Tình trạng pháp lý đất lâm nghiệp của hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng pháp lý và vai trò đất lâm nghiệp đối với nông hộ vùng núi huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 63 - 66)

4. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI

3.3.2. Tình trạng pháp lý đất lâm nghiệp của hộ điều tra

Đất lâm nghiệp không hợp pháp hay còn gọi là đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp là đất lâm nghiệp không có giấy tờ pháp lý công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp gồm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ về giao, cho thuê, thuê quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất và các giấy tờ khác theo quy định luật đất đai; Đất lâm nghiệp đang sử dụng ổn định nhưng không có giấy tờ xác minh được nguồn gốc và không được Ủy ban nhân dân xã xác nhận là đất không có tranh chấp được quy định tại điều 100, 101, luật đất đai 2013; đất có tranh chấp; đất do xâm, lấn chiếm mà có; đất không nằm trong quy hoạch sử dụng đất và không có các giấy tờ khác theo quy định của luật đất đai.

Qua nghiên cứu cho thấy, công tác quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn toàn huyện nói chung và vùng núi huyện Bố Trạch ngày được chú trọng để từng bước hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cho các hộ dân có đất lâm nghiệp. Tuy nhiên do điều kiện kinh phí và một số lý do khách quan khác nên việc cấp GCNQSD đất (sổ đỏ) cho các hộ gia đình vẫn chưa hoàn thành. Nhiều địa phương trên địa bàn vùng núi tỷ lệ hộ gia đình được cấp giấy chứng nhận QSDĐ rất thấp.

Qua bảng 3.13 cho thấy, đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp trên địa bàn khá cao, bình quân chung của các hộ điều tra 0,99ha/hộ chiếm 38,37% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Diện tích đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp của các hộ điều tra nhiều, nguyên nhân là do: Một số hộ điều tra có đất lâm nghiệp nhưng đất do hộ gia đình xâm, lấn chiếm của các Nông - Lâm trường, các tổ chức kinh tế khác; nguyên nhân khác dẫn đến đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp ở vùng núi nhiều là do khi cắt đất để giao về cho hộ gia đình thì không giao thực địa, dẫn đến móc ranh giới không rõ ràng chồng chéo lẫn nhau; đất khai hoang được sử dụng nhưng không được giao đất, trường hợp này xảy ra nhiều với người dân tộc; đất tranh chấp trong chuyển nhượng, thừa kế….Qua điều tra có nhiều hộ gia đình có đất sử dụng ổn định nhưng với nhiều lý do như trên nên không thể cấp giấy chứng nhận QSDĐ. Kết quả điều tra thấy rằng bình quân chung tỷ lệ đất lâm nghiệp được cấp GCN QSDĐ của các hộ điều tra chỉ đạt 35,3% trên tổng diện tích đất lâm nghiệp mà các hộ đang có. Diện tích đất có các giấy tờ khác cũng gần bằng với diện tích đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở các hộ điều tra.

Bảng 3.13. Đặc điểm pháp lý của đất lâm nghiệp của các hộ điều tra Nhóm hộ Chỉ tiêu Nhóm hộ Kinh Nhóm hộ dân tộc Nhóm hộ không nghèo Nhóm hộ nghèo Bình quân chung Tổng diện tích đất LN (ha/hộ) 2,72 2,43 2,70 2,45 2,58 Đất LN không có giấy tờ hợp pháp (ha/hộ) 0,55 1,42 0,82 1,15 0,99 Đất LN có giấy tờ hợp pháp (ha/hộ) 2,17 1,01 1,88 1,30 1,59 - Đất LN có giấy CNQSDĐ (ha/hộ) 1,37 0 0,93 0,44 0,91 - Đất LN giấy tờ khác (ha/hộ) 0,80 1,01 0,95 0,87 0,90 Đất LN không có giấy tờ/tổng diện tích đất (%) 20,22 58,44 30,37 46,94 38,37

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Xem xét giữa nhóm hộ dân tộc và hộ kinh ta thấy rằng, tình trạng đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp giữa nhóm hộ kinh và nhóm hộ dân tộc chênh lệch rất lớn. Diện tích đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp bình quân của dân tộc là 1,42 ha cao gấp 2,5 lần so với hộ dân tộc (0,55ha). Tập quán canh tác du canh, du cư của người dân tộc góp phần làm tăng tỷ lệ đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp của nhóm hộ dân tộc. Đối với diện tích đất có giấy chứng nhận QSDĐ bình quân của hộ kinh 2,17 ha chiếm 50,4%, trong khi đó hầu hết các hộ hộ dân tộc thì chưa có hộ nào có giấy chứng nhận QSDĐ.

So sánh giữa nhóm hộ không nghèo và hộ nghèo thấy rằng, đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp bình quân của hộ không nghèo 0,82ha cao hơn 1,5 lần so với hộ nghèo (1,15ha). Nguyên nhân là do, có thể hai nhóm hộ này tiếp cận đất đai theo cách khác nhau: hộ gia đình thuộc nhóm hộ nghèo thiếu đất sản xuất thì việc có đất bằng cách xâm, lấn chiếm trong khi đó hộ không nghèo thì mua lại những đất đã có giấy tờ hợp pháp của các hộ nghèo. Hơn nữa, hộ nghèo thường ít được học hành và dễ bị vi phạm các quy định của luật đất đai hơn trong quá trình có đất. Hình 3.5 mô tả vấn đề này.

