Không gian, thời gian là những phạm trù tồn tại của sự kiện và nhân vật. Đó là những “hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính
chỉnh thể của nó” [31, tr.160]. Nhân vật tồn tại, hoạt động trong những môi
trường, những thời gian nhất định, cụ thể. Không có sự hiện diện của không - thời gian, sự tồn tại của nhân vật và sự kiện trở nên mơ hồ. Sự sắp xếp, tổ chức các kiểu không – thời gian trong tác phẩm phản ánh rõ tư duy nghệ thuật trong thi pháp tự sự của mỗi tác giả.
Tiếp cận truyện Nguyễn Nhật Ánh, chúng tôi nhận thấy, tổ chức không – thời gian làm môi trường, bối cảnh cho nhân vật tồn tại, hoạt động, bộc lộ tình cảm, tâm trạng là một chủ ý nghệ thuật được nhà văn chú trọng. Tác giả luôn quan tâm đến việc xây dựng, sắp xếp, tổ chức những kiểu không – thời gian phù hợp để câu chuyện được trần thuật một cách hấp dẫn, nhân vật được thể hiện một cách sinh động nhất.
Về không gian, có thể thấy, không gian trong truyện Nguyễn Nhật Ánh hết sức đa dạng. Có không gian khuôn viên nhỏ gần gũi thân quen như căn nhà, góc sân, mảnh vườn ở hầu hết các truyện, nhưng cũng có không gian
rộng lớn, xa lạ như trong Đảo mộng mơ.
Nếu định nghĩa đảo hoang là hòn đảo ngoài mình ra không còn người nào ở trên đó nữa thì đúng là thằng Tin đang ở trên đảo hoang.
Lúc này Tin đang nằm trên một tàu lá dừa khô, đầu gối trên một khúc gỗ ngắn, cưa phẳng ở hai đầu, thơm phàng phất.
Đảo toàn cát là cát. Cát vàng ruộm. Tàu lá dừa trải dọc triền cát thoai thoải, chắc chắn đó là lý do tại sao thằng Tin cứ rung đùi hoài, chân này tréo
qua chân kia. Nó cảm thấy thích thú như đang ngả lưng trên một chiếc ghế xếp đó mà,...
....
Hòn đảo mà Tin đang đứng là đống cát ba Tin mới thuê xe chở về cách đây một tuần để chuẩn bị xây căn nhà kho ở phía sau nhà [11, tr.1].
Có không gian thực tại nhưng cũng có không gian nhuốm màu sắc thần
tiên, cổ tích như trong Chuyện xứ Lang-Bi-ang… “Kăply chưa kịp trấn tĩnh
đã nghe "bực" một tiếng, đầu con ngựa đã thò hẳn ra ngoài bức tranh và từ phía dưới hai cánh mũi đang thở ra một kia bắn ra một tràng tiếng hí khoan
khoái vang lừng..” [6, tr.25]. Nhìn chung, không gian trong truyện Nguyễn
Nhật Ánh khá đa dạng về kiểu loại. Hơn nữa, chúng được bố trí, sắp xếp một cách hợp lý trong tổ chức trần thuật của tác giả.
Nổi bật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh là những kiểu không gian gần gũi, quen thuộc, thân thương với tuổi mới lớn. Đó là căn nhà, khu vườn, xóm nhỏ yên bình của những bạn nhỏ trong các truyện Thằng quỷ nhỏ, Quán Gò đi
lên, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ,…
Nếu không thể thồ một thứ gì đó vào năm tám tuổi thì bọn tôi quyết định thò kho báu.
Bốn đứa tôi đều thống nhất như thế và chọn một ngày nắng ráo chúng tôi bắt đầu đào xới khu vườn.
Công cuộc khai quật này được ba mẹ Hải cò ủng hộ hết sức nồng nhiệt. Họ nghĩ chúng tôi là những thợ làm vườn tự nguyện, nghĩa là những đứa trẻ ngoan [5, tr.15].
Truyện Nguyễn Nhật Ánh, còn có một kiểu không gian gắn liền với tuổi mới lớn chính là không gian nhuốm sắc màu cổ tích, thần tiên, gắn liền với ước mơ, hi vọng như trong các truyện Đảo mộng mơ, Chuyện xứ Lang Biang,
Dưới chiếc dù che nắng mới xuất hiện ngày hôm nay, Tin và Bảy nằm duỗi mình trên hai tàu lá dừa khô, nhìn mây bay hờ hững trên đầu.
Bầu trời buổi trưa xanh ngắt, như cao vọt lên, sâu hun hút, tựa hồ mặt biển bị uốn cong và bị kéo mãi lên cao. Những cụm mây dong buồm trắng đang chèo thuyền trên đó, thỉnh thoảng chụm lại rồi tách ra, đong đưa như bị sóng đánh.
