trực tiếp của cái tôi tác giả thường thuộc về những đoạn trữ tình ngoại đề, hay những lời phẩm bình, triết lý. Trong lời trực tiếp của nhân vật lại thường được tìm hiểu ở hai dạng cơ bản là lời đối thoại trực tiếp giữa các nhân vật trong tác phẩm và lời nội tâm của nhân vật khi tự nói với chính mình”[38,
tr.249] .
Tìm hiểu kiểu lời trực tiếp trong tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh, chúng tôi sẽ đi tìm hiểu kiểu lời trực tiếp của nhân vật. Với việc sử dụng ngôn ngữ trẻ thơ, kiểu câu văn ngắn phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi. Tác giả đã tạo ra những đoạn đối thoại đầy thú vị, hài hước.
Tôi cưới con Tí sún chừng năm phút thì lập tức đẻ liền một lúc hai đứa con: thằng Hải cò và con Tủn. Ghét hai đứa nó thì bắt chúng làm con vậy thôi, chứ
thằng Hải cò lớn hơn tôi một tuổi. - Hải cò đâu?- Tôi kêu lớn.
- Dạ, ba gọi con. - Hải cò lon ton chạy tới. Tôi ra oai:
- Rót cho ba miếng nước!
Thấy con Tủn che miệng cười khúc khích, Hải cò đâm bướng: - Con đang học bài.
- Giờ này mà học bài hả? – Tôi quát ầm - Đồ lêu lổng! Hải cò đưa tay ngoáy lỗ tai để nghe cho rõ:
- Học bài là lêu lổng?
- Chứ gì nữa! Không học bài làm bài gì hết! Con ngoan là phải chạy nhảy, trèo cây, tắm sông, đánh lộn! [5, tr.28]
Một phương diện khác của dạng lời văn trực tiếp là lời nội tâm nhân vật được thể hiện trong tác phẩm. “Để tác phẩm có được hiệu quả nghệ thuật
vật. Chính nhờ kiểu lời văn này mà nhân vật bộc lộ rất tinh tế những suy nghĩ, tư tưởng, dòng nội tâm, tình cảm riêng tư của nhân vật”. Với những truyện
ngắn có kết cấu tâm lý, có những suy tư, chiêm nghiệm thì lời nội tâm luôn chiếm một vị trí khá quan trọng.
Tất cả những gì tôi nghe thấy trong lúc đó là / tiếng trái tim tôi đang nện thình thịch trong lồng ngực, không, không phải lồng ngực, nó / đang đập binh binh ở chỗ nào khác, thấp hơn, có thể trái tim tôi / vừa rơi xuống một chỗ nào đó gần dạ dày. [13, tr.127-128].
Nhưng bên cạnh đó còn có những câu ghép, câu phức, những câu văn ngân nga, dài,... chứa đầy tâm trạng trẻ thơ; khi mắc phải lỗi lầm, bị ba mẹ trách phạt, những tâm trạng, nỗi buồn man mác tuổi thơ. Thằng Thiều đi ăn trộm nhà con Xin, bị phát hiện nó xấu hổ, lo lắng, nên câu văn là những mạch bị ngắt quãng, không logic:
Câu văn không liền mạch, tư duy ngắt quãng, ngôn ngữ xáo trộn khi những cảm giác lắng sâu vào tâm hồn các em thành những nét đẹp tự nhiên, những cảm thức ban sơ về tình yêu. “Trong một phút lòng tôi như tan chảy ra
khi bắt gặp ở cô bạn thân yêu cái dáng vẻ ủ rủ thảm sầu không thể nhầm được của kẻ bị số phận thình lình đánh quỵ” [17, tr.180].
Sự đồng cảm xen kẽ với tình cảm chớm nở của suy tư miên man khi rung động xao xuyến tuổi thơ, tình đầu chớm nở gõ cửa trái tim. “Cỏ dưới
chân nó xanh biêng biếc nhưng ánh mắt tôi vẫn bắt gặp những cánh hoa vàng li ti đang kín đáo nở trong nách lá và điều đó cho tôi cảm giác rằng mùa hè khắc nghiệt sắp sửa trôi qua”[17, tr.376].
Những mẫu câu văn thật đa dạng, phong phú, cung bậc tình cảm đan xen, xáo trộn một cách mạnh mẽ, giàu sức chứa, sức gợi, diễn tả thế giới.
So sánh với câu văn viết về thế giới người trưởng thành với câu văn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh, đó là thế giới của hai đối cực khác nhau. Trẻ
em thế giới trong veo với sắc màu tuổi thơ hồn nhiên trong sáng. Tác giả không mất quá nhiều thời gian để đi tìm những từ ngữ để miêu tả, sắp đặt trong giao tiếp như những truyện viết cho người lớn, mà nắm được những đặc điểm chính của ngôn ngữ trẻ thơ, đó là sự hồn nhiên trong sáng, nét tinh ngịch của những đứa trẻ để xây dựng ngôn ngữ mang tính biểu cảm cao, không lựa chọn cách sắp đặt ngôn từ, câu văn, mà mọi thứ thật tự nhiên, như chính bản thân những đứa trẻ.
Chạy theo mạch cảm xúc của trẻ thơ, câu văn không sắp đặt, không khuất mắc, mà trôi chảy theo tuổi thơ chính vì thế nên cấu trúc câu tương tự như những vần thơ:
Ở một nơi nào đó rất xa xôi Có thành phố
như giấc mơ im ắng
đầy bụi bám. Một dòng sông phẳng lặng Một dòng sông Nước như gương lờ trôi. [5, tr.213]
Những câu chữ tựa như vần thơ nhẹ nhàng, như câu chuyện cổ tích kể về tuổi thơ ‘ngày xửa ngày xưa”.
Trẻ em, với vốn từ chưa thật sự phong phú và đa dạng, nên thường những câu chúng nói ra rất súc tích, ngắn gọn, chủ yếu là mẫu câu đơn, các cụm từ chiếm đa số. Nhưng bên cạnh đó là những câu văn hết sức dài dòng, mạch suy tư không logic mà bị chắp nối, đứt đoạn. Điều đó không những không làm cho truyện rời rạc, mà làm nổi bật lên đặc trưng mạch suy tư trẻ
thơ. Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý, trẻ em chưa hình thành mạch tư duy logic, mà chỉ theo tư duy cảm tính, ngôn ngữ chưa hoàn thiện một cách đầy đủ. Chính vì thế nên khả năng biểu đạt còn hạn chế. Bằng tài năng tinh tế của mình, hóa thân vào những đứa trẻ, Nguyễn Nhật Ánh đã tái chế ngôn ngữ thật tự nhiên, giản dị. Và chính những điều bình dị làm nên nghệ thuật ngôn ngữ trẻ thơ trong truyện ngắn Nguyễn Nhật Ánh, thật mới lạ, đặc sắc, đầy sức hút.