệp trải đều theo các độ tuổi lao động. Lý do của vấn đề này, ở chỗ với người dân tộc do tích đất sản xuất nông nghiệp không đủ, vì thế hiện nay phần lớn hộ gia đình đang sử dụng đất lâm nghiệp để sản xuất cây nông nghiệp trồng các loại cây như sắn, lúa rẫy, ngô để lấy thực phẩm, vì thế khi lập gia

đình thì nhóm hộ dân tộc có thể được cho hoặc “thừa hưởng” đất của cha ông để lại và xem như đây là tài sản riêng của gia đình mình. Hoặc khai hoang, xâm chiếm đất đai để có đất sản xuất, duy trì cuộc sống.

Bảng 3.8. Tuổi của chủ hộ điều tra

Chỉ tiêu Tuổi bình quân Số hộ theo nhóm tuổi 21-30 31-40 41-50 51-60 >60 Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ % Hộ kinh 47,7 2 6,67 7 23,33 10 33,33 9 30,00 2 6,67 Hộ dân tộc 41,6 6 20,00 8 26,67 8 26,67 7 23,33 1 3,33 Nghèo 45,9 4 12,90 6 19,35 10 33,33 10 32,26 2 6,45 Hộ không nghèo 43,3 4 13,79 9 31,03 8 26,67 6 20,69 1 3,45 Bình quân chung 44,67 8 13,33 15 25,0 18 30,0 16 26,67 3 5,0

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) * Nhân khẩu, lao động và nghề nghiệp của nhóm hộ điều tra

Về đặc điểm nhân khẩu, lao động của các nhóm hộ, nghiên cứu bảng 3.9 cho thấy: Số khẩu/hộ bình quân toàn mẫu là 4,5 người/hộ cao hơn so với số khẩu/hộ bình quân toàn huyện là 4,14 khẩu/hộ. Lao động trong ngành nông nghiệp cao nhất bình quân chung mỗi hộ điều tra có 2,6 lao đông/hộ chiếm 86,7%, so với bình quân chung của huyện (62,1%) thì lao động trong ngành nông nghiệp cao hơn rất nhiều. Lao động phi nông nghiệp chiếm 10%, thấp nhất là nhóm lao động khác chiếm 3,3%.

So sánh giữa nhóm hộ kinh và nhóm hộ dân tộc ta thấy hộ kinh bình quân chung mỗi hộ có 4,7 khẩu cao hơn đôi chút so với nhóm hộ dân tộc (4,4 khẩu/hộ). Lao động trong ngành nông nghiệp nhóm hộ kinh chiếm 81,1% thấp hơn so với nhóm hộ dân tộc 92,3%. Nguyên nhân là do hộ kinh ngoài lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, còn có một số nghành đang phát triển như xây dựng, dịch vụ …đã tạo công ăn việc làm và thu hút lao động trên địa bàn. Với nhóm hộ dân tộc thì hầu như địa bàn các vùng này có nhưng không đáng kể. Giữa nhóm hộ nghèo và không nghèo số nhân khẩu và lao động bình quân của 2 nhóm hộ này không khác nhau nhiều.

Bảng 3.9. Nhân khẩu, lao động và nghề nghiệp bình quân của nhóm hộ điều tra Chỉ tiêu Nhân khẩu (Người/hộ) Lao động (LĐ/hộ) Nghề nghiệp Nông nghiệp (LĐ/hộ) Phi NN (LĐ/hộ) Khác (LĐ/hộ) Hộ kinh 4,7 3,2 2,6 0,5 0,1 Hộ dân tộc 4,4 2,8 2,6 0,1 0,1 Hộ không nghèo 4,5 3,0 2,5 0,3 0,2 Hộ nghèo 4,6 3,0 2,7 0,2 0,1 Bình quân chung 4,5 3,0 2,6 0,3 0,1

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Nhìn chung, lực lượng lao động vùng núi huyện Bố Trạch khá dồi dào. Bình quân chung có 3,0 lao động/hộ, có thể nói dân số trong độ tuổi lao động khá cao, đây là một nguồn lực khá lớn để phát triển kinh tế xã hội nếu biết phát huy hết tiềm năng nguồn lực mà vùng đang có. Chính vì lý do đó cần có sự quan tâm thích đáng tới các hộ dân trong vùng như: mở các lớp đào tạo tập huấn nguồn nhân lực nhằm tăng khả năng tay nghề chuyên môn cho lao động nhằm thu hút lực lượng người lao động tại chỗ càng ngày càng nhiều, nhất là về các ngành nông nghiệp.

* Trình độ văn hóa của các hộ điều tra

Xét về trình độ văn hóa, nghiên cứu cho thấy trình độ văn hóa bình quân của chủ hộ vùng núi khá thấp so với các vùng khác trong toàn huyện, chủ hộ không đi học chiếm tỷ lệ tương đối cao. Trong tổng số 60 hộ điều tra, có đến 23 chủ hộ chưa đi học chiếm 38,3%, tiếp theo là chủ hộ học cấp I chiếm 36,7%. Điều này cũng khá dễ hiểu, vì rằng hầu hết chủ hộ được khảo sát là những người lớn tuổi (tuổi bình quân của chủ hộ là 44,67), đây chính là lớp người gặp không ít khó khăn trong học tập vì lịch sử đất nước ta vào thời kỳ đó mà đặc biệt là vùng miền núi, thường chịu nhiều thất thiệt hơn so với các vùng khác. Chủ hộ học hết cấp II và cấp III không nhiều. Trong toàn mẫu nghiên cứu chỉ có 1 chủ hộ học trên cấp III chiếm 1,7% đây là chỉ số cực kỳ thấp. Do trình độ học vấn đặc trưng của vùng miền núi góp phần chi phối đến tình trạng thiếu hiểu biết về các vấn đề xã hội cũng như chính sách, pháp luật của nhà nước và ảnh hưởng đến việc quản lý sử dụng đất. Đồng thời cản trở lớn cho việc tiếp nhận khoa học kỹ thuật nhằm thâm canh, tăng vụ, mở rộng quy mô trong sản xuất đã ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động sinh kế và đời sống cho các hộ dân.

