ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG NÚI HUYỆN BỐ TRẠCH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng pháp lý và vai trò đất lâm nghiệp đối với nông hộ vùng núi huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 37)

4. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI

3.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG NÚI HUYỆN BỐ TRẠCH

hộ điều tra.

- Đất đai

- Nhân khẩu, lao động - Hoạt động sinh kế

- Thu nhập, tình trạng kinh tế

2.3.2. Tình hình đất đai và tình trạng pháp lý đất lâm nghiệp của nông hộ - Hộ gia đình có đất lâm nghiệp - Hộ gia đình có đất lâm nghiệp

- Diện tích đất lâm nghiệp bình quân hộ

- Loại đất lâm nghiệp (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất) - Nguồn gốc đất.

- Nguyên nhân có đất.

2.3.3. Mâu thuẫn trong sử dụng đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp của nông hộ.

- Mâu thuẫn giữa hệ thống luật tục với luật nhà nước

- Mâu thuẫn giữa hộ gia đình với nhau, với các Nông lâm trường, Vườn Quốc Gia, UBND xã, huyện.

- Mâu thuẫn giữa hộ gia đình với các chính sách (Quy hoạch sử dụng đất, thu hồi, đền bù giải phóng mặt bằng…)

2.3.4. Tình hình sử dụng đối với đất lâm nghiệp của nông hộ

- Hình thức sử dụng (bán, cho thuê, canh tác, …)

- Cơ cấu cây trồng trên đất lâm nghiệp

- Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp. - Hiệu quả sản xuất trên đất lâm nghiệp

2.3.5.Vai trò của đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp đối với sinh kế nông hộ

- Vai trò đất đai như là tài sản

- Vai trò đối với sản xuất của nông hộ - Vai trò đối với thu nhập của hộ

- Những rủi ro trong tiếp cận và sử dụng đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp của nông hộ

- Quan điểm của người dân về vấn đề sử dụng đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp.

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.4.1. Điểm nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu hiện trạng pháp lý và vai trò của đất lâm nghiệp đối với sinh kế nông hộ vùng núi huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Do vậy việc chọn điểm phải mang tính đại diện cho vùng. Các tiêu chí chọn điểm được xác định như sau:

- Xã có đặc tự nhiên, kinh tế xã hội đại diện cho các xã vùng núi của huyện Bố Trạch. - Xã có địa bàn có người dân tộc sinh sống.

- Xã có xảy ra vấn đề về xâm, lấn chiếm đất lâm nghiệp, hay nói cách khác là người dân có đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp.

Trên cơ sở các tiếu chí này, tôi đã chọn 4 xã: Xuân Trạch, Thượng Trạch, Hưng Trạch, thị trấn Nông trường Việt Trung để tiến hành khảo sát nghiên cứu. Sự khác biệt giữa các xã chọn điểm nghiên cứu đó là: Các xã nằm ở các vùng khác nhau trên địa

+ Xã Thượng Trạch: Đại diện cho các xã ở vùng cao, có diện tích đất lâm nghiệp lớn, nằm giáp ranh với VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, hầu hết người dân ở đây là người dân tộc Vân kiều.

+ Xã Hưng Trạch, Xuân Trạch: Là 2 xã đại diện cho vùng giữa, có diện tích đất lâm nghiệp tương đối lớn, trên địa bàn 2 xã có hai Chi nhánh Lâm trường đang quản lý sử dụng đất. Người dân ở đây chủ yếu là người dân tộc kinh.

+ Thị trấn Nông trường Việt trung: là xã đại diện cho vùng thấp của vùng núi, là xã có diện tích đất lâm nghiệp không nhiều, tuy nhiên lại có cả Lâm trường và Công ty cao su Việt trung đóng trên địa bàn. Đồng thời đây là xã vừa có cả người kinh và người dân tộc sinh sống.

2.4.2. Phương pháp chọn hộ

Chọn 60 hộ theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân loại, chia đều cho 4 xã, mỗi xã 15 hộ. Thu thập danh sách các hộ đáp ứng các tiêu chí sau:

+ Hộ có đất lâm nghiệp

+ Hộ nghèo 30 hộ, hộ không nghèo 30 hộ chia đều cho 4 xã. + Hộ dân tộc và hộ kinh theo tỷ lệ 1:1

Thông qua việc chọn theo tỷ lệ cho 4 xã sẽ tiện cho quá trình đánh giá, so sánh hiện trạng pháp lý và vai trò đất lâm nghiệp đối với sinh kế khác nhau của các nhóm hộ.

