Với thế giới xung quanh chứa đầy màu sắc, như vần xoay của kính vạn hoa chiếu rọi, hấp dẫn cuốn hút các em với những điều mới lạ, thôi thúc các em khám phá tìm tòi, với hàng vạn câu hỏi vì sao? Chính vì thế mà hệ thống câu hỏi xuất hiện như một đặc điểm cơ bản của ngữ pháp trong truyện Nguyễn Nhật Ánh. Và vô vàn những câu hỏi mẫu câu "tại sao…?", thể hiện sự tò mò đối với thế giới mà các em đang từng ngày khám phá.
Tại sao khi mưa trời lại có sấm sét? Tại sao tóc chỉ mọc ở trên đầu? Tại sao chúng ta lại ăn Tết? Tại sao đường lại ngọt còn muối thì mặn? Tại sao máu có màu đỏ? Tại sao con cò khi ngủ lại co một chân? Tại sao đàn ông có vú? Tại sao trái đất quay quanh mặt trời? [5, tr.51]
Vậy nên, các em như những con chim non nớt đang tập dang cánh ra bầu trời bao la. Mọi thứ đều mới mẻ, chính vì thế nên tất cả những câu hỏi được các em đặt ra, để khám phá, mỗi câu hỏi là vấn đề được đặt ra. Những mẫu câu ghép được vận dụng, rất rạch ròi:
Khi thằng cu Mùi nói với con Hoàng tử bé bằng giọng trách móc:
Mày/là chó chứ tao /đâu phải là chó.Tại sao trong khi tao ngoạm dép thì mày ngoạm bánh hả? [5; tr. 193]
Tin lập luận khi cho Thắm mượn cây bút chì tô:
Mày/tô màu đỏ, tao/tô màu xanh. Lát tao và mày/ đổi nhau.
Mày/ tô màu xanh, tao/ tô màu đỏ. [11; tr. 27]
Nhà văn sử dụng chủ yếu những câu văn đơn giản, không dài dòng kiểu cách, không cách điệu, từ ngữ trong sáng dễ hiểu.