Mâu thuẫn về quyền đối với đất đai giữa hệ thống luật tục với luật Nhànước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng pháp lý và vai trò đất lâm nghiệp đối với nông hộ vùng núi huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 69 - 70)

4. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI

3.4.1. Mâu thuẫn về quyền đối với đất đai giữa hệ thống luật tục với luật Nhànước

Kết quả khảo sát cho thấy có mâu thuẫn giữa hệ thống luật tục với luật nhà nước xảy ra tại địa bàn nghiên cứu. Các hộ đồng bào dân tộc sử dụng đất lâm nghiệp từ khá sớm và các quyền truyền thống đối với đất đai của các hộ này được thiết lập từ trước đây theo luật tục, nhiều nơi ở đây các quyền này còn được thiết lập trước khi hình thành Lâm trường, Vườn Quốc Gia. Tuy nhiên, Nhà nước đã thực hiện việc hữu hóa nguồn tài nguyên rừng và đất rừng, theo đó Nhà nước thành lập hệ thống Lâm trường để quản lý tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp dẫn đến thực tế là Nhà nước đã phủ nhận quyền truyền thống của các hộ đồng bào dân tộc và cộng đồng dân cư vùng núi. Mặc dù các quyền đối với đất lâm nghiệp theo luật tục không được nhà nước thừa nhận, người dân vẫn tiếp tục canh tác, sử dụng đất lâm nghiệp này và quyền của họ vẫn được cộng đồng tôn trọng.

Theo truyền thống, tất cả những diện tích đất, rừng do cha ông, tổ tiên thừa kế lại, mua từ gia đình khác, bỏ công khai phá, ví dụ đất nương rẫy, đất rừng dòng họ, rừng cộng đồng, …thuộc quyền “sở hữu” của các gia đình, dòng họ hoặc toàn cộng đồng. Việc thực hành khái niệm sở hữu này hiện tại vẫn đang rất phổ biến tại một số nơi ở vùng núi huyện Bố Trạch, đặc biệt là ở một số bản của xã Thượng Trạch nơi mà đồng bào dân tộc Vân kiều đang sinh sống. Người dân vẫn khẳng định những mảnh đất lâm nghiệp mà mình đang sử dụng đó là của họ, hầu hết là do tổ tiên họ để lại từ rất lâu đời hoặc tự họ bỏ công sức khai phá, một số hộ phải bỏ tiền ra mua và vì vậy họ toàn quyền quyết định. Nhưng khi xảy ra tranh chấp đất đai, về luật Nhà nước mà nói thì đất lâm nghiệp người dân đang sử dụng là không hợp pháp và được xem là đất lấn chiếm, trong khi theo luật tục thì cộng đồng địa phương công nhận đây là đất của dân

và dân có quyền sử dụng. Điều này đã gây ra mâu thuẫn kéo dài từ trước đến nay giữa luật Nhà nước và tục lệ địa phương mà chưa thể giải quyết.

Hơn nữa, từ năm 2003 đến nay, thông qua chương trình giao đất, giao rừng theo Nghị định 163/1999/NĐ-CP, các hộ gia đình được giao đất cùng với quyền sử dụng đất theo pháp luật. Nhiều nơi ở vùng núi huyện các hộ dân tộc không quan tâm đến giấy chứng nhận sử dụng đất, mà chỉ quan tâm rằng đất họ khai hoang và đang canh tác là đất của chính họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng pháp lý và vai trò đất lâm nghiệp đối với nông hộ vùng núi huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)