Nhóm hộ Kinh (%) Nhóm hộ dân tộc (%) Nhóm hộ không nghèo (%) Nhóm hộ nghèo(%) Bình quân chung (%) 20,22 58,44 30,37 46,94 38,37

Hình 3.5. Tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp/tổng diện tích đất lâm nghiệp của hộ điều tra

Việc giải quyết vấn đề đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp thuộc các loại đất rừng phòng hộ, đặc dụng hay sản xuất là khác nhau. Với đất rừng đặc dụng hay phòng hộ không hợp pháp thì việc gải quyết khó khăn hơn rất nhiều so với đất không hợp pháp là rừng sản xuất mà hộ gia đình đang sử dụng. Bảng 3.14 cho thấy diện tích đất rừng sản xuất không có giấy tờ hợp pháp chiếm tỷ lệ lớn nhất, bình quân chung mỗi hộ gia đình có 0,88 ha chiếm 88,9% tổng diện tích đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp. Đất rừng phòng hộ không hợp pháp bình quân chung mỗi hộ có 0,1ha/hộ chiếm 10,1%. Đất rừng đặc dụng không có giấy tờ hợp pháp của các nhóm hộ điều tra không có điều này cho thấy công tác quản lý rừng đặc dụng trên địa bàn mà trực tiếp cơ quan quản lý là VQG Phong Nha - Kẻ Bàng rất tốt, một trong những yếu tố để có được kết quả này là việc phân định, cắm móc ranh giới khá rõ ràng giữa 3 loại rừng và ranh giới giữa đất Vườn và đất lâm nghiệp của các đơn vị, cá nhân khác.

Xem xét nhóm hộ kinh và dân tộc ta thấy, đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp rừng sản xuất bình quân của hộ kinh 0,55ha cao hơn 2,2 lần so với hộ dân tộc (1,22ha). Đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp của nhóm hộ kinh 100% là đất rừng sản xuất, không có đất rừng phòng hộ. Tình trạng đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp của hộ dân tộc nhiều hơn là do hầu hết các hộ kinh canh tác nằm ở vị trí bìa rừng, xa các khu đất rừng phòng hộ. Hơn thế, trong quá trình quy hoạch 3 loại rừng đến năm 2020 chủ trương của tỉnh là những diện tích mà hiện nay hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng được chuyển sang rừng sản xuất kể cả diện tích đất không có giấy tờ và đất tranh chấp nhưng do công tác quy hoạch còn thiếu kỷ lưỡng nên hiện nay nhiều hộ dân tộc đang sử dụng đất thuộc vào đất rừng phòng hộ.

Đất không lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp bình quân của hộ dân tộc 0,21ha chiếm 17,2% tổng diện tích đất không có giấy tờ hợp pháp của nhóm hộ. Mặc dù hiện nay quy định về quản lý đất rừng phòng hộ là rất nghiêm ngặt, việc vi phạm về

xâm lấn chiếm đất rừng phòng hộ với nhóm hộ dân tộc vẫn đang xảy ra. Tuy nhiên việc xử lý chưa thực hiện được do các hộ dân tộc đang sống và canh tác tại các vùng hẻo lánh xa xôi, hơn nữa một số luật tục của người dân tộc khi xử lý theo các văn bản quy định của nhà nước sẽ ảnh hưởng đến an sinh xã hội, như khi thu hồi đất người dân tộc sẽ bỏ đi nơi khác sinh sống. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến người dân tộc vẫn đang sử dụng đất rừng phòng hộ không có giấy tờ hợp pháp tại địa bàn nghiên cứu.

Bảng 3.14. Diện tích đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp của hộ điều tra phân theo loại đất Nhóm hộ Chỉ tiêu Nhóm hộ Kinh Nhóm hộ dân tộc Nhóm hộ không nghèo Nhóm hộ nghèo Bình quân chung - Đất rừng sản xuất (ha/ hộ) 0,55 1,22 0,75 1,02 0,88 - Đất rừng phòng hộ (ha/ hộ) - 0,21 0,08 0,13 0,11 - Đất rừng đặc dụng (ha/ hộ) - - - - - Tổng diện tích đất lâm nghiệp không

có giấy tờ hợp pháp (ha/hộ) 0,55 1,42 0,82 1,15 0,99

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Giữa nhóm hộ nghèo và hộ không nghèo ta thấy: Diện tích đất không có giấy tờ hợp pháp là rừng sản xuất bình quân của nhóm hộ nghèo là 1,02ha cao hơn 1,4 lần so với hộ không nghèo; đất không có giấy tờ hợp pháp là rừng phòng hộ bình quân của nhóm nghèo là 0,13ha cao hơn 1,6 lần so với hộ không nghèo. Như vậy đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp là rừng sản xuất hay rừng phòng hộ thì hộ không nghèo đều nhiều hơn so với hộ nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng pháp lý và vai trò đất lâm nghiệp đối với nông hộ vùng núi huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)