Ngôn ngữ thể hiện tính hiếu động, thích khám phá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi pháp tự sự nguyễn nhật ánh (Trang 69 - 74)

Thông qua ngôn ngữ đối thoại, mỗi nhân vật biểu hiện tính cách riêng. Tính hiếu động, thích khám phá là một trong những tính cách rất tiêu biểu cho trẻ thơ trong hầu hết các truyện.

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là câu chuyện xoay quanh những nhân vật

chính là những đứa trẻ mới chập chững bước vào thế giới của người lớn và bắt đầu tập tành cho giống người lớn: Cu Mùi, con Tí Sún, thằng Hải Cò và con Tủn. Trong tác phẩm này tác giả vận dụng thành công hình thức đối thoại biểu hiện tính cách trẻ thơ qua lớp ngôn từ, vẽ nên những khung trời tuổi thơ, với những lời đối đáp hóm hỉnh, chân thật, mộc mạc không khỏi làm bạn bật cười. Cu Mùi là đứa trẻ hiếu động, ham chơi, thích khẳng định mình với mọi người, cố gắng làm nhiều việc to tát chán ghét cuộc sống cũ kĩ, khuôn sáo, nguyên tắc cứng nhắc của người lớn vì thế nó luôn luôn muốn làm cho cuộc sống bớt tẻ nhạt:

Nếu tôi là trái đất, đôi khi tôi lẩn thẩn nghĩ, tôi sẽ không cam chịu sống

một cuộc sống máy móc và đơn điệu như thế. Tôi sẽ không thèm quay nữa, hoặc là tôi sẽ tìm cách quay theo hướng khác. Mặc cho mọi thứ ra sao thì ra. Nhưng tôi không phải là trái đất. Tôi là thằng cu Mùi. Thằng cu Mùi không lái được trái đất theo ý mình nhưng nó có thể bắt cuộc sống của nó đi theo cái cách mà nó chợt nghĩ ra [5; tr. 98].

Anh cu Mùi - Nhà cách mạng tí hon này đã tiến hành một cuộc đảo ngược thật ngoạn mục là “Đặt tên cho thế giới”

- Này, tụi mày! - Nhà cách mạng tập hợp đám tàn binh của mình lại - Kể

từ hôm nay, tụi mình không gọi con gà là con gà, con chim là con chim, cuốn tập là cuốn tập, cây viết là cây viết nữa...

Con Tí sún ngẩn ngơ: - Thế gọi bằng gì?

- Gọi bằng gì cũng được, miễn là không gọi như cũ! Hải cò nheo mắt:

- Thế gọi cái nón là cuốn tập, cái đầu là cái chân được không?

- Ðược. - Tôi hừ mũi - Mày muốn gọi cái đầu là cái mông cũng được. [5,

tr. 50]

Lớp ngôn từ trẻ thơ giản đơn nhưng ẩn chứa cả một sự sáng tạo mới mẻ, người lớn chúng ta có bao giờ nghĩ rằng mình sẽ đặt tên lại cho thế giới quen thuộc mà chúng ta sống, dám đảo ngược mọi thứ quy củ mực thước đã định sẵn, ắt hẳn rất khó, nhưng đối với cu Mùi và đám bạn của nó điều đó là có thể, để tìm những giá trị của chúng trong thế giới đó. Chúng rất có lý khi cho rằng “Tại sao phải gọi con chó là con chó? Nếu người đầu tiên gọi nó là cái

bàn ủi thì bây giờ chúng ta cũng gọi nó là cái bàn ủi thôi” [5; tr. 53]. Sự sáng

tạo ấy nhằm “Muốn thay đổi một cách gọi, thậm chí nếu được thì đặt tên lại

mẻ, tinh khôi như được sinh ra lần nữa.Chúng tôi đâu có cách nào khác khi chúng tôi còn quá trẻ trong khi thế giới thì lại quá già. [44; tr. 55].

Chúng còn bày ra những trò chơi lý thú, tha hồ sáng tạo và đưa ra những

chuẩn mực rất nghịch đời: “Học bài là lêu lổng. Con ngoan là phải chạy

nhảy, trèo cây, tắm sông, đánh lộn!” [5; tr. 33].

Chúng làm đảo lộn mọi trật tự, quy định mà người lớn đã định sẵn. Vốn bản tính hiếu động thích tìm tòi khám phá chúng còn đi tìm kho báu, tuổi thơ là những cuộc chinh phục những “kho báu” bí ẩn mà người lớn không thể nhìn thấy:

“Tụi mình sẽ vượt biển khơi. Kho báu thường được chon giấu ngoài đảo hoang” [5; tr. 138]

Ước mơ khám phá thế giới, khám phá cuộc sống muôn màu của chúng không chỉ dừng lại ở đó mà chúng tiến hành lập trại nuôi chó hoang:

- Tụi mình sẽ mở một trang trại nuôi chó. - Để làm gì? – Con Tí sún ngơ ngác.

- Tụi mình sẽ huấn luyện chúng thành những con chó thông minh, biết nghe lời.

- Để làm gì? – Tới phiên thằng Hải cò thắc mắc, nó hỏi y hệt con Tí sún.