2.4.3. Phương pháp thu thập thông tin

Đề tài được thực hiện dựa trên sự thu thập, tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu từ các tài liệu thực tế bao gồm: thông tin số liệu thứ cấp và sơ cấp.

* Thu thập thông tin số liệu thứ cấp:

- Thu thập các thông tin, số liệu, báo cáo từ UBND 4 xã, thị trấn gồm xã Xuân Trạch, Thượng Trạch, Hưng Trạch, thị trấn Nông trường Việt Trung thuộc huyện Bố Trạch, các phòng ban tại các huyện như Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hạt kiểm lâm huyện, các trạm kiểm lâm sở tại, các đơn vị chủ rừng như Công ty Lâm nghiệp, các Lâm trường Quốc doanh, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng về:

+ Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội của xã, huyện qua các năm. + Báo cáo đất đai và giao đất lâm nghiệp của xã, huyện qua năm.

+ Niêm giám thống kê.

+ Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp của đơn vị và hộ gia đình có đất lâm nghiệp. + Và một số tài liệu có liên quan: bài báo, tạp chí nghiên cứu của các phòng ban tại huyện.

Bên cạnh đó là các thông tin thu thập từ sách, báo, tạp chí và internet để phục vụ thông tin cho đề tài nghiên cứu.

* Phương pháp thu thập thông tin số liệu sơ cấp:

- Thảo luận nhóm: gồm 4 nhóm cho 4 xã, 10 người/nhóm. Bao gồm: cán bộ phụ trách địa chính - nông nghiệp ở xã, trưởng thôn, bản (hoặc bí thư chi bộ thôn, bản), Kiểm lâm viên phụ trách địa bàn và các hộ gia đình có đất lâm nghiệp ở các nhóm hộ. Dựa trên việc thiết kế các nội dung trong danh mục tiểu chủ để và sử dụng các công cụ, bản đồ liên quan như, bản đồ quy hoạch 3 loại rừng, bản đồ quy hoạch trồng cao su, bản đồ địa giới hành chính, ….. để thu thập thông tin.

+ Nội dung thu thập được: Các đối tượng sử dụng đất lâm nghiệp, loại đất lâm nghiệp đang sử dụng; cơ cấu cây trồng trên đất lâm nghiệp, sinh kế của người dân ở mỗi địa bàn nghiên cứu. Những mâu thuẫn trong quá trình sử dụng đất lâm nghiệp và các giải pháp đối với vấn đề đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp.

- Phỏng vấn người am hiểu: Đề tài đã tiến hành phỏng vấn 16 người am hiểu tại 4 xã và 4 người am hiểu ở cấp huyện.

Tại 4 xã (Hưng Trạch, Xuân Trạch, Thượng Trạch, Thị trấn NTVT) gồm 16 người: 1 cán bộ phụ trách địa chính - nông nghiệp xã, 1 cán bộ kiểm lâm địa bàn phụ trách xã. Để nắm các thông tin về tình hình các chương trình giao khoán đất, rừng, những mâu thuẫn xảy ra trong quá trình quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn hiện nay, cơ cấu quản lý đất lâm nghiệp (đơn vị quản lý, diện tích đất, loại đất...) đã được thiết kế trong danh mục tiểu chủ đề có phụ lục kèm theo. Phỏng vấn 1 trưởng thôn, trưởng bản ở mỗi xã. Để biết được tình tình hình sử dụng đất lâm nghiệp, qua đó nắm bắt được danh sách các hộ có đất, đang sử dụng đất lâm nghiệp để phỏng vấn theo tiêu chí. Phỏng vấn 1 hộ dân có hiểu biết và kinh nghiệm lâu năm để có thêm thông tin thực tế về quá trình sử dụng đất lâm nghiệp và phỏng vấn thử bảng hỏi.

Đối với 4 người am hiểu cấp huyện bao gồm: 01 cán bộ lãnh đạo các phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 01 cán bộ Phòng Tài nguyên & Môi trường, 01 cán bộ Hạt kiểm lâm huyện và 01 cán bộ lãnh đạo các Nông lâm trường, Vườn quốc gia. Các nội dung tập trung phỏng vấn chủ yếu gồm: chương trình giao khoán đất, rừng, những mâu thuẫn xảy ra trong quá trình quản lý sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn hiện nay, cơ cấu quản lý đất lâm nghiệp, các nhóm giải pháp.

