Quản lý sử dụng đất lâm nghiệp ở Quảng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng pháp lý và vai trò đất lâm nghiệp đối với nông hộ vùng núi huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 34 - 37)

4. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI

1.2.3. Quản lý sử dụng đất lâm nghiệp ở Quảng Bình

Tỉnh Quảng Bình hiện có 620.250 ha rừng và đất lâm nghiệp, chiếm 77% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Trong đó: Diện tích có rừng 548.344 ha (bao gồm rừng tự nhiên 457.079 ha; rừng trồng 91.265 ha); đất trống chưa có rừng 71.906 ha, độ che phủ đạt 66,9%. Phân theo qui hoạch ba loại rừng toàn tỉnh có 125.707 ha rừng đặc dụng, 185.500 ha rừng phòng hộ và 308.620 ha rừng sản xuất (số liệu theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Quảng Bình năm 2012). Diện tích rừng tự nhiên giảm

793 ha so với năm 2007, nguyên nhân chủ yếu là do chuyển đổi mục đích sử dụng đất để trồng cây công nghiệp, xây dựng các công trình, chuyển sang đất ở và một số chuyển sang trồng cây nông nghiệp khác. Chất lượng rừng tự nhiên vẫn tiếp tục suy giảm do tình trạng khai thác rừng trái phép, rút ruột rừng gây ra.

Hiện nay, toàn tỉnh có 185.500 ha đất rừng phòng hộ, đất rừng phòng hộ ở các vùng đầu nguôn, ven biển và phòng hộ môi trường đô thị đã được trồng rừng phủ kín. Hầu hết đất trồng rừng phòng hộ còn lại đều ở vùng sâu, vùng xa, địa hình cao, dốc, địa hình manh mún nên việc trồng rừng phòng hộ gặp nhiều khó khăn. Năm 2012 diện tích rừng trồng tăng 5.806 ha so với năm 2007, cùng với sản lượng rừng trồng tăng đáng kể do sử dụng các giống cây trồng có chất lượng tốt hơn. Xu thế phát triển rừng trồng đang có xu hướng gia tăng và phát triển mạnh trong những năm gần đây, tuy nhiên do đầu tư thấp và đa số các hộ dân chưa có điều kiện áp dụng biện pháp kỹ thuật thâm canh cải tiến nên vẫn chưa tạo được những bước đột phá về sản lượng rừng trồng trong toàn tỉnh. Đối với việc phát triển rừng trồng của các nông lâm trương quốc doanh đang được chú trọng và đẩy nhanh tiến độ. Tuy nhiên, do hạn chế về tài chính nên việc phát triển rừng trồng vấn chưa tương xứng với tiềm năng. Mặt khác, các nông, lâm trường vẫn xem nhẹ việc khảo sát, thiết kế, cộng thêm vào đó là sự lõng lẽo trong công tác quản lý của các cấp, các ngành nên việc trồng rừng sản xuất của các nông lâm trường đang gặp nhiều sự phản đối kịch liệt của chính quyền địa phương, người dân sống trên địa bàn. Ví dụ như: Nông lâm trường thiết kế trồng rừng tập trung trên các chân đất có độ dốc lớn, gần các khe suối không chừa lại thảm thực bì…đã gây nên việc sạt lở, xói mòn, rửa trôi đất vào mùa mưa gây ảnh hưởng đến nhà cửa, cầu cống... và bồi lấp đất sản xuất nông nghiệp của người dân sống ven rừng.

Đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, Quảng Bình có diện tích rừng lớn, trải rộng nên khó quản lý bảo vệ; lực lượng quản lý bảo bệ rừng quá mỏng, ý thức chấp hành pháp luật của một số người dân thấp, nhu cầu đất canh tác và gỗ làm nhà cao nên nạn phá rừng, khai thác lâm sản trái phép vẫn tiếp diễn. Ngân sách đầu tư cho bảo vệ rừng thấp, hiện nay chỉ có diện tích rừng phòng hộ và rừng dặc dụng mới có ngân sách hỗ trợ để bảo vệ hàng năm là 100.000đ/ha/năm là quá thấp so với yêu cầu thực tế, chỉ tiêu diện tích ngày một giảm, nhưng tỉnh không có ngân sách bổ sung, trong khi các hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng chưa được thực hiện; biện pháp tổ chức bảo vệ rừng còn kém hiệu quả, đặc biệt là đối với những diện tích giao khoán cho các Công ty, nông lâm trường quản lý nên nguy cơ mất và suy thoái rừng cao.

UBND tỉnh đã phê duyệt chương trình rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2013 – 2020 và đang triển khai thực hiện. Đến nay đã hoàn thành việc rà

soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng đến năm 2020. Đây là cơ sở để thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh. Tuy nhiên, đến nay chưa có địa phương nào trong tỉnh xây dựng được quy hoạch, kế hoạch quản lý bảo vệ và phát triển rừng, điều này dẫn đến công tác phát triển rừng trên địa bàn tỉnh nhà đang có nhiều bất cập. Công tác rà soát và cắm mốc ranh giới của các chủ rừng và các loại đất rừng chưa được thực hiện nghiêm túc, do đó tình trạng xâm, lấn chiến đất lâm nghiệp trái phép vẫn thường xuyên xảy ra. Hiện nay trên địa bàn tỉnh công tác cắm mốc ranh giới chỉ mới thực hiện được ở khu rừng đặc dụng Vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Thực hiện Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 26/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở quy hoạch 3 loại rừng được phê duyệt, đến nay toàn tỉnh có 8 Ban quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) được thành lập với 149.563 ha; trong đó có 7 BQLRPH trực thuộc các huyện, thành phố gồm các BQLRPH: Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Long Đại, Ba Rền, Động Châu, Đồng Hới và 1 BQLRPH trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (BQLRPH ven biển Nam Quảng Bình). Ngoài ra, có 1 BQL rừng đặc dụng là BQL Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Riêng rừng đặc dụng khu vực núi Thần Đinh do không đủ điều kiện thành lập BQL nên giao UBND huyện Quảng Ninh quản lý; và 01 xí nghiệp giống lâm nghiệp vùng Bắc trung bộ trực thuộc công ty giống cây trồng Trung ương.

Trên địa bàn tỉnh có 02 Công ty Lâm nghiệp với diện tích sử dụng 141.118ha. Nhìn chung hoạt động của các công ty còn chậm đổi mới và có nhiều khó khăn thách thức. Hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, chưa tương xứng với tiềm năng đất đai và rừng đang có. Các công ty chưa thực sự chủ động trong các hoạt động sản xuất; trên danh nghĩa là đơn vị tự hạch toán kinh doanh độc lập theo luật doanh nghiệp nhưng trên thực tế lại phụ thuộc rất lớn vào chỉ tiêu kế hoạch phân bổ hàng năm của nhà nước. Các công ty đều thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, nguồn thu chính của Công ty chủ yếu là khai thác rừng tự nhiên, chứng chỉ khai thác thấp và không ổn định. Hiện tại, lực lượng vũ trang quản lý 4.300 ha, diện tích còn lại do UBND các huyện, thành phố quản lý. Công tác, giao rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được chú trọng quan tâm. Hầu hết các Ban quản lý rừng, công ty lâm nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, đối với rừng của hộ gia đình, cá nhân việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn triển khai chậm do nguồn ngân sách hạn hẹp và nhiều yếu tố khách quan, chủ quan khác mang lại. Chính vì thế ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý sử dụng đất trong giai đoạn hiện nay.

Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng pháp lý và vai trò đất lâm nghiệp đối với nông hộ vùng núi huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 34 - 37)