- Sao lại để làm gì. Sau đó tụi mình sẽ đem bán. Được cả khối tiền! [5;

tr. 185]

Là đứa trẻ say mê với những điều mới mẻ và trí tưởng tượng phong phú, khả năng nổi loạn và làm một cuộc cách mạng đảo lộn trật tự mà người lớn đặt ra để tạo ra giá trị riêng của nó, bằng cách uống nước trong chai thay bằng ly, và ăn cơm trong thau thay bằng chén:

Khi khát nước, tôi không thèm rót nước vô ly nữa. Tôi rót nước vô chai xá xị. Những chai xá xị uống xong, mẹ tôi chất hàng đống trên đầu tủ, chờ bán cho các gánh ve chai. Tôi uống nước trong chai, thấy thú vị làm sao. Tôi

không thèm bới cơm vô chén như trước nay. Tới bữa ăn, trước ánh mắt sửng sốt của ba mẹ tôi, tôi đổ cơm và thức ăn vào chiếc thau nhôm, trộn lên như một món thập cẩm. Rồi bưng cái thau ra ngoài hè, tôi ngồi xổm nhìn ra đường vừa lấy muỗng xúc cơm tọng vô miệng, cảm thấy cuộc sống vô cùng tươi đẹp [5; tr. 98].

Nó còn có những câu hỏi vô cũng ngộ nghĩnh nhưng cũng rất đáng yêu của những đứa trẻ, thích khám phá thế giới.

Tại sao phải gọi con chó là con chó?

Tại sao trái đất xoay quanh mặt trời? [5, tr. 51]

Bằng ngôn ngữ dí dỏm, hài hước, cách kiến tạo hệ thống đối thoại độc đáo, nhà văn xây dựng nhân vật với bản tính hiếu động, thích sáng tạo. Nơi hội tụ tính cách trẻ thơ trong sáng, mạch ngôn ngữ trẻ thơ hồn nhiên, tinh nghịch cứ thế hiện ra.

Và nếu Cu Mùi nổi bật với tính cách hiếu động, không kém phần láu lỉnh, thì Cu Tin trong Đảo mộng mơ cũng là một đứa trẻ hiếu động giàu tưởng tượng nhu cầu khám phá thế giới làm cho cuộc sống bớt tẻ nhạt, khi mà Tin đến: Ở đây chỉ có ba cái: cát, cát và cát. Sông và suối và ao và hồ - tức là cái

thứ tư, cái thứ năm, cái thứ sáu và cái thứ bảy hoàn toàn không có. Nói chung những gì liên quan đến nước đều không có [11, tr.3]. Chỉ đến khi Tin đào một

cái mương nhỏ quanh đống cát, hì hục đổ nước vào đó thì biển mới xuất hiện, và sáng hôm sau thì hòn đảo ra đời. “Tin khuân mấy cây cọ trồng trong chậu

kiểng của ba đặt lên đống cát, thế là hòn đảo có vẻ đã được dời về vùng biển Caribê lắm rồi“ [11, tr.13].

Và thế là thiên đường mộng mơ được tạo lập, ở đó có chúa đảo Tin, chúa đảo phu nhân Thắm và phó chúa đảo thứa Bảy,... thiên nhiên trên đảo khắc nghiệt, mỗi năm có bốn đợt bão lớn nhỏ, và đặc biệt trên hòn đảo đó các chúa

đảo và phó chúa đảo ngày thường nhút nhát nhưng đã hạ được thằng Phàn rất ngoạn mục.

Không sáng tạo ra thế giới mới, hòn đảo mới như cu Mùi, cu Tin, các bạn nhỏ trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh bộc lộ tính cách hiếu động của mình qua những trò chơi, hành động… đặc biệt là nhân vật Thiều.

Tôi theo đám bạn chăn bò chạy nhảy qua những mô đất, nô đùa với trò chơi u, chơi rượt bắt và cuối cùng bao giờ chúng tôi cũng chơi trò ưa thích nhất là thả diều. Cái cảm giác kéo một chú diều giấy chạy ngược gió để sung sướng nhìn nó bay lên, tay không ngừng nới lỏng cuộn dây cước rất giống với cảm giác mình đang nâng đỡ cả bầu trời. Tôi thả hết sợi cước trong tay, cột một đầu dây vào gốc cây dương liễu rồi gối đầu trên khúc gỗ mục, ngửa mặt nhìn lên bầu trời xanh ngắm những cánh diều bay lượn [17; tr. 38].

Mùa hè với những trò chơi bắt ve, bắt kiến, thả diều của anh em Thiều:

Chiều nào đi bắt ve về, mặt mày tôi và Tường cũng đỏ lơ đỏ lưỡng, đầu tóc xác xơ và đỏ quạch như hai cây chổi rơm. Mẹ tôi la một trận, dọa méc ba khiến tôi và Tường sợ xanh mặt nhưng qua hôm sau hai anh em lại trốn ngủ trưa lẻn ra sau hè cầm que đi rảo dọc các bờ rào để ngóng tìm lũ ve đang đồng ca râm ran trên các tàng cây [17, tr.99].

Với ngôn ngữ đơn giản qua lớp màng đối thoại, nhẹ nhàng và hóm hỉnh theo nhiều cách, các nhân vật trẻ thơ trong tác phẩm bộc lộ tính cách hiếu động. Những câu chuyện kì quái của cu Mùi, những cuộc phiêu lưu kì dị của thằng cu Tin, những trò đùa nghịch của anh em Thiều đã giúp ta hiểu thêm rất nhiều về một thế giới trong sáng và hồn nhiên, tất cả những hành động kì quặc đều chỉ nhằm mục đích thoát ra khỏi quỹ đạo quay của ngày thường để đến với tuổi thơ hiếu động mang lại những kỉ niệm ấu thơ đẹp đẽ được thể hiện bằng một văn phong đặc trưng mang đậm chất Nguyễn Nhật Ánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thi pháp tự sự nguyễn nhật ánh (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)