Xét về mặt ngữ âm, từ vựng trong truyện Nguyễn Nhật Ánh, truyện dài
12 chương Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là tác phẩm thể hiện một cách sinh
động nhất sự tài hoa của ông trong việc sử dụng ngôn từ. Cho tôi xin một vé đi
tuổi thơ được viết theo phong cách hoàn toàn mới lạ, mạng dụ ý của tác giả
khi viết về đề tài tuổi thơ và thực sự mang một phong cách tự sự hiện đại rất rõ nét. Ông viết theo cách người kể chuyện là nhân vật cu Mùi, hình thức kể là của cu Mùi khi còn nhỏ, và một ông Mùi khi đã đi quá nửa đời người là người nhận xét, đánh giá về tất cả, bằng lối xây dựng nhân vật qua hành động và đối thoại độc đáo.
Tác giả dùng cách diễn đạtĐảo ngữ, miêu tả những sự việc ở hiện tại để
kể chuyện xảy ra trong quá khứ, liên tưởng các sự việc đã xảy ra để rồi dẫn người đọc trở lại hiện tại. Điều này làm cho người đọc thích thú và bị lôi cuốn vào các chuỗi sự kiện liên kết giữa quá khứ và hiên tại:
Con Tí sún hồi tám tuổi là đứa hiền lành, chậm chạp, không giỏi khoa ăn nói. Bây giờ nghe cách đối đáp thông minh và thật thà của nó, tôi nghĩ nếu đi làm MC chắc chắn nõ sẽ là MC số một. Ở đời, lắm kẻ thông minh, cũng lắm người thật thà. Nhưng người nhiều thông minh thường ít thật thà. Và người nhiều thật thà lại ít thông minh. Thông minh bao giờ cũng khéo ăn khéo nói khéo ứng xử, mà điều gì khéo quá thì thường kém chân thật, khổ thế!
Con Tí sún là trường hợp đặc biệt. Nó vừa thông minh vừa thật thà. Nói cách khác nữa, nó thật thà một cách thông minh [5, tr. 53]
Đoạn hội thoại đảo ngữ, thông minh, vui vẻ khi cu Mùi và Tí sún gặp lại nhau.
Xuyên suốt tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Nguyễn Nhật Ánh trung thành với phong cách khẩu ngữ tự nhiên. Qua những cuộc đối thoại của các nhân vật, Nguyễn Nhật Ánh cho các nhân vật của mình giao tiếp thân mật, trong mối thân tình bạn bè, anh chị em, không khách sáo, Tí sún khi gặp lại, vẫn cách nói chuyện đầy vui tươi và hồn nhiên:
Tôi hỏi nó:
- Có phải em đến đây vì bài viết của anh… - Đúng rồi.
- Vậy chắc em đã biết là anh từ bỏ ý định lôi chuyện ngốc nghếch hồi bé ra bêu riếu.
– Tôi nói như hôm trước nói với con Tủn, lưu loát và cay đắng – Anh quyết định thay đổi tên nhân vật…
- Chính vì vậy mà em đến đây. – con Tí sún cắt ngang lời tôi. Tôi khoát tay:
- Em yên tâm đi, không có con Tí sún nào trong bài viết của a hết - Ý em không phải thế!
luôn bài viết này?
- À, không! – Con Tí sún kêu lên bằng giọng của một con mèo bị khép tội oan ( Vì thực tế tụi vừa chén sạch đĩa cá chiên của tôi là hai con mèo khác có tên là H và T.- Chú thích: H và T tức là Hải cò và Tủn) [5, tr.69]
Những từ khẩu ngữ giàu hình ảnh, sinh động, mang sắc thái biểu cảm cao đã được Nguyễn Nhật Ánh vận dụng khéo léo, lôi cuốn người đọc. Phong cách khẩu ngữ của Nguyễn Nhật Ánh càng hiệu quả hơn, hay hơn khi tác giả sử dụng những đoạn đồng dao trong việc học bảng chữ cái, khéo léo biến tấu nó làm cho các mẫu đối thoại trở nên sinh động hơn:
Cô giáo dạy tôi:
- O tròn như quả trứng gà Ô thì đội mũ, ơ là thêm râu. ...