Bảng 3.10 cho thấy, trình độ học vấn của chủ hộ người dân tộc rất thấp, tình trạng chủ hộ chưa đi học của nhóm hộ này cao chiếm đến 56,7% trong tổng số hộ dân tộc điều tra. Điều tra cũng cho thấy không có chủ hộ dân tộc nào học hết cấp III. Nguyên nhân là do hộ dân tộc sống ở tận các vùng sâu, vùng xa không có điều kiện về cơ sở vật chất, trường học để được học hành. Thêm vào đó nhận thức của người dân đang còn hạn chế nên việc theo học lên cao hơn cũng không được quan tâm. So với nhóm hộ dân tộc, nhóm hộ kinh có trình độ học vấn cao hơn đôi chút, song nhìn chung học vấn của nhóm hộ kinh ở vùng núi vẫn còn rất thấp. Cụ thể là có đến 20% số chủ hộ kinh chưa được đi học và các hộ còn lại chỉ học dừng lại ở cấp 1 và cấp 2.

Bảng 3.10. Trình độ văn hóa của chủ hộ điều tra

Chỉ tiêu

Chưa đi

học Cấp I Cấp II Cấp III Trên Cấp III

Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ % Hộ kinh 6 20,0 13 43,3 6 20,0 4 13,3 1 3,3 Hộ dân tộc 17 56,7 9 30,0 3 10,0 1 3,3 0 0,0 Hộ không nghèo 5 16,7 15 50,0 6 20,0 3 10,0 1 3,3 Hộ nghèo 18 60,0 7 23,3 3 10,0 2 6,7 0 0,0 BQ chung 23 38,3 22 36,7 9 15,0 5 8,3 1 1,7

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Qua nghiên cứu cho thấy, một vấn đề không mấy bất ngờ khi thấy rằng nhóm hộ không nghèo là hộ có học vấn cao hơn nhóm hộ nghèo, điều này khá phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. Bởi vì hộ có học vấn cao thường có nhiều hiểu biết, có tư duy để đầu tư lựa chọn các cây trồng có hiệu quả, có giá trị kinh tế cao tạo thu nhập, cải thiện cuộc sống để thoát nghèo. Toàn mẫu nghiên cứu có đến 18 hộ nghèo chưa đi học chiếm 60% số hộ và cao hơn nhóm hộ không nghèo 43,3% về tỷ lệ số hộ chưa được đi học. Hình 3.4 mô tả trình độ văn hóa của các hộ điều tra:

Hình 3.4. Trình độ học vấn của các chủ hộ điều tra theo tỷ lệ (%)

38,3 36,7 15 8,3 1,7 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Chưa đi học (%)

Cấp I (%) Cấp II (%) Cấp III (%) Trên cấp III

Nhìn chung, trình độ văn hóa của chủ hộ điều tra rất thấp, tình trạng chủ hộ chưa đi học khá nhiều, chủ hộ được đi học chủ yếu là cấp 1, 2. Chủ hộ có trình độ đào tạo chuyên môn cao trên cấp 3 còn rất ít, thậm chí có nhóm hộ không có. Chính những điều này dẫn đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chuyên môn hóa trong sản xuất nông nghiệp và khả năng hiểu biết các chính sách pháp luật của Nhà nước còn hạn chế nên việc phát triển kinh tế của vùng còn chậm và gặp nhiều khó khăn. Đây được xem là vấn đề trọng tâm trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục cho người dân vùng núi để từng bước nâng cao học thức sánh kịp với vùng xuôi, đồng thời tạo dựng đội ngũ lao động có tay nghề, có trình độ chuyên môn phục vụ cho việc phát triển kinh tế của vùng.

Tóm lại, tình hình cơ bản của các hộ điều tra, nghiên cứu trên địa bàn vùng núi chịu ảnh hưởng tác động của tập quán sản xuất, canh tác trước đây và còn mang các đặc điểm của nông nghiệp nông thôn đó là: số nhân khẩu bình quân hộ khá cao, trình độ văn văn hóa của chủ hộ khá thấp điều đó cho thấy những ảnh hưởng của suy nghĩ trước đây như “trời sinh voi, sinh cỏ” và phải có con trai để nối dõi tông đường và là lực lượng lao động chủ yếu trong sản xuất. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của trình độ học vấn thấp của thế hệ trước, sự thờ ơ thiếu quan tâm của cha, mẹ đối với việc học hành của con cái và vì đời sống khó khăn, các hộ gia đình chỉ tập trung sản xuất. Ít có điều kiện và gặp nhiều khó khăn trong đầu tư nâng cao trình độ văn hóa, đây là thách thức lớn đối với chính quyền trong việc tiếp nhận, chuyển giao các tiến bộ KHKT, các biện pháp canh tác mới thay thế cho tập quán canh tác lạc hậu trước đây, nhằm tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giá cả, tăng thu nhập và hiệu quả kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng pháp lý và vai trò đất lâm nghiệp đối với nông hộ vùng núi huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)