+ Nội dung thông tin thu thập: Nắm bắt chung tình hình hiện trạng đất lâm nghiệp (số hộ có đất lâm nghiệp, loại đất đang sử dụng, cơ cấu cây trồng chính, cộng đồng người dân, …); hiện trạng sinh kế tại cộng đồng; các ngành nghề trên địa bàn; tìm hiểu các mâu thuẫn trong sử dụng đất lâm nghiệp; vai trò của đất lâm nghiệp đối với người dân. Nắm bắt tình hình thôn/xã, bản/xã, các giải pháp để giải quyết vấn đề đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp hiện nay; củng cố hoàn thiện bảng hỏi; phân loại các nhóm hộ cho việc điều tra, tìm hiểu một số thông tin cơ bản về các nhóm hộ.

bảng hỏi bán cấu trúc đã được thiết kế trước để thu thập thông tin cần thiết.

+ Nội dung thu thập được: Thu thập được các thông tin phù hợp với mục tiêu nội dung đề tài. Tìm hiểu hiện trạng pháp lý đất lâm nghiệp của nông hộ vùng vúi huyện Bố Trạch. Những mâu thuẫn trong sử dụng đất lâm nghiệp của nông hộ. Tìm hiểu tình hình sử dụng đất lâm nghiệp của nông hộ. Vai trò của đất lâm nghiệp đối với sinh kế nông hộ vùng núi huyện Bố Trạch.

- Phỏng vấn sâu 8 người dân của 4 xã để lấy thông tin thực tế, hiểu sâu hơn về vấn đề nghiên cứu như mâu thuẫn trong quá trình sử dụng đất lâm nghiệp, vai trò của đất lâm nghiệp không có giấy tờ hợp pháp, …. làm cơ sở cho những minh chứng trong bài.

2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thông tin thu thập được mã hóa và xử lý trên phần mềm EXCEL thông qua việc phân tích, tổng hợp dựa trên 2 phương pháp là:

- Phương pháp phân tích định tính: tổng hợp dữ liệu, phân tích, đánh giá thông tin thu thập sơ cấp từ UBND xã, huyện, hạt kiểm lâm huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, cán bộ phụ trách lâm nghiệp các xã và thông tin thứ cấp từ phỏng vấn người am hiểu, phỏng vấn hộ và phỏng vấn sâu.

- Phương pháp phân tích định lượng: dựa trên việc xử lý các thông tin thu thập đã được mã hóa, sử dụng các phép tính trên EXCEL để đưa ra những bảng biểu cho quá trình phân tích, đánh giá.

- Phương pháp minh hoạ bằng hình ảnh và bản đồ. Quá trình đi điều tra, thu thập số liệu, có một số điểm nghiên cứu cần lấy hình ảnh minh hoạ và bản đồ minh hoạ, sau khi xử lý sẽ đưa vào trong các phần của luận văn.

- Số liệu điều tra ngoại nghiệp được tổng hợp và thể hiện bằng hệ thống bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ, đồ thị, bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Sau đó tiến hành xử lý phân tích, so sánh, đánh giá nhận xét, qua hệ thống thông tin đó.

2.4.5. Trình tự thực hiện nghiên cứu

Trình tự thực hiện đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các hộ có đất lâm nghiệp được thực hiện qua 4 bước như sau (Hình 2.1):

Bước 1: Điều tra tình hình cơ bản của địa bàn huyện, trong đó khảo sát địa bàn huyện Bố Trạch, đánh giá tình hình giao đất giao rừng trên địa bàn huyện, từ đó chọn ra các xã phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài để tiến hành nghiên cứu.

Bước 2: Sau khi phân tích lựa chọn được các xã nằm trong nội dung nghiên cứu của đề tài, tiến hành nghiên cứu tình hình cơ bản của xã, thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp, điều tra và phỏng vấn các cán bộ của địa phương, các hộ có đất rừng trên địa bàn xã. Tiến hành thu thập dữ liệu và tổng hợp thông tin, phân tích xử lý số liệu đã thu thập được.

Bước 3: Từ các thông tin đã thu thập được trong bước 2, chiết xuất ra các nội dung thông tin đề tài cần quan tâm, gồm có: vấn đề hiện trạng pháp lý đất lâm nghiệp, việc sử dụng đất lâm nghiệp bao gồm cơ cấu cây trồng trên đất, hiệu quả mang lại, vai trò của đất lâm nghiệp đối với sinh kế nông hộ, những mâu thuẫn trong việc quản lý sử dụng đất lâm nghiệp. Qua đó đưa ra được những nhận định và đánh giá của đề tài.

Bước 4: Báo cáo kết quả và những thảo luận xung quanh kết quả mà đề tài đã đưa ra, cuối cùng là những kết luận mà đề tài đạt được và kiến nghị về hướng phát triển của đề tài.

NHẬN ĐỊNH - ĐÁNH GIÁ

KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ

Báo cáo kết quả Thảo luận

Hiện trạng pháp lý đất LN Hiện trạng sử dụng đất LN Mâu thuẫn trong sử dụng đất Vai trò đất LN đối với sinh kế NH Phỏng vấn hộ có đất lâm nghiệp Tổng hợp, phân tích xử lý số liệu

Khảo sát địa bàn Điều tra tình hình đất LN

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CƠ BẢN ĐỊA BÀN VÙNG NÚI

Chọn xã nghiên cứu

Phỏng vấn cán bộ địa phương Phân loại hộ có đất Nghiên cứu tình hình cơ bản lâm nghiệp

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG NÚI HUYỆN BỐ TRẠCH 3.1.1. Vị trí địa lý vùng núi huyện Bố Trạch

Huyện Bố Trạch là một trong 7 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Quảng Bình, nằm ngay cửa ngõ phía Bắc thành phố Đồng Hới. Toàn huyện có 30 đơn vị hành chính (28 xã và 02 thị trấn). Bao gồm 11 xã miền núi, 8 xã ven biển, 12 xã vùng gò đồi và đồng bằng. Có thể chia địa hình huyện thành các vùng sinh thái như sau:

- Vùng núi và vùng núi đá vôi phân bố ở các xã nằm về phía tây của huyện, chiếm hơn phần lớn diện tích tự nhiên của huyện.

- Vùng trung du là vùng tiếp giáp giữa vùng núi và vùng đồng bằng, tập trung chủ yếu là những xã có địa hình núi thấp, gò đồi và có điạ hình đồng bằng nhỏ, hẹp.

- Vùng đồng bằng ven biển là vùng đất hẹp chạy dọc ven quốc lộ 1A, địa hình tương đối bằng phẳng, hình thành bởi phù sa vùng hạ lưu của các con sông lớn.

Xét về vùng núi huyện Bố Trạch: Theo niên giám thống kê huyện Bố Trạch năm 2013 cho thấy, vùng núi huyện gồm có 11 đơn vị hành chính (10 xã và 01 thị trấn) có 112 thôn, bản. Các xã vùng núi nằm về phía tây của huyện.

3.1.2. Tình hình đất đai vùng núi huyện Bố Trạch

Toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên 212.417,63 ha chiếm 26,33% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh. Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp 195.697,12 ha, chiếm 92,13% tổng diện tích tự nhiên; diện tích đất phi nông nghiệp 12.191,64 ha chiếm 5,74% tổng diện tích tự nhiên; diện tích đất chưa sử dụng 4.528,87 chiếm 2,13% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong diện tích đất nông nghiệp thì diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất với 170.882,95 ha chiếm 87,3% (rừng đặc dụng 93.005,51 ha; rừng phòng hộ 19.292,32 ha; rừng sản xuất 58.585,12 ha).

Xét về vùng núi huyện Bố Trạch: Toàn vùng núi có tổng diện tích đất tự nhiên là 182.959,53 ha chiếm 86,13% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp 173.732,12 ha chiếm 88,77% diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện. Đất phi nông nghiệp 5.966,17 ha chiếm đến 48,93% diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện. Đất chưa sử dụng 3.261,24 ha chiếm 72,01% diện tích đất chưa sử dụng của toàn huyện. Đất chưa sử dụng phân bố chủ yếu là những diện tích đất núi đá, nằm ở khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và một số diện tích đất do UBND các xã quản lý. Cụ thể ở Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Hiện trạng đất đai vùng núi huyện Bố Trạch

Đơn vị tính: ha

STT

Chỉ tiêu Toàn huyện Vùng núi Tỷ lệ so với toàn huyện (%)

1 Đất tự nhiên 212.417,63 182.959,53 86,13 2 Đất nông nghiệp 195.697,12 173.732,12 88,77 3 Đất phi nông nghiệp 12.191,64 5.966,17 48,93 4 Đất chưa sử dụng 4.528,87 3.261,24 72,01

(Nguồn: Phòng TN&MT huyện Bố Trạch – 2013

3.1.2.1. Đất sản xuất nông nghiệp vùng núi huyện Bố Trạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng pháp lý và vai trò đất lâm nghiệp đối với nông hộ vùng núi huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 37)