Tin úp uốn truyện tranh lên ngực, đầu óc lãng đi đâu đó. Có Bảy nằm bên cạnh, Tin cảm thấy cuộc sống trên hoang đảo thực là ấm áp, êm đềm, nói chung là hết sức dễ chịu [11, tr.20].
Rõ ràng, đây là những không gian gắn liền với tuổi mới lớn. Việc lựa chọn nhiều kiểu không gian gắn với tuổi mới lớn là một dụng ý trong nghệ thuật trần thuật của nhà văn. Bởi đó là những không gian gần gũi, quen thuộc, là môi trường thích hợp nhất để xây dựng nhân vật tuổi mới lớn và kể những câu chuyện về lứa tuổi này.
Một đặc điểm khác trong tổ chức, xây dựng không gian trong truyện Nguyễn Nhật Ánh đó là không gian được miêu tả phù hợp với tâm lí, thị hiếu của tuổi mới lớn. Tác giả ý thức được truyện của mình là viết về tuổi mới lớn và viết cho lứa tuổi này. Cho nên, hầu như các phương diện của tác phẩm, trong đó có không gian, phải được xây dựng sao cho phù hợp tâm lí lứa tuổi này là mộng mơ, lí tưởng, giàu tình cảm, cảm xúc. Cho nên, trong truyện Nguyễn Nhật Ánh, không gian thường được miêu tả để trở nên thơ mộng, gợi cảm và cũng rất đỗi trong sáng hồn nhiên. Chẳng hạn, trong truyện Đảo mộng
mơ, không gian biển, đảo được miêu tả thật tráng lệ, lung linh: “Chúng tôi thích nhất là ngồi trên đảo Robinson ngắm hoàng hôn trên biển. Mặt trời như hòn lửa lớn ai ở trên trời vô ý đánh rơi xuống đại dương. […] Mặt biển lúc đó trông phẳng lì, êm đềm như một miếng xu xoa khổng lồ và màu sắc của miếng xu xoa này thay đổi không ngừng” [11, tr.102]. Rõ ràng, việc xây dựng
không gian cho phù hợp với bối cảnh hoạt động của nhân vật và tâm lí lứa tuổi đã giúp cho truyện Nguyễn Nhật Ánh giàu sức thuyết phục. Chính những không gian thân thương quen thuộc với tuổi thơ, tuổi học trò hay những không gian xa lạ đầy kỳ thú gắn với ước mơ tuổi mới lớn đã góp phần quan trọng trong việc làm nên sức hấp dẫn cho truyện Nguyễn Nhật Ánh, khiến chúng dễ dàng được tiếp nhận và yêu thích.
Bên cạnh không gian, thời gian cũng được tác giả chú ý tổ chức một cách nghệ thuật. Nhìn chung, trong truyện Nguyễn Nhật Ánh có đầy đủ ba kiểu thời gian quá khứ, hiện tại và tương lai. Trong đó, thời gian quá khứ
thường gắn liền với những ký ức tuổi thơ như trong các truyện Ngôi trường
mọi khi, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Cô gái đến từ hôm qua, Tôi là Bêtô,…;
thời gian hiện tại gắn liền với những trò chơi, trải nghiệm thú vị hay những
sinh hoạt đời thường của nhân vật như trong các truyện Đảo mộng mơ,
Chuyện xứ Lang-Bi-ang, Chúc một ngày tốt lành, Bông hồng xứ khác, Phòng trọ ba người,…
BÂY GIỜ THÌ TRÊN HÒN ĐẢO HOANG ĐÃ có ba người. Con Thắm ngồi lắc lư trên tàu lá dừa, toét miệng cười: - Đống cát mà hai bạn gọi là hòn đảo.
Tin hừ mũi: - Nó là hòn đảo.
- Đống cát. - Con Thắm khăng khăng.
- Nó là hòn đảo đấy. - Bảy chỉ tay xuống dòng nước - Mày không nhìn thấy đại dương bao quanh chỗ tụi mình ngồi sao [11, tr.25]
Thời gian tương lai gắn với những ước mơ, hi vọng, niềm tin như trong
các truyện Có con mèo ngồi bên cửa sổ, Ngồi khóc trên cây, Kính vạn hoa,
Thiên thần nhỏ của tôi… Không giống với nhiều tác phẩm trước đó của
cảnh éo le, bi thương nhằm thử thách các nhân vật và giúp họ trưởng thành hơn về mặt tình cảm theo thời gian.
Cuộc sống của tôi những ngày qua bị số phận nhốt trong hầm tối, bây giờ nắp hầm đột ngột mở ra khiến tôi như con thú bị phường săn rọi đèn, choáng váng, ngẩn ngơ, ý nghĩ trong đầu lúc tan chảy ra lúc đông cứng lại rồi lại tan ra,…
Như vậy là con Rùa đã giữ lời hứa. Nó cố lớn, và cố sống, để đợi tôi về. Đầu óc lơ lơ lửng lửng, tôi không biết tôi ngồi xuống chạc cây từ lúc nào. Tay vẫn bám chặt thân cây, hai chân buông thõng, tôi cứ ngồi trơ ra đó, mắt hướng về phía cửa hang, tê liệt mọi phản ứng, cả tiếng nói dường như cũng đánh rơi đâu đó dưới chân đồi.
Chỉ có nước mắt tuôn ra dàn dụa trên mắt tôi, thi nhau rơi xuống… [16,
tr.9].
Nhìn chung, tương tự như không gian, thời gian trong truyện Nguyễn Nhật Ánh là những kiểu thời gian gắn liền với tuổi mới lớn, được phản chiếu qua lứa tuổi này. Chính đây là một phương diện quan trọng trong nghệ thuật trần thuật của nhà văn.
Khảo sát truyện Nguyễn Nhật Ánh, chúng tôi nhận thấy, thời gian trong tác phẩm của ông không những khá đa dạng về loại mà còn được tổ chức một cách linh hoạt. Nổi bật trong các sáng tác của ông là kiểu tổ chức thời gian theo chiều tuyến tính. Hầu hết các sự kiện đều được trần thuật theo chiều thuận của thời gian, từ quá khứ đến hiện tại và tương lai, cái diễn ra trước kể trước. Chẳng hạn, ở truyện Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, sự việc trước lúc đi ngủ được nhân vật "tôi" kể lại theo chiều tuyến tính:
Tôi nhắm mắt lại, lim dim thôi, mi mắt vẫn còn hấp háy, nhưng tôi không thể nào bắt mi mắt tôi đừng hấp háy được.
- Con ngủ rồi phải không? - Dạ rồi [5; tr.23].
Hoặc như trong truyện Đảo mộng mơ, các sự kiện liên quan đến nhân vật
Tin trong đêm lên đảo, thời gian được tổ chức theo chiều tuyến tính với dấu hiệu nhận diện là những từ, cụm từ như “sau khi”, “cuối cùng”, “sáng hôm sau”:
Trong khi công trình xây cất chưa bắt đầu, vào một đêm tối trời nọ, Tin nai nịt gọn gàng, một mình lẻn ra khỏi nhà đánh chiếm đống cát. Sau khi chiến đấu mệt nhoài với bọn hải tặc vô hình, cuối cùng Tin cũng đặt chân được lên đảo. Chỉ đến khi Tin đào một cái mương nhỏ quanh đống cát, hì hục đổ nước vào đó thì biển mới xuất hiện, và sáng hôm sau thì hòn đảo ra đời
[11, tr.13].
Đây là kiểu tổ chức phù hợp với tâm lí lứa tuổi và khả năng tiếp nhận của tuổi mới lớn. Do đó, nó thường xuyên được sử dụng trong các tác phẩm ở cả phương diện vĩ mô với toàn bộ câu chuyện lẫn phương diện vi mô với những sự kiện nhỏ.
Ngoài ra, truyện Nguyễn Nhật Ánh còn linh hoạt trong việc tổ chức thời gian. Bên cạnh việc tổ chức theo chiều tuyến tính, trong truyện Nguyễn Nhật Ánh, còn có kiểu tổ chức chồng ghép, đồng hiện hay song hành giữa các kiểu thời gian. Chẳng hạn, trong truyện Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, những hồi ức của nhân vật "tôi" khi nhìn lại tuổi thơ của mình được thể hiện qua những dòng thời gian chồng xếp trong quá khứ, hiện tại, thậm chí tương lai:
Một ngày, tôi chợt nhận thấy cuộc sống thật là buồn chán và tẻ nhạt. Năm đó tôi tám tuổi.
Sau này, tôi cũng nhiều lần thấy cuộc sống đáng chán khi thi trượt ở tuổi mười lăm, thất tình ở năm hăm bốn, thất nghiệp ở tuổi ba mươi và gặt hái mọi thành công ở tuổi bốn mươi.
Đó là cái ngày không hiểu sao tôi lại có ý nghĩ rằng cuộc sống không có gì để mà chờ đợi nữa.
Rất nhiều năm về sau, tôi được biết các triết gia và các nhà thần học vẫn đang loay hoay đi tìm ý nghĩa của cuộc sống và tới Tết Ma Rốc họ cũng chưa chắc tìm ra.
Nhưng năm tôi tám tuổi, tôi đã thấy cuộc sống chả có gì mới mẻ để khám phá [5; tr.8-9].
Có thể thấy, không - thời gian trong truyện Nguyễn Nhật Ánh không những đa dạng mà còn được tổ chức linh hoạt. Nhờ đó, nhân vật có thể xuất hiện, tồn tại trong nhiều thời đoạn. Tâm trạng, tính cách của nhân vật cũng được khắc họa rõ nét, sinh động hơn. Các sự kiện, tình tiết cũng trở nên phong phú, hấp dẫn hơn. Có thể khẳng định, tổ chức không-thời gian là một thành công trong nghệ thuật trần thuật của Nguyễn Nhật Ánh.