Thấy tôi lúng búng hàng buổi, cô giáo thương tình - O tròn như quả trứng gà
Ô thì đội mũ, còn chữ gì là có râu? Tôi mừng quýnh
- Thưa cô chữ ơ ạ.
Một nhà thông thái nào đó đã dùng từ mặt để chỉ con chữ. Mặt chữ - một cách nói tuyệt vời. [5, tr. 45]
Nhưng có lẽ, biện pháp so sánh tu từ là được Nguyễn Nhật Ánh sử dụng nhiều nhất, gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ để khiến cho những suy nghĩ của Cu Mùi trở nên già dặn và khác thường hơn: Trơ ra như
khúc gỗ [5, tr.3],Giống như một con cừu còn thức thì người chăn cừu không yên tâm chợp mắt vậy [5, tr.7], Mặt đực ra như bị thằn lằn ị trúng mặt [5, tr.14], Mắng như tát nước vào mặt [5, tr.15], Giữ gìn tập vở là thiêng liêng
phóng phi thuyền lên mặt trăng [5, tr.25], ... Mẹ tôi nói giống như người phương Tây sáng tác ngạn ngữ. Người Pháp nói “Bạn hãy cho tôi biết bạn đọc sách gì, tôi sẽ nói bạn là người như thế nào!”. Câu nói của mẹ tôi cũng đại ý như thế “Bạn hãy cho tôi biết con gái bạn làm việc nhà như thế nào, tôi
sẽ nói bạn là ai!”. [5, tr.26], Tiêu chuẩn bé như con kiến [5, tr.27], Gật đầu
như máy [5, tr.37], Vào tai này lại ra tai kia nhanh như chớp [7, tr.45]. Hơn
thế nữa, phép so sánh đã được sử dụng tài tình và biến đổi khéo léo phủ hợp với phong cách khẩu ngữ của ông.
Bên cạnh đó, Nguyễn Nhật Ánh đã sử dụng điệp từ / điệp ngữ để nhấn mạnh ý, và diễn đạt cảm xúc:
… Hồi bé, hẳn là bạn cũng có hằng hà những câu hỏi “tại sao” khiến ba mẹ bạn vô cùng bối rối. Tại sao khi mưa trời lại có sấm sét? Tại sao tóc chỉ mọc ở trên đầu? Tại sao chúng ta lại ăn Tết? Tại sao đường lại ngọt còn muối thì mặn? Tại sao máu có màu đỏ? Tại sao con cò khi ngủ lại co một chân? Tại sao đàn ông có vú? Tại sao trái đất quay quanh mặt trời? [5, tr.96].
Điệp ngữ Tại sao được tác giả sử dụng 9 lần nhằm ấn mạnh về các câu hỏi vì sao của những đứa trẻ thông thường, nhấn mạnh nhằm tách mình ra khỏi chúng.
Hay như:
- Em thích thế.
- Anh nghĩ chồng em thích thế thì đúng hơn.
- Đúng rồi. Em thích thế là vì chồng em thích thế [8, tr.53].
Cách thiết lập đoạn hội thoại đầy dí dỏm nhưng cũng không kém phần cảm động trong cuộc gặp gỡ giữ “hai vợ chồng một thời” cu Mùi và Tí Sún:
Những giọt nước mắt của con Tí sún rơi xuống trái tim tôi. Tôi xụi lơ như người chết rồi:
- Anh sẽ không đốt bản thảo? - Anh sẽ không đốt
- Anh sẽ không xé nó. - Anh sẽ không xé.
- Anh vẫn giữ nguyên tên nhân vật? - Anh vẫn giữ nguyên. [8, tr.55, 56]
Cũng như ông đã khai thác khéo léo tác động tích cực và khả năng diễn tả của từ láy trong một số đoạn hội thoại:
- Vẫn không sao ba à. - Hải cò hớn hở khoe – Con đập nhau với tụi nó
mà quần áo vẫn lành lặn, thẳng thớm...
- Đồ khốn! – Tôi quát lớn, không cho Hải cò nói hết câu – Đánh nhau mà không rách áo, trầy chân, bầm mặt mà cũng gọi là đánh nhau hả?
Sự giận dữ bất ngờ của tôi làm Hải cò nghệt mặt một lúc. Nó chẳng biết
phản ứng thế nào ngoài việc ấp a ấp úng:
- Dạ... dạ... ủa... ủa...
- Dạ dạ ủa ủa cái gì! Con thiệt là đứa hư hỏng! Con làm ba xấu hổ đến chết mất thôi!
Con Tí sún, vợ tôi, bắt đầu cảm thấy hoang mang trước lối dạy con của tôi: - Ông à, con nó biết giữ gìn như thế là tốt rồi.
- Bà thì biết cái gì! – Tôi nạt con Tí sún, nước miếng bay vèo vèo may
mà không trúng mặt nó – Đánh nhau chứ có phải đi dự tiệc đâu! Đánh nhau mà quần áo sạch sẽ thế kia thì có nhục cho tổ tiên không kia chứ! Tôi đấm
ngực binh binh:
- Ôi, chẳng thà nó chém tôi một dao cho rồi! Con ơi là con! Mày ra đây mà giết ba đi này con! [5, tr.13]
Ngoài ra trong truyện Nguyễn Nhật Ánh rất tích cực sử dụng từ láy, như:, điên điên, hồi hộp, khăng khăng, sâu sắc, ngẩn ngơ, mỹ miều, lúng túng,
vung vít, be bé, suôn sẻ, qua quít, vẩn vơ, dịu dàng hoan hỉ, tuốt tuồn tuột, bù lu bù loa, hiu hiu, tủm tỉm, ngổ ngáo, lởn vởn, lúng búng, khốn khổ khốn nạn,
bán tín bán nghi, te tua, nhanh nhảy, tất tần tật,... sử dụng nhiều và sử dụng
lặp đi lặp lại nhiều lần qua các chương truyện, làm tăng tính sinh động cho những đoạn thoại.
Một điểm mạnh nữa của Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là khả năng gây cười. Ở nhiều cung bậc khác nhau. Có cảm giác là trong tâm thức của Nguyễn Nhật Ánh đầy ắp các chất liệu gây cười và ông luôn biết cách tạo ra tình huống nực cười hay dùng những dẫn ngữ, để tạo nên những lời thoại của bọn trẻ bằng những ngôn từ của người lớn như những ông cụ non, để khiến bạn đọc thích thú: thương tích tâm hồn lẫn thể xác, đầu hàng nhục nhã [5, tr 18],
Ôi, tôi lại huyên thuyên [5, tr.20], Bạn ngẫm mà xem. Rồi bạn hãy ngẫm tiếp
[5, tr.27], Tấm lưới hôn nhân đã giăng ra [5, tr.28] Cam tâm chịu đựng [5,
tr.28] Nhu cầu tầm thường của thể xác, nhu cầu cao quý của tâm hồn [5,
tr.28], Lẽo đẽo trong hành lang hiu quạnh của cuộc sống [5, tr.38], Hết sức nghiêm trọng [5, tr 40] Trần gian đầy bụi bặm [11, tr 82]. Nguyễn Nhật Ánh
có một ngôn ngữ văn chương chuẩn mực. Ở đó, ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ đối thoại và văn tả cảnh với những phép từ tượng thanh, tượng hình để mô phỏng, gợi tả những âm thanh trong thực tế như: oang oang, hồi hộp, lấm
lét, gầm gừ, thút thít, ngốn ngấu, nhoay nhoáy, rên hừ hừ, nhai chóp chép, thuộc vanh vách, được lồng ghép vào những câu ngắn, đơn giản mà vẫn biểu
đạt được những sắc thái khác nhau. Chính vì thế, đôi khi các trang văn xuôi cũng gần như thơ. Và chính sự khéo léo trong vận dụng ngôn ngữ, cùng vốn từ ngữ phong phú của mình, ông đã viết lên những tác phẩm hết sức độc đáo.