Nhận định chung về các vấn đề liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh bình định (Trang 26 - 29)

4. Giới hạn của đề tài

1.4. Nhận định chung về các vấn đề liên quan

Từ những thông tin về chính sách liên quan đến Luật Đất đai và Luật Bảo vệ và phát triển rừng, cùng với kết quả tổng kết và phân tích các nghiên cứu về giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng, cho phép rút ra một số điểm phục vụ cho nghiên cứu này như sau:

o Nhiều chủ trương, chính sách của Nhà nước và địa phương đã thúc đẩy phát triển nông thôn. Những chính sách này luôn thay đổi để phù hợp với từng giai đoạn lịch sử, nhưng để đưa những chính sách đó đi vào từng vùng, từng dân tộc lại là một vấn đề cần quan tâm. Theo Luật Đất đai 2013, Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài dưới các hình thức giao đất không thu tiền và giao đất có thu tiền sử dụng đất. Đất giao cho các tổ chức và hộ gia đình ở tỉnh Bình Định đã theo đúng tinh thần của Luật Đất đai. Vì thế, những đánh giá ở đề tài này nhằm vào các hoạt động nông, lâm nghiệp diễn ra trên đất và rừng được giao hay khoán, không đánh giá cho những hoạt động phi nông nghiệp khác.

o Giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng là những hình thức quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng đã có nhiều công trình nghiên cứu điển hình trong lĩnh vực này đối với nhiều địa phương và những dân tộc khác nhau. Các nghiên cứu đã đem lại những kết quả khả quan, đã đưa ra những kết quả tương đồng. Cũng có những kết quả chỉ đáp ứng được theo vùng địa lý, lịch sử và tập quán của mỗi dân tộc. Đề tài này cũng sẽ là một nghiên cứu điển hình đặt tại một điểm vùng sâu vùng xa mà người dân tộc thiểu số chiếm áp đảo.

o Quan điểm của đề tài xem hộ gia đình là thành viên cấu thành một cộng đồng. Làng, bản là một hệ thống động với các yếu tố đầu vào là các nguồn tài nguyên, chịu sự tác động của các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội. Quan hệ giữa con người với nguồn tài nguyên là quan hệ nhân quả. Giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng là nội dung cần thiết trong quản lý rừng và khai thác hợp lý các tài nguyên rừng nhằm tăng thu nhập cho người dân, để tạo động lực phát triển kinh tế hộ gia đình một cách bền vững, nâng cao trình độ dân trí cộng đồng, giữ gìn bản sắc dân tộc.

o Thêm nữa, mỗi dân tộc có những phong tục tập quán khác nhau trên tất cả các lĩnh vực: Văn hóa, đời sống, tín ngưỡng và tâm linh,…kể cả việc sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên. Người Bana, H’rê và người Chăm ở Bình Định cũng vậy, họ đã có đời sống phụ thuộc vào rừng và đặc biệt là những cộng đồng này đã và đang có các dự án của Nhà nước liên quan đến quản lý tài nguyên thiên nhiên và cải thiện đời sống cho người dân.

o Sử dụng phương pháp đánh giá có sự tham gia (PRA), nhất là để đánh giá việc thực hiện một chuỗi quá trình các hoạt động liên quan đến phát triển nông thôn, hay quá trình sản xuất nông lâm nghiệp trên đất được giao bao giờ cũng là vấn đề phức tạp. Thứ nhất, vì PRA đối với các quá trình sản xuất nông lâm nghiệp phải kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định mới có

đủ cơ sở thu thập số liệu, điều này so với thực tiễn ở tỉnh Bình Định là một thử thách, khó khăn là ở chỗ các thông tin về đầu vào, đầu ra và tiến trình của các hoạt động sản xuất trước đây chưa đủ để lập một cơ sở dữ liệu. Thứ hai, đánh giá hiệu quả của một dự án giao đất giao rừng không phải là xem xét các thủ tục giao và nhận mà chính là các hoạt động nào diễn ra sau khi giao và nhận, không chỉ một bên mà rất nhiều bên liên quan, không chỉ là chính sách hay quy định từ trên đưa xuống mà còn là nhân văn, truyền thống của cộng đồng. Do vậy, PRA nhằm đánh giá kết quả ở thời điểm hiện nay và tại địa điểm nghiên cứu được hiểu là đặt trong bối cảnh chung của tỉnh Bình Định.

Xuất phát từ nhu cầu cần phải bảo vệ rừng một cách bền vững, đề tài sẽ nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng cho dân tộc thiểu số tại tỉnh Bình Định.

CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh bình định (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)