Nhân vật được trần thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi pháp tự sự nguyễn nhật ánh (Trang 60 - 65)

Đây là những nhân vật được kể về, là đối tượng chính của hoạt động trần thuật, đồng thời là nhân tố then chốt trong tổ chức tự sự của tác phẩm. Không có nhân vật được trần thuật, tác phẩm sẽ không còn là tác phẩm tự sự.

Trong văn chương nói chung, các tác phẩm tự sự nói riêng, thế giới nhân vật thường hết sức đa dạng. Truyện Nguyễn Nhật Ánh cũng không nằm ngoài đặc điểm này. Khảo sát các bộ truyện, tập truyện của ông, chúng tôi nhận thấy, nhân vật được trần thuật không chỉ xuất hiện với số lượng tương đối lớn mà còn khá đa dạng về loại hình. Chủ yếu trong các tác phẩm của ông là nhân vật con người như trong Mắt biếc, Nữ sinh, Buổi chiều window, Bồ câu không

đưa thư, Hoa hồng xứ khác, Phong có ba người, Thằng quỷ nhỏ, Cậu bé rắc rối, Cô gái đến từ hôm qua… Bên cạnh đó, trong truyện của ông còn có nhân

vật là con vật như trong Tôi là Bêtô, Chúc một ngày tốt lành, Có hai con mèo

ngồi bên cửa sổ, Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng…; có khi còn là những tên

Mặc dù khá đa dạng nhưng nhân vật được trần thuật phổ biến, chủ đạo trong truyện Nguyễn Nhật Ánh là các bạn nhỏ ở tuổi mới lớn. Họ là những bạn nhỏ, những cô cậu học sinh xuất hiện trong hầu hết các tác phẩm truyện của ông. Có điều này là bởi truyện Nguyễn Nhật Ánh chủ yếu viết cho và viết về tuổi mới lớn. Lứa tuổi này vừa là nhân vật chính vừa là đối tượng tiếp nhận chính đối với các sáng tác của ông. Và chính đặc điểm nhân vật được trần thuật này quy định nhiều vấn đề khác trong tổ chức tự sự cũng như thế giới truyện trong các tác phẩm. Chẳng hạn, vì tuổi mới lớn là nhân vật chính đồng thời là độc giả chính nên tác giải phải lựa chọn những điểm nhìn trần thuật, giọng kể, lời văn, tổ chức sự khiện phù hợp với đặc điểm tâm lý, thị hiếu thẩm mĩ và năng lực tiếp nhận của lứa tuổi này.

Ngoài nhân vật được trần thuật là các bạn nhỏ, trong truyện Nguyễn Nhật Ánh còn có nhiều nhân vật khác. Đặc điểm chung của những nhân vật này là họ gắn bó với lứa tuổi mới lớn. Họ có thể là ông, bà nội ngoại như trong truyện Chúc một ngày tốt lành; là bố mẹ anh chị em như trong truyện Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ; là thầy cô giáo trong các truyện Nữ sinh, Bàn có năm chỗ ngồi; thậm chí là những con vật vốn gần gũi, thân quen với trẻ

như trong các truyện Chúc một ngày tốt lành, Tôi là Bêtô,… Nhìn chung,

những nhân vật này không được miêu tả, trần thuật với đúng vị trí của chúng mà chủ yếu được thể hiện qua lăng kính trẻ thơ, qua giọng kể và lời văn hồn nhiên, ngộ nghĩnh. Cho nên, hầu hết đó đều là những nhân vật đáng yêu, mang dấu ấn trẻ thơ rõ nét.

Nhưng năm tôi tám tuổi, tôi đã thấy cuộc sống chả có gì mới mẻ để khám phá.

Vẫn ánh mặt trời đó chiếu rọi mỗi ngày. Vẫn bức màn đen đó buông xuống mỗi đêm. Trên mái nhà và trên các cành lá sau vườn, gió vẫn than thở

giọng của gió. Chim vẫn hót giọng của chim. Dế ri ri giọng dế, gà quang quác giọng gà. Nói tóm lại, cuộc sống thật là cũ kỹ.

Cuộc sống của tôi còn cũ kỹ hơn nữa. Mỗi đêm, trước khi đi ngủ, tôi đã biết tỏng ngày mai những sự kiện gì sẽ diễn ra trong cuộc đời tôi... [5, tr.1]

Như đã nói, truyện Nguyễn Nhật Ánh chủ yếu viết về tuổi mới lớn và viết cho lứa tuổi này. Đặc điểm trên quy định nhiều phương diện trong tổ chức thế giới truyện, trong đó có nghệ thuật xây dựng nhân vật. Nhìn chung, dưới góc nhìn lăng kính trẻ thơ, các nhân vật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh

đều mang dáng dấp của tuổi mới lớn. Chẳng hạn, trong Có hai con mèo ngồi

bên cửa sổ, nhân vật Mèo Gấu được miêu tả như một cậu học trò mơ mộng, si

tình nhưng rất đỗi nhân hậu, bao dung. Bài thơ đầu tiên mèo Gấu làm tặng Áo Hoa là như thế này:

Rù rù rù… Meo... Meo meo meo... Rù rù rù...

Meo meo... rù rù...

Rù rù... meo meo... [8, tr.1]

Còn nhân vật chuột Tí Hon được khắc họa như một cậu bé có số phận bất hạnh nhưng luôn tin yêu cuộc đời, giàu nghị lực và đầy lòng nghĩa hiệp.

Tí Hon sờ tay lên lớp lông đen và trắng của người bạn mới. - Bạn đẹp quá! Bạn mặc áo hoa à?

- Mình đói.

Câu trả lời của nàng chuột lang chẳng ăn nhập gì đến câu hỏi của Tí Hon.

Nhưng Tí Hon không lấy thế làm phật lòng. Nó cọ mõm vào vai bạn: - Bạn đi theo mình. Mình sẽ kiếm thứ gì đó cho bạn ăn.

Từ ngày đó, nàng chuột lang sống chung với cộng đồng chuột trong lâu đài nhà vua [8, tr.10].

Hoặc như trong Tôi là Bêtô, nhân vật chú chó Bêtô được khắc họa như một cậu bé mới lớn hay suy tư, mơ mộng với những "triết lí vụn" rất trẻ con mà cũng thật đáng yêu. Càng lớn tuổi, con người ta càng nói ít đi. Họ nghĩ nhiều hơn [ 7, tr.2].

Bên cạnh nhân vật loài vật, nhân vật người lớn trong truyện Nguyễn Nhật Ánh cũng được xây dựng qua cái nhìn của tuổi mới lớn với những nét tính cách như hồn nhiên, hóm hỉnh, thậm chí hay còn lãng mạn theo kiểu trẻ con. Nhân vật Mùi trong Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là một ví dụ điển hình. Nhờ đó, hệ thống nhân vật được trần thuật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh dù khá lớn và đa dạng nhưng hầu hết đều đáng yêu, gần gũi với trẻ con, nhờ thế mà được các độc giả nhỏ tuổi đón nhận một cách tự nhiên, dễ dàng hơn. Đây cũng là một thành công trong tổ chức nhân vật làm nên sức hấp dẫn lạ lùng của các tác phẩm truyện Nguyễn Nhật Ánh.

Nhìn chung, nhân vật được trần thuật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh khá sinh động, phong phú nhưng chúng gặp gỡ ở điểm chung là gần gũi, thân quen với tuổi mới lớn. Các nhân vật này được miêu tả, tổ chức theo nguyên tắc trẻ thơ hóa để trở nên mang bóng dáng của trẻ thơ. Thành công của Nguyễn Nhật Ánh là đã xây dựng được nhiều hình tượng nhân vật mang những nét tính cách, tâm lí của lứa tuổi mới lớn, giúp độc giả nhỏ tuổi có thể tìm thấy mình trong các nhân vật này. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng làm nên sự thành công cũng như sức hút kỳ lạ của truyện Nguyễn Nhật Ánh đối với lứa tuổi mới lớn, và cả với những tầng lớp độc giả khác.

Tiểu kết Chương 2

Xét trên phương diện tổ chức thế giới truyện, tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh đạt được nhiều thành công quan trọng. Trong tổ chức điểm nhìn trần

thuật, nổi bật trong truyện Nguyễn Nhận Ánh là điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên trong. Trong tổ chức không – thời gian, truyện Nguyễn Nhật Ánh đạt được sự đa dạng, linh hoạt trong việc tổ chức các kiểu không – thời gian gần gũi với tuổi mới lớn. Tổ chức sự kiện, chi tiết trong truyện Nguyễn Nhật Ánh cũng để lại nhiều ấn tượng về sự đa dạng, hiệu quả trong việc sử dụng các sự kiện, chi tiết. Cuối cùng, về tổ chức thế giới nhân vật, truyện Nguyễn Nhật Ánh đạt được nhiều thành công trong việc xây dựng, tổ chức hai kiểu nhân vật là nhân vật người kể chuyện và nhân vật được trần thuật.

Nhìn chung, các phương diện trong thế giới truyện Nguyễn Nhật Ánh đều được xây dựng, sắp xếp, tổ chức một cách có chủ ý nghệ thuật, linh hoạt, hiệu quả, góp phần làm nên sự phong phú cho thế giới nghệ thuật tác phẩm cũng như hấp dẫn của các tác phẩm truyện của ông.

Chương 3. TỔ CHỨC LỜI VĂN TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi pháp tự sự nguyễn nhật ánh (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)