Tình hình đất đai của nông hộ vùng núi huyện Bố Trạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng pháp lý và vai trò đất lâm nghiệp đối với nông hộ vùng núi huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 54 - 56)

4. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI

3.2.1. Tình hình đất đai của nông hộ vùng núi huyện Bố Trạch

Kết quả điều tra cho thấy, ở bảng 3.7. Bình quân chung mỗi hộ gia đình có 2,92ha đất sản xuất, cao hơn 2,7 lần so với toàn huyện (1,08 ha/hộ). Đất sản xuất lâm nghiệp bình quân của các các hộ điều tra là 2,58 ha/hộ, đây là loại đất chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng diện tích đất sản xuất của hộ chiếm 88,93%. Đất sản xuất nông nghiệp bình quân mỗi hộ có 0,3ha/hộ, đất sản xuất nông nghiệp phần lớn đất màu phù hợp cho trồng các loài cây như sắn, lạc, ngô… còn diệt tích đất để trồng được lúa nước lại rất

ít. Với diện tích đất nuôi trồng thủy sản không nghiều, chủ yếu là đất sông suối, ao hồ …, đất nuôi trồng thủy sản bình quân mỗi hộ có 0,027ha chiếm tỷ lệ thấp nhất 0,94% trong tổng diện tích đất sản xuất. Chính vì vậy hoạt động nuôi trồng thủy sản ở vùng núi không nhiều, điều tra hộ cho thấy hộ có đất nuôi trồng thủy sản chủ yếu là những hộ có trang trại nằm ở gần các khe suối, đầm trũng..hộ gia đình tận dụng những diện tích đất thấp để cải tạo thành các ao hồ nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Đối với đất sản xuất khác các hộ điều tra có nhưng không đáng kể bình quân chung các hộ điều tra là 0,016 ha/hộ.

Bảng 3.7. Diện tích đất sản xuất bình quân của hộ điều tra

Nhóm hộ Chỉ tiêu Nhóm hộ Kinh Nhóm hộ dân tộc Nhóm hộ không nghèo Nhóm hộ nghèo Bình quân chung

Tổng diện tích đất sản xuất (ha/hộ) 3,31 2,53 3,15 2,68 2,92 Đất sản xuất nông nghiệp (ha/hộ) 0,52 0,08 0,40 0,19 0,30 Đất sản xuất lâm nghiệp (ha/hộ) 2,72 2,43 2,70 2,46 2,58 Đất nuôi trồng thuỷ sản (ha/hộ) 0,047 0,008 0,03 0,022 0,027 Đất sản xuất khác (ha/hộ) 0,019 0,013 0,017 0,014 0,016 Đất SXLN/tổng đất SX (%) 82,18 96,05 85,71 91,79 88,93

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Xem xét nhóm hộ kinh và hộ dân tộc ta thấy, diện tích đất lâm nghiệp bình quân của nhóm hộ kinh là 2,72ha cao hơn không nhiều so với hộ dân tộc (2,43ha). Tuy nhiên, tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp/tổng diện tích đất sản xuất của nhóm hộ dân tộc 96,05 % cao hơn 14% so với hộ kinh (82,18%). Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân của hộ kinh là 0,52ha cao gấp 6,5 lần so với hộ dân tộc (0,08ha). Thực tiễn cho thấy rằng hộ người dân tộc tiếp cận với đất lâm nghiệp sớm hơn, họ sống lâu ở trên đất lâm nghiệp hơn người kinh. Tuy nhiên, với phong tục tập quán canh tác của người dân tộc là “du canh du cư”, khai hoang nhiều đất và tiến dần sâu vào những vùng rừng sâu, đất đai màu mỡ hơn và đồng thời bỏ hoang những diện tích đất canh tác trước đây, khi mà đất này trở nên bạc màu. Chính vì thế diện tích đất lâm nghiệp của hộ dân tộc thường phân bố những vị trí sâu, xa so với khu trung tâm. Ngược lại người Kinh với cách nhìn nhận và tiếp cận đất lâm nghiệp muộn hơn so với người dân tộc, đồng thời với tâm lý muốn có những vị trí đất rẫy của mình gần nhà, gần trung tâm hơn để thuận tiện cho việc quản lý, đi lại vì vậy đất lâm nghiệp của hộ kinh gần

hơn so với hộ dân tộc. Thậm chí nhiều hộ kinh giành đất, lấn đất hoặc mua lại đất lâm nghiệp của người dân tộc để lấy những vị trí gần hơn, tư đó đẩy đuổi hộ dân tộc vào sâu hơn.

So sánh đất sản xuất giữa nhóm hộ nghèo và nhóm hộ không nghèo ta thấy rằng Diện tích đất sản xuất bình quân của hộ không nghèo 3,15ha cao hơn 1,2 lần so với hộ nghèo (2,68ha); Nhìn chung các loại đất thì hộ không nghèo đều cao hơn so với nhóm hộ nghèo. Khác biệt lớn giữa nhóm hộ không nghèo và hộ nghèo đó là đất sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân của hộ không nghèo là 0,4ha cao hơn 2 lần so với hộ nghèo (0,19ha).

Tóm lại, diện tích đất sản xuất vùng núi bình quân mỗi hộ tương đối cao. Tuy nhiên, chủ yếu là đất lâm nghiệp còn đất sản xuất nuôi trồng thủy sản ít. Với các hộ điều tra thì đất nông nghiệp bình quân thấp, nhất là đối với hộ dân tộc thì rất thấp. Đất nông nghiệp không đủ sản xuất đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm hàng ngày cho nông hộ miền núi, tuy vậy đất lâm nghiệp bình quân cao và chiếm tỷ lệ lớn đây là nguồn vốn tự nhiên quan trọng để giúp cho gia đình miền núi thực hiện các hoạt động sinh kế tạo thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân nơi đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng pháp lý và vai trò đất lâm nghiệp đối với nông hộ vùng núi huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)