Dân số và lao động vùng núi huyện Bố Trạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng pháp lý và vai trò đất lâm nghiệp đối với nông hộ vùng núi huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 51 - 52)

4. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI

3.1.3. Dân số và lao động vùng núi huyện Bố Trạch

Theo thống kê năm 2013, toàn huyện Bố Trạch có 43.769 hộ, 180.651 khẩu. Số người trong độ tuổi lao động là 105.452 người, chiếm tỉ lệ trên 58,37 % tổng dân số. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 10,26 ‰. Mật độ dân số 84,9 người/km2

. Bình quân chung toàn huyện có 4,1 khẩu/hộ; 2,4 lao động/hộ. Số hộ nông nghiệp 30.486 hộ chiếm 28,9%.

Đối với vùng núi huyện Bố Trạch, bảng 3.5 ta thấy: Toàn vùng núi có 15.301 hộ chiếm 35% so với toàn huyện, có 63.540 khẩu chiếm 39,5% tổng số khẩu toàn huyện, có 35.692 lao động chiếm 56,17 % tổng dân số vùng núi, trong đó lao động nữ 17.235 người. Bình quân chung toàn vùng núi có 4,2 khẩu/hộ; 2,3 lao động/hộ. Số hộ nông nghiệp 119.964 hộ chiếm 78,19%.

Như vậy, so với toàn huyện dân số vùng núi chiếm một phần không nhỏ, dân số trong độ tuổi lao động/hộ và số khẩu/hộ cũng xấp xĩ bằng với bình quân chung toàn huyện. Số hộ nông nghiệp vùng núi cao hơn 49,3 % so với bình quân của huyện. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên năm 2013 vùng núi huyện Bố Trạch là 10,8 ‰, điều này cho thấy khu vực vùng núi của huyện, tình trạng gia tăng dân số nhanh hơn bình quân chung toàn huyện. Vì vậy, trong giai đoạn tới vấn đề việc làm, đất ở, đất canh tác sản xuất… sẽ bị tác động mạnh khi mà tốc độ gia tăng dân số vùng núi đang ngày một gia tăng.

Huyện có 4 xã có đồng bào dân tộc sinh sống, các xã này nằm vào các xã vùng núi của huyện, thuộc tộc người vân kiều. Gồm có 622 hộ với 3.320 khẩu và 1.545 lao động chiếm 46,5% dân số. Bình quân mỗi hộ có 5,3 khẩu/hộ, so với toàn huyện thì số khẩu/hộ của người dân tộc cao hơn 1,1 người hộ. Số lao động bình quân/hộ của người dân tộc khu vực vùng núi là 2,3 lao động/hộ bằng với bình quân chung toàn huyện. Từ kết quả đó ta có thể thấy rằng: Dân tộc ở khu vực vùng núi huyện Bố Trạch chiếm tỷ lệ không nhiều, chỉ chiếm 4,3% dân số toàn vùng núi, song số khẩu trên mỗi hộ lớn.

Số người trong độ tuổi lao động lại rất thấp, số người đang sống phụ thuộc cao. Vì thế đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói ở vùng dân tộc trên địa bàn vùng núi huyện hiện nay.

Bảng 3.5. Dân số và lao động các xã vùng vùng núi

TT Đơn vị Số hộ (hộ) Nhân khẩu (người) Lao động (người) Lao động Nữ (người) Tổng số D.tộc Tổng số D.tộc Tổng số D.tộc Tổng số D.tộc 1 NT V.Trung 2.653 85 9.870 364 5.762 229 2.780 121 2 Xuân Trạch 1.321 - 5.778 - 3.226 - 1.557 - 3 Lâm Trạch 829 - 3.650 - 2.054 - 993 - 4 Liên Trạch 917 - 3.841 - 2.274 - 1.098 - 5 Phúc Trạch 2.490 - 10.836 - 5.936 - 2.864 - 6 Thượng Trạch 464 464 2.369 2.369 1.057 1.057 509 509 7 Sơn Lộc 570 - 2.151 - 1.261 - 610 8 Hưng Trạch 2.733 - 11.189 - 6.556 - 3.165 - 9 Sơn Trạch 2.593 45 10.713 186 5.869 112 2.837 55 10 Phú Định 663 - 2.742 - 1.550 - 749 - 11 Tân Trạch 68 68 401 401 147 147 73 73 Tổng cộng 15.301 662 63.540 3.320 35.692 1.545 17.235 758

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bố Trạch năm 2013)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng pháp lý và vai trò đất lâm nghiệp đối với nông hộ vùng